Chương 1 : TỔNG QUAN
1.7. Một số các nghiên cứu vềviêm phổi táinhiễm
Cho đến nay tại Việt Nam hầu như có rất ít những nghiên cứu có tính chất hệ thống về bệnh VP tái nhiễm ở trẻ em nói chung và đặc điểm lâm sàng của bệnh nói riêng. Đại đa số các nghiên cứu chủ yếu về VP cấp tính ở trẻ em. Một vài khía cạnh lâm sàng của bệnh VP tái nhiễm được đề cập đến các báo cáo gần đây, các tác giả chỉ dừng lại ở mức nhận xét tỉ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và một số ảnh hưởng của bệnh[59].
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh rút ra các dấu hiệu đặc trưng, có giá trị chẩn đốn, mối liên quan giữa lâm sàng và nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh và đây là vấn đề cần được quan tâm hiện nay [60].
Nghiên cứu về VP tái nhiễm được tác giả Đào Minh Tuấn (1997) [61] mô tả khá chi tiết về các triệu chứng lâm sàng và các tổn thương hô hấp qua
nội soi phế quản và phát hiện được các nguyên nhân gây VP tái nhiễm là do dị vật, dị dạng đường thở và phổi. Xác định được các yếu tố liên quan như tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu và cơ địa dị ứng tăng mẫn cảm đường hô hấp [62].
Các nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực này cho thấy các đợt tái nhiễm của VP có bệnh cảnh lâm sàng tương tự như VP cấp, trên cơ sở có những dấu hiệu của tình trạng tái nhiễm, ảnh hưởng đến tồn thân.
Một số tác giả tìm ra những liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với nguyên nhân gây bệnh. Theo nghiên cứu của Mubarak[63] có những bệnh lý kèm theo được coi là yếu tố nguy cơ đối với VP tái nhiễm ở trẻ em như suy dinh dưỡng, còi xương, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, luồng trào ngược dạ dày thực quản...
Điều trị triệt để bệnh lý VP tái nhiễm có nhiều nan giải, chủ yếu do nguyên nhân gây bệnh phức tạp. Tìm nguyên nhân cơ bản của bệnh và nguyên nhân gây bệnh trực tiếp của các đợt viêm tái khó nhiễm thườngkhó khăn [62], [61].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào tìm các ngun nhân của bệnh. Nhờ áp dụng các phương pháp chẩn đoán nhanh, hiện đại (miễn dịch, sinh học, sinh học phân tử…) cũng như các kỹ thuật thăm dò sâu (nội soi phế quản, chụp phế quản, CT, chụp mạch máu phổi) đa số các trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Nghiên cứu của De Schutter [64]cho thấy tỷ lệ nhóm vi khuẩn
Haemophilus influenza chiếm ưu thế 51,2% trong các nhóm vi khuẩn phân
lập gây VP tái nhiễm. Trong nghiên cứu của Đào Minh Tuấn cho thấy hầu hết các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Gram âm chiếm 78,6% và nổi bật là P.aeruginosa (21,4%), K.pneumoniae (16,7%). Theo nghiên cứu của
Pasaoglu[65] nêu rõ dị vật đường thở bỏ quên chiếm một vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây tình trạng tái nhiễm.
Hiện nay ở các nước tiên tiến, kỹ thuật nội soi phế quản đã trở thành một phương pháp không thể thiếu và nhất là áp dụng rộng rãi trong VP tái nhiễm, để thăm dị chẩn đốn và điều trị.
Tại Việt Nam các nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh VP tái nhiễm cịn rất ít, có một vài nghiên cứu về VP tái nhiễm và đánh giá vai trò của nội soi phế quản trong chẩn đốn ngun nhân, trong đó chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ hệ thống miễn dịch của những bệnh nhân này từ đó giúp phát hiện và chẩn đốn sớm các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh ở trẻ em.