Rào cản phƣơng pháp học tập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các rào cản trong việc rào cản tư duy trực tiếp bằng tiếng trung trong việc học tập tiếng trung của người học giai đoạn trung cấp (1) (Trang 38 - 40)

2.2.2 .Rào cản ngữ pháp tiếng Trung

2.2.3 Rào cản phƣơng pháp học tập

Với một phƣơng pháp học nhàm chán, sáo rỗng chỉ quanh quẩn ở những trang giấy với hàng loạt từ mới và cấu trúc câu cần nhớ, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Sự nhàm chán trong cách học sẽ trở thành một lực cản thực sự và điều đó có thể khiến bạn khơng thể cải thiện các kỹ năng của mình nhƣ mong muốn.

Hạn chế lớn nhất của sinh viên học ngoại ngữ là môi trƣờng học tập ,đối với tiếng Trung cũng vậy.Đa phần sinh viên còn thiếu sự cọ xát, tỷ lệ sử dụng tiếng Việt để tiếp nhận kiến thức trong các học phần tiếng Trung là khá cao.Để học đƣợc tiếng Trung tốt bắt buộc ngƣời học phải có một phƣơng pháp học tập tốt,hiệu quả và phù hợp với bản thân và đòi hỏi phải tạo đƣợc hứng thú cho bản thân.

Qua khảo sát cho kết quả : -Với câu hỏi

Bạn đã có thói quen cần phải chuyển dịch trước khi biểu đạt sang tiếng Trung?

Có 33% bạn đồng ý có thói quen chuyển dịch trƣớc khi biểu đạt sang tiếng Trung và 37% bạn rất đồng ý với thói quen đó.

Bạn chưa hình thành phản xạ tư duy trực tiếp sang tiếng Trung

Có 10% trong tổng số sinh viên cho ý kiến trung lập ,số sinh viên đồng ý với việc chƣa hình thành phản xạ tƣ duy trực tiếp sang tiếng Trung là 29% và có 37 % số sinh viên là rất đồng ý .

Bạn bị ảnh hưởng bởi phương pháp dạy chuyển dịch trên lớp

Có 20% trong số sinh viên cho ý kiến trung lập ,có 27 % số sinh viên đồng ý và có tới 31 %số sinh số sinh viên rất đồng ý với phƣơng pháp học này

Bạn chưa tạo được mơi trường “ tắm tiếng Trung tự nhiên”

Có 30% trong tổng số sinh viên là đồng ý với việc đƣợc tạo môi trƣờng “ tắm tiếng Trung tự nhiên” và 37% số sinh viên là rất đồng ý .

Bạn chưa có thói quen học bằng cách giao lưu, luyện nói với người bản xứ.

Đa số sinh viên đều đồng ý với có thói quen học bằng cách giao lƣu nói chuyện với ngƣời bản xứ.

Biểu đồ 2.3 .Kết quả khảo sát phƣơng pháp học tập của sinh viên viện Hợp tác Quốc tế

Chuyển dịch là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngơn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tƣơng đƣơng - bản dịch.

Ở giai đoạn trung cấp ngƣời học còn chƣa tiếp xúc với tiếng Trung đủ nhiều để có thể dịch sang tiếng Trung một cách nhanh chóng mà hầu hết họ phải mất thời gian sắp xếp lại câu cú ,ngữ pháp,.. trƣớc khi dịch chuyển sang tiếng Trung .Khi phải biểu đạt nội dung có từ Hán Việt, ngƣời học giai đoạn này thƣờng tìm ngay từ tƣơng ứng trong tiếng Trung và sử dụng mà chẳng quan tâm xem ý nghĩa và cách dùng hay ngữ pháp của chúng có tƣơng đƣơng với nhau khơng.

Ví dụ 1: Xin cứ tự nhiên nhƣ ở nhà.

Dịch sai:请自然,就像在自己家里一样。

Sửa:请随意,就像在自己家里一样。

Ví dụ 2: Anh ta tự nhiên lại nổi giận với tơi. Dịch sai:他自然跟我发脾气。

Sửa:他莫名其妙跟我发脾气。

Nếu khơng có thói quen chuyển dịch hay tƣ duy dich trực tiếp trực tiếp sang tiếng Trung sẽ rất dễ mắc các lỗi dịch sai lầm nhƣ vậy.Và hơn nữa khi hình thành đƣợc tƣ duy chuyển dịch trực tiếp sang tiếng Trung cũng sẽ giúp chúng ta giảm bớt thời gian khi dịch chuyển.

Ngôn ngữ cần luyện tập thƣờng xuyên. Nếu không dành thời gian cho việc học ( học trên lớp, học từ đời sống hàng ngày) hoặc không thƣờng xuyên sử dụng ngôn ngữ sẽ khiến bạn bị lãng quên. Hoặc nếu bạn có dành thời gian để học ngoại ngữ nhƣng không sử dụng thƣờng xuyên sẽ cũng khiến bạn dễ quên và lƣợng từ mới bạn đã học sẽ đƣợc coi là “từ vựng bị chết”. Cách đây hơn một thế kỷ, Ebbinghaus, bác sĩ tâm thần ngƣời Đức phát hiện ra con ngƣời có xu hƣớng qn thơng tin theo cơ chế đƣợc gọi là "đƣờng cong lãng quên". Theo đó, khi bắt đầu tìm hiểu thơng tin mới, con ngƣời sẽ nhớ cực kỳ tốt nhƣng sau nhiều ngày kiến thức sẽ rơi rụng dần và quên hết tất cả.

Ebbinghaus cho rằng để chống lại "đƣờng cong lãng quên", con ngƣời phải xây dựng thói quen xem lại kiến thức đã học ( tức là thƣờng xuyên sử dụng ngôn ngữ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các rào cản trong việc rào cản tư duy trực tiếp bằng tiếng trung trong việc học tập tiếng trung của người học giai đoạn trung cấp (1) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)