lý vụ án, Thẩm phán triệu tập các đương sự trong vụ án để họ thực hiện việc tự khai. Nhiều đương sự không biết tự khai những nội dung gì, nên Thẩm phán cần hướng dẫn các đương sự tự khai về các vấn đề cần chứng minh trong vụ án. Trong vụ án hơn nhân gia đình, tuỳ vào loại tranh chấp thuộc trường hợp nào được quy định tại Điều 28 BLTTDS và trên cơ sở yêu cầu của đương sự mà Thẩm phán hướng dẫn cho phù hợp.
2.2.4. Yêu cầu đương sự viết bản tự khai và giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ tài liệu, chứng cứ
Trong vụ án về ly hôn, cần hướng dẫn các đương sự tự khai về quan hệ hôn nhân như thời điểm kết hôn hoặc chung sống, có đăng ký kết hơn hay khơng, thời điểm phát sinh mẫu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân, sau khi xảy ra mâu thuẫn thì vợ chồng sống chung hay sống riêng… Về con chung thì có bao nhiêu con; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của từng con; ai là người đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; nguyện vọng và đề nghị nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng như thế nào?… Về quan hệ tài sản của vợ chồng thì có những tài sản gì chung, riêng; nguồn gốc của tài sản, ai đang quản lý sử dụng; những tài sản nào nguyên đơn, bị đơn đã thỏa thuận được và chỉ u cầu tịa án cơng nhận? Nếu khơng thỏa thuận được thì yêu cầu phân chia thế nào đối với tài sản…? Về cơng nợ thì vợ chồng có nợ ai khơng, có ai nợ vợ chồng khơng, yêu cầu giải quyết như thế nào… Về công sức có u cầu trích chia công sức trong thời gian chung sống cùng gia đình chồng hoặc vợ không, cụ thể yêu cầu ra sao? Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì hướng dẫn họ tự khai về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết về quyền và nghĩa vụ của họ.
Trên cơ sở yêu cầu của đương sự và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán căn cứ vào Điều 28 BLTTDS để xem xét yêu cầu đó thuộc trường hợp nào mà điều luật quy định. Từ đó xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án Hơn nhân gia đình một cách chính xác.
Theo quy định tại Điều 28 BLTTDS thì các tranh chấp về Hơn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án gồm nhiều loại tranh chấp. Trong thực tế, các Toà án thường phải giải quyết tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là phổ biến. Đối với loại tranh chấp này, tuỳ từng vụ án cụ thể nhưng thường phải giải quyết 03 mối quan hệ là quan hệ tình cảm; quan hệ con chung; quan hệ tài sản. Để giải quyết 3 mối quan hệ nêu trên theo yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án thì Thẩm phán phải xác định được các vấn đề cần chứng minh, chứng cứ, nghĩa vụ chứng minh của các đương sự.
Về nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh là thuộc về các đương sự nên khi đương sự đưa ra yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của người khác phải đưa ra các căn cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nếu họ không đưa ra được chứng cứ để chứng minh thì họ phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ theo quy định tại điều 91 BLTTDS trừ những sự kiện, tình tiết khơng phải chứng minh. Do đó, về quan hệ hơn nhân phải chứng minh được rằng quan hệ hơn nhân đó có hợp pháp hay khơng? tình trạng mâu thuẫn vợ chồng có thực sự trầm trọng hay chỉ là những mâu thuẫn nhất thời, nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật của vợ chồng. Về vấn đề con chung thì phải chứng minh điều kiện vật chất và tinh thần của vợ, chồng, khả năng nuôi con chung là người chưa thành niên của bên vợ hoặc chồng.
Về quan hệ tài sản phải chứng minh vợ chồng có tài sản gì chung, tài sản gì riêng và yêu cầu của họ như thế nào?. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải đưa ra chứng cứ đề chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.