Phân tích nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 2021 (Trang 47 - 54)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

2.2. Phân tích cổ phiếu HPG

2.2.1. Phân tích nền kinh tế

 Nền kinh tế quốc tế

Năm 2021 tiếp tục là một năm khó khan cho nền kinh tế tồn cầu, do những bất định của dịch Covid-19 chƣa có hồi kết, kéo theo thị trƣờng tài chính nhiều rủi ro gia tăng, thị trƣờng dầu mỏ, giá vàng, đồng USD… có thể biến động thất thƣờng, nền kinh tế thế giới sẽ đối diện với những thách thức đan xen.

Khép lại năm 2020, bức tranh kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm đầy biến động với chủ yếu “gam màu tối” về tăng trƣởng kinh tế. 2020 cũng là năm tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới, thậm chí cịn thảm hại hơn cả cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Nếu nhƣ cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 có khoảng 83,8% nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thối, thì năm 2020 tỷ lệ này lên tới 92,9%. Con số này cho thấy, tác động tiêu cực trên diện rộng của đại dịch Covid-19 khi hầu hết các nền kinh tế đạt mức tăng trƣởng âm.

Theo ƣớc tính của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP toàn cầu năm 2020 giảm 4,3% so với năm 2019, GDP đầu ngƣời theo đó cũng giảm 6,2%. Cũng theo dự báo của WB, năm 2021, tăng trƣởng kinh tế toàn cầu chƣa thể hồi phục nhƣ mức trƣớc khủng hoảng của năm 2019.

- Giá dầu thế giới thấp ở mức kỷ lục:

+ Thị trƣờng dầu mỏ thế giới năm 2020 khởi đầu với mức 61,17 USD/thùng dầu thô – mức giá tƣơng đối cao so với 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, ở phiên giao dịch ngày 20/4/2020 đƣợc ghi nhận nhƣ một dấu mốc lịch sử mới đối với thị trƣờng này khi lần đầu tiên ghi nhận giá dầu ngọt nhẹ của hợp đồng tƣơng lai tháng 5 giảm xuống mức thấp kỷ lục (-40,32 USD/thùng).

+ Nguyên nhân dẫn tới giá dầu mỏ thấp kỷ lục là do cuộc chiến giá dầu mỏ giữa Nga và Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), khi hai bên không đạt đƣợc thỏa thuận và không ngừng gia tăng sản lƣợng của mình, dẫn tới cung dầu mỏ tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, xét từ phía cầu, việc nhiều quốc gia tiến hành việc phong tỏa và giãn cách xã hội đã dẫn tới sự giảm đột ngột trong cầu về xăng dầu. Cùng với lúc đó, các nhà đầu tƣ ký kết các hợp đồng tƣơng lai với kỳ vọng bắt đáy giá dầu mỏ để kiếm lời từ việc chênh lệch giá.

- Thị trƣờng tài chính biến động khó lƣờng:

+ Lo ngại về những tác động của cuộc chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung và ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19 đã khiến giá vàng thế giới có mức tăng khá cao trong lịch sử. Trong tháng 8/2020, giá vàng đã dừng ở mức 2.070 USD/ouce, mức cao thứ 2 trong vòng gần 10 năm qua (sau mức 2.096 USD/ouce vào tháng 8/2011). Mặc dù trong những tháng tiếp theo, giá vàng có xu hƣớng giảm, song đến tháng 11/2020, cùng với diễn biến bầu cử Tổng thống Mỹ, giá vàng lại có dấu hiệu tăng trở lại. Thực tế này phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tƣ về các gói cứu trợ, cùng chủ trƣơng tăng cung tiền nhằm phục hồi nền kinh tế Mỹ.

+ Bên cạnh đó, thị trƣờng chứng khốn thế giới cũng có những biến động khó lƣờng từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu. Trong thời gian từ ngày 6- 18/3/2020, các chỉ số chứng khoán nhiều nƣớc trên thế giới đều giảm hơn 20%. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm 2020, thị trƣờng chứng khoán dần đƣợc phục hồi. Chỉ số Nikkei tại Nhật Bản thậm chí đã đạt mức cao nhất trong 30 năm qua vào ngày 6/11/2020. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang dần thích nghi với tình trạng „‟bình thƣờng mới”.

- Lạm phát toàn cầu vẫn ở mức thấp: Diễn biến của lạm phát trong năm 2020 tiếp tục ở mức thấp, tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát dƣới ngƣỡng mục tiêu đặt ra là 2%, thậm chí có những tháng chỉ số giá cả tiêu dùng thiết lập trạng thái giảm phát, kéo dài liên tục trong một vài tháng nhƣ trƣờng hợp của

khu vực đồng tiền chung EU và Nhật Bản. Trong khi đó, diễn biến lạm phát tại hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (ngoại trừẤn Độ) đã giảm mạnh trong giai đoạn đầu của đại dịch và hiện tại đạt ở mức thấp so với dữ liệu trong lịch sử.

- Chính sách tiền tệ đƣợc nới lỏng để hỗ trợ vực dậy nền kinh tế trong đại dịch:

+ Diễn biến suy giảm của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch khó kiểm sốt, phần lớn các quốc gia trên thế giới đã phải triển khai các gói chính sách hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ. Theo đó, chính sách tiền tệ liên tục đƣợc nới lỏng thông qua việc cắt giảm lãi suất chính sách, tiếp tục thực hiện các chƣơng trình mua trái phiếu với quy mơ lớn, triển khai nhiều chƣơng trình cho vay tín dụng ƣu đãi… Tính đến cuối năm 2020, theo thống kê của Tổ chức Central Bank News đã có khoảng 90 lƣợt cắt giảm lãi suất, trong đó có nhiều NHTW thực hiện cắt giảm lãi suất nhiều hơn 2 lần trong năm.

+ Trong môi trƣờng lãi suất đƣợc cắt giảm liên tục, các NHTW nới rộng thêm các gói nới lỏng định lƣợng QE, thanh khoản trên thị trƣờng toàn cầu khá dồi dào. Trên cơ sở đó, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất cho vay trong nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia đều giảm so với năm 2019.

- Hoạt động sản xuất, dịch vụ, thƣơng mại, đầu tƣ trên toàn cầu giảm mạnh, đặc biệt trong nửa đầu năm 2020:

+ Diễn biến của kinh tế tồn cầu đƣợc thể hiện rõ nét thơng qua các hoạt động và dịng chảy kinh tế. Theo đó, các hoạt động trong khu vực sản xuất và dịch vụ của các nền kinh tế đều bị thu hẹp và đạt mức thấp nhất vào tháng 4 (PMI tổng hợp toàn cầu tháng 4 đạt 26,5 điểm). Cụ thể các chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đồng loạt đi xuống, dƣới ngƣỡng mở rộng kéo dài đến hết tháng 6/2020. Trong đó các hoạt động trong lĩnh vực phi sản xuất thu hẹp mạnh hơn so với khu vực sản xuất.

+ Các hoạt động sản xuất có xu hƣớng mở rộng trở lại kể từ tháng 5 và đạt hơn 50 điểm kể từ tháng 7/2020, cải thiện mạnh mẽ nhất trong tháng 8, 9/2020 và có xu hƣớng

chững lại kể từ tháng 10. Tất cả diễn biến trên phụ thuộc mạnh mẽ vào quyết định hạn chế hay nới lỏng các hoạt động kinh tế, xã hội trong đại dịch của Chính phủ các nƣớc trên tồn cầu. Qua đó sẽ tác động trực tiếp tới sản lƣợng, đơn đặt hàng mới cả trong nƣớc và quốc tế cũng nhƣ việc làm, giá cả… là những chỉ số chính cấu thành nên chỉ số PMI tổng hợp.

Hình 2.2 Ch s PMI toàn cầu giai đoạn 2016 2020

(Ngun: Yadeni Research)

- Chuỗi giá trị toàn cầu bị đứt gãy:

+ Theo ƣớc tính của WB, các hoạt động thƣơng mại toàn cầu đã tăng trƣởng chậm lại, do sự leo thang của cuộc chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung, cũng nhƣ dấu hiệu chững lại của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 mới là nguyên nhân chính đã khiến cho thƣơng mại sụt giảm mạnh nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ II.

+ Việc thực hiện các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới đã dẫn tới gián đoạn trong sản xuất và vận chuyển các đầu vào trung gian trong sản xuất. Sự đứt gãy trong nguồn cung đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng nhƣ các nền kinh tế phụ thuộc.

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2020 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu tăng nhanh hơn so với các cuộc khủng hoảng khác. Cụ thể, cuộc khủng hoảng năm 2008 –2009 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng lên dƣới 1 điểm phần trăm, song mức thất nghiệp trong năm 2020 đƣợc ƣớc tính lên tới mức 7,4% (mức tăng đáng kể so với mức 5,5% của năm 2019). Ƣớc tính riêng ảnh hƣởng của dịch Covid-19 buộc phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và đóng cửa hàng loạt các nhà xƣởng đã khiến lƣợng việc làm giảm 3%.

+ Hệ quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2020 là ngƣời lao động gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm có thu nhập tốt, do đó nhiều ngƣời có xu hƣớng quay trở lại trƣờng học hoặc nghỉhƣu sớm.

 Nền kinh tế vĩ mô trong nƣớc: - Tăng trƣởng GDP:

+ GDP năm 2020 tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011 – 2020 nhƣng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trƣởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm đồng long của toàn bộ hệ thống Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của ngƣời dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.

+ Dịch Covid-19 đƣợc kiểm soát tốt ở trong nƣớc, Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) đƣợc thực thi nên sản xuất cơng nghiệp trong q IV/2020 có sự khởi sắc với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 4,8% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tính chung cả năm 2020, giá trị tăng thêm ngành cơng nghiệp tăng 3,36% so với năm 2019, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82% giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trƣởng chung của ngành cơng nghiệp và tồn nền kinh tế.

Hình 2.3 Tốc độtăng CPI bình quân năm 2020

(Ngun: gos.gov.vn)

+ Bình quân năm 2020, CPI tăng 3,23% so với năm 2019. Lạm phát cơ bản năm 2020 tăng 2,31% so với năm 2019. Năm 2020 lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do giá lƣơng thực, thực phẩm, giá xăng dầu và giá dịch vụ giáo dục tăng. Lạm phát cơ bản so cùng kỳ giảm dần từ mức 3,25% trong tháng 1/2020 về mức 0,99% trong tháng 12/2020. Điều này phản ánh kết quả của điều hành chính sách tiền tệtrong năm 2020.

+ Kinh nghiệm ở các nƣớc phát triển cho thấy lạm phát và thị trƣờng chứng khốn có mối liên hệ nghịch chiều, bởi lẽ xu hƣớng của lạm phát xác định tính chất tăng trƣởng. Lạm phát ở mức thấp nhƣ hiện nay giúp thị trƣờng tài chính dồi dào nguồn vốn, tạo điều kiện mở rộng đầu tƣ cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Lạm phát thấp cịn giúp nhà đầu tƣ cảm thấy hấp dẫn hơn với cổ tức chi trả, khiến đầu tƣ chứng khoán thực sự trở thành kênh sinh lợi.

+ Quý 4/2020 cả nƣớc có 53,95 triệu lao động có việc làm, tăng 623,2 nghìn ngƣời (1,2%) so với quý 3/2020 nhƣng vẫn giảm 0,94% so với cùng kỳ năm 2019. Một số ngành có dấu hiệu phục hồi sau khi kiểm soát đƣợc dịch Covid-19, các ngành có số việc làm tăng nhiều nhất nhƣ: công nghiệp chế biến chế tạo; vận tải, kho bãi; xây dựng; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.

+ Lực lƣợng lao động một số ngành có dấu hiệu phục hồi tăng sẽ tạo cơ hội mở rộng quy mô với các ngành này, trong đó có ngành thép. Nhƣng một hạn chế đối với lao động ngành thép là đang thiếu nhân lực có chất lƣợng cao, khi mà cả nƣớc có khoảng 30 nghìn lao động trong ngành nhƣng số ngƣời đƣợc đào tạo về công nghệ sản xuất thép thì chiếm rất ít.

- Lãi suất:

+ Vào tháng cuối của năm 2020, nhiều ngân hàng đã chủ động tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cả huy động lẫn cho vay. Đây là tín hiệu khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của nền kinh tế sau những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 từ đầu năm 2020. Theo báo cáo tình hình hoạt động các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nƣớc tuần cuối cùng tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND của tổ chức tín dụng tiếp tục xu hƣớng giảm. Hiện lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 3,3 – 3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến dƣới sáu tháng; 4,2 – 6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ sáu tháng đến dƣới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,8 – 6,9%/năm.

+ Từ tình hình thực tế về lạm phát và thanh khoản, dự đốn lãi suất huy động vẫn có thể giảm thêm, tạo điều kiện ngân hàng giảm lãi xuất cho vay, tiết kiệm chi phí vốn hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải cân nhắc liều lƣợng giảm lãi suất bởi hiện mặt bằng lãi suất huy động đang ở mức rất thấp, nên nếu giảm thêm có thể khiến ngƣời gửi tiền rút hết tiền để chuyển sang kênh đầu tƣ khác, đặc biệt là vàng, bất động sản, chứng khoán… làm tăng độ rủi ro cho nền kinh tế. Thời gian gần đây thị trƣờng chứng khoán tăng trƣởng nhanh, thu hút dòng tiền. Dù vẫn ở trong biên độ kiểm

soát nhƣng nếu lãi suất tiếp tục giảm có thể thúc đẩy nhà đầu tƣ đầu tƣ mạnh hơn vào chứng khốn, điều này có thể tạo ra “bong bóng chứng khốn”.

- Thâm hụt ngân sách nhà nƣớc:

+ Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối ngân sách nhà nƣớc thực hiện 8 tháng đạt 881,9 nghìn tỷ đồng, bằng 58,3% dự tốn, giảm 12,4% so với cùng kỳ hàng năm 2019. Về chi ngân sách nhà nƣớc, lũy kế chi ngân sách nhà nƣớc 8 tháng đạt 975,6 nghìn tỷ đồng, bằng 55,8% dự toán, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả, thâm hụt ngân sách nhà nƣớc 8 tháng ở mức 93,7 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 75,7 nghìn tỷ đồng của 7 tháng đầu năm 2020.

+ Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, Nhà nƣớc sẽ nghĩ mọi cách để tận thu, có thể dẫn đến suy kiệt doanh nghiệp, thực tế chính sách tận thu của Nhà nƣớc khiến doanh nghiệp đã yếu càng yếu hơn. Bên cạnh đó áp lực trả nợ cao cũng gây ức chế đầu tƣ kinh doanh, tăng lãi suất, điều này là một tín hiệu khơng hề tốt đối với các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 2021 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)