Một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân alzheimer giai đoạn nặng (Trang 35 - 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc bệnh

Chất lượng cuộc sống trong bệnh Alzheimer (Quality of Life in Alzheimer's Disease/QOLAD)

Thang điểm gồm 13 câu hỏi, tổng điểm từ 13 đến 52, điểm càng cao tương đương với chất lượng cuộc sống tôt hơn.

Các lĩnh vực bao gồm thể lực, năng lượng hoạt động, tâm trạng, điều kiện sống, trí nhớ, gia đình, hơn nhân, bạn bè, bản thân, khả năng làm việc nhà, khả năng giải trí, tiền nong, cuộc sống nói chung.

Câu trả lời với 4 lựa chọn: Kém (1 điểm), tạm ổn (2 điểm), tốt (3 điểm), tuyệt vời (4 điểm).

Những nghiên cứu trước đây cho thấy độ tin cậy của QOL-AD theo chỉ số alpha của Cronbach là 0,82 [70]. Thang điểm được dùng cho bệnh nhân sống tại gia đình, sống tại trại dưỡng lão, sa sút trí tuệ do các nguyên nhân khác như bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy. Thang điểm này cũng dùng để đánh giá chất lượng cuộc sống người chăm sóc bệnh nhân [71].

1.5. Một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc bệnh Alzheimer tại Việt Nam Alzheimer tại Việt Nam

Năm 2005, Nguyễn Kim Việt trong luận án "Nghiên cứu chẩn đoán bệnh Alzheimer" đã nêu lên những đặc điểm lâm sàng thường gặp của bệnh Alzheimer. Triệu chứng sớm, đặc trưng là suy giảm trí nhớ về các sự kiện mới, giảm khả năng quản lý tài chính và nội trợ. Ở giai đoạn tồn phát, suy giảm trí nhớ lan tỏa, vong ngơn, vong tri, vong hành, rối loạn định hướng đa dạng và trầm trọng xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân [72].

36

Trương Quang Trung (2011) khảo sát 153 người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ nhận thấy gánh nặng vừa và cao gặp 25,5%, gánh nặng là yếu tố dự báo cho chất lượng cuộc sống thấp. Tác giả kết luận chất lượng cuộc sống người chăm sóc ở Việt Nam thấp hơn các nước phương Tây nhưng cao hơn Ấn Độ [73].

Nguyễn Bích Ngọc (2013) nghiên cứu 120 bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc của họ kết luận bộ câu hỏi gánh nặng chăm sóc Zarit (Zarit Burden Interview/ZBI) có độ tin cậy ở mức cao, điểm số thang Zarit có liên quan chặt chẽ với chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh nhân theo bảng kiểm thần kinh-tâm thần (Neuro Psychiatric Inventory/NPI) [58],[74].

37

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân alzheimer giai đoạn nặng (Trang 35 - 37)