ANNA KARÊNINA MÂU THUẪN, SỐ PHẬN
2.1 Đối thoại 1 Khái niệm
2.1.1 Khái niệm
Theo nghĩa thông thường, đối thoại là lời phát ngôn của con người trong khi giao tiếp với nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, đối thoại là hình thức khơng thể thiếu để con người trao đổi thông tin, thể hiện thái độ, tư tưởng tình cảm với nhau. Trong văn học, đối thoại là hình thức ngơn từ xuất hiện từ lâu như một thủ pháp nghệ thuật hàng đầu để tái hiện con người và cuộc sống.
Tác giả Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, cho rằng: “Đối thoại là hình thức nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau”[19,338].
Còn giáo sư Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học viết: “Lời đối thoại gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau”[25,31].
Có ý kiến lại cho rằng: “Đối thoại là tiếng nói, cách đối đáp của nhân vật này nói, nhân vật kia phản ứng ra sao. Qua đối thoại, người đọc không những biết được nội dung của cuộc thoại mà cịn nắm bắt được tính cách, phẩm chất, năng lực, nghề nghiệp, giai cấp, giới tính,…của nhân vật qua cách nó đối đáp”. Đây là một phạm trù được Băkhtin đặc biệt chú trọng, xem là cơ sở nền tảng trong lý thuyết về tiểu thuyết. Theo ông, đối thoại là bản chất thuộc tính của ngơn từ, là bản chất của ý thức, của cuộc sống con người.
Chính sự định hướng đối thoại tạo nên tính văn xi của nghệ thuật đặc thù của tiểu thuyết, đặc biệt thể hiện rõ trong văn xuôi L.Tônxtôi.
Trong các tác phẩm văn học, đối thoại là hình thức ngơn từ có mặt từ rất lâu. Đây là phương tiện thể hiện mối liên hệ giữa các nhân vật, thúc đẩy và phát triển cốt truyện, phản ánh tính cách nhân vật và thái độ của tác giả của các cuộc đối thoại thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Thế giới nhân vật trong tác phẩm tự sự là thế giới đầy âm thanh và màu sắc. Đối thoại của nhân vật xoay quanh các giá trị, những sự đáng giá đúng sai, quanh các mục tiêu mà cuộc sống bắt họ phải lựa chọn. Đối thoại chính là sự trao đổi ý kiến về các sự kiện, các hiện tượng, các quan hệ của đời sống xã hội.
Thành công nghệ thuật đối thoại tùy thuộc vào tài năng và phong cách sáng tạo mỗi nhà văn. Với Tơnxtơi, “giao tiếp và đối thoại giữ vai trị quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật”. Ngồi ra, Tơnxtơi cịn sử dụng phần lớn ngơn ngữ đối thoại để miêu tả, phân tích đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Tônxtôi đã triển khai mạnh mẽ nguyên tắc đối
thoại này trong Anna Karênina, và nhà văn hiện thực này với tài năng của
mình đã xứng đáng là con sư tử của nền văn học Nga.
2.1.2 Khảo sát
Đối thoại trong Anna Karênina được Tônxtôi coi như một công cụ sắc
bén để giải phẫu quá trình tâm lý, diễn tả chiều sâu nội tâm. Các đối thoại ở
Tônxtôi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nghệ thuật độc đáo.
Thơng thường, tiêu chí xác định một cuộc đối thoại trong tác phẩm văn học bao gồm ba yếu tố: chủ điểm đối thoại, số người tham gia đối thoại, thời gian - không gian diễn ra cuộc đối thoại. Vì vậy, chúng tơi dựa vào tiêu chí này để thống kê số lần đối thoại của Anna.
Có thể nói, tiểu thuyết Anna Karênina thuộc loại văn xi tâm lý có tần số đối thoại rất cao. Con số thống kê cho thấy số lượng đối thoại phụ thuộc vào quan hệ giao tiếp và tính cách nhân vật. Qua quá trình khảo sát , nhân vật Anna và Lêvin có tần số đối thoại cao nhất, tương ứng với vai trò nghệ thuật và số lần xuất hiện trong tác phẩm. Tuy nhiên, đối thoại để nhằm giải phẫu quá trình tâm lý, diễn tả chiều sâu nội tâm thì chỉ có Anna là đạt tần số cao nhất. Sau khi thống kê kết quả, chúng tôi thu được tổng số lần đối thoại của Anna như sau:
Phần 1 2 3 4 5 6 7 8
Số lần 36 29 41 78 52 89 172 0
Tổng số 497 lần
Như vậy, cũng như tần số miêu tả chân dung, tần số đối thoại của nhân vật Anna được phân bố không đồng đều giữa các phần. Nếu như nhân vật Natasa trong Chiến tranh và hịa bình, với tổng số lần đối thoại là 69 lần tức gấp 7,5 so với Anna. So với Kitty (281 lần) thì số lần đối thoại của Anna gần như cao gấp đôi.
Với con số kỉ lục về tần số đối thoại, nó đã chứng tỏ Anna là một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ, nồng nhiệt, một tâm hồn luôn khao khát hạnh phúc. Trong các lần đối thoại, Anna luôn luôn làm chủ mình, làm chủ hồn cảnh, một con người ln muốn vượt ra khỏi những quy luật khắt khe, phá vỡ những rào cản cố hữu đi tìm cho mình hạnh phúc đích thực. Nàng muốn được yêu, chiều chuộng như chính tính cách của nàng. Với bao nhiêu lần đối thoại là bấy nhiêu lần diễn ra những chuyển biến tâm lý sâu sắc trong nhân vật Anna. Anna chính là người phụ nữ Nga hiện đại theo quan điểm của Tơnxtơi.