không thống nhất về mâu thuẫn vợ chồng dẫn đến việc ly hôn, khả năng nuôi con chung và nguồn gốc phát sinh tài sản vợ chồng, nghĩa vụ đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu của họ. Trong trường hợp này để tìm ra sự thực khách quan của vụ án và có quyết định đúng đắn, Thẩm phán cần tiến hành biện pháp cho đối chất giữa các bên đương sự theo từng vấn đề có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự hay giữa các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trước khi tiến hành buổi đối chất Thẩm phán cần lên kế hoạch cụ thể. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tồ án ghi biên bản đối chất để xác định các vấn đề mà đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất.
Trong vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, tranh chấp về tài sản đòi hỏi Thẩm phán phải sử dụng chứng cứ và đánh tài sản đòi hỏi Thẩm phán phải sử dụng chứng cứ và đánh giá chứng cứ một cách toàn diện, khách quan. Tuy vậy, có những tài liệu chứng cứ mà nếu khơng có sự kết luận khoa học của cơ quan chun mơn thì Tịa án khơng thể quyết định được như giám định chữ ký, chữ viết như trong giấy biên nhận vay tài sản (tiền), hoặc chuyển nhượng tài sản chung của vợ chồng mà người vợ, người chồng cho rằng mình khơng thực hiện giao dịch vay tài sản hoặc giao dịch chuyển nhượng tài sản đó nhưng lại có chữ ký của họ trong giấy biên nhận vay tài sản hoặc hợp đồng chuyển nhượng tài sản.
Trong vụ án ly hơn có tranh chấp về tài sản, đặc biệt là khi chia nhà đất thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ là rất quan trọng. Thẩm phán phải ra quyết định và xuống tận hiện trường nơi có đối tượng tranh chấp là nhà đất đó để nắm rõ nội dung, tính chất, đặc điểm, kích thước, hiện trạng…. của đối tượng tranh chấp nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, tồn diện và chính xác.
Khi tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ thì Thẩm phán phải tuân theo quy định tại Điều 101 BLTTDS. Thực tiễn xét xử việc xem xét, thẩm định tại chỗ đối với các vụ án tranh chấp về hơn nhân gia đình có u cầu phân chia là nhà đất thì việc xem xét hiện trạng, đo đạc kích thước, mô tả, vẽ sơ đồ, xác định hướng nhà đất. Nhiều trường hợp khi đo đạc phát hiện có sự khơng thống nhất về số liệu thực tế diện tích thửa đất với hồ sơ kỹ thuật thửa đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản thẩm định xác định sai hướng nhà đất. Trong những trường hợp như vậy đòi hỏi Thẩm phán phải liên hệ với cơ quan chuyên môn để làm rõ tại sao có sự mâu thuẫn về số liệu diện tích đất đó. Diện tích đất có thể rộng hơn hoặc nhỏ hơn so với diện tích đất trên thực tế thì do ngun nhân nào? Diện tích đất rộng hơn có phải do có sự lấn chiếm đất hay khơng? Nếu có thì do ai lấn chiếm và lấn chiếm thời gian nào?
Trong các vụ án về ly hơn ngồi các tài sản là động sản có thể chia bằng hiện vật thì cịn có tài sản là nhà đất của vợ chồng mà khơng phải vụ án nào tịa án cũng có thể chia bằng hiện vật cho cả hai bên đương sự được, nhất là nhà đất ở các thành phố lớn mà diện tích đất ở và nhà ở lại chật hẹp không đủ điều kiện để phân chia cho cả bên đương sự sử dụng hợp lý. Vì vậy, khi chia bằng hiện vật sẽ xảy ra trường hợp một bên được chia bằng hiện vật, còn một bên được hưởng giá trị bằng tiền nên tòa án phải tiến hành định giá tài sản, thẩm định giá tài sản để phân chia theo quy định tại điều 104 BLTTDS năm 2015.
Theo quy định tại khoản 1 điều 104 thì các bên đương sự có quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, có quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Tòa án chỉ thực hiện việc định giá tài sản trong các trường hợp sau:
◦ Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự
◦ Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước.