Phân tích ngành thép

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 2021 (Trang 54)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

2.2. Phân tích cổ phiếu HPG

2.2.2. Phân tích ngành thép

2.2.2.1. Độ nhy cm của ngành thép đối vi chu k kinh doanh

Sản xuất và kinh doanh có quan hệ mật thiết đối với ngành xây dựng cơ bản, bất động sản và sản xuất máy móc cơng nghiệp, đóng tàu và cơng nghiệp quốc phịng. Sản phẩm của ngành gồm hai loại chính là thép xây dựng và thép công nghiệp. Nếu nhƣ sản xuất thép xây dựng có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc với các ngành xây dựng và bất động sản thì thép cơng nghiệp lại có sự tƣơng quan đến tốc độ phát triển ngành cơng nghiệp. Cũng chính vì những mối liên hệđó, mà sự biến động của ngành thép gắn chặt với sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh.

Đặc tính nổi bật của ngành thép là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trƣởng, chính phủ đầu tƣ nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp và ngƣời dân có xu hƣớng bỏ tiền xây dựng nhà xƣởng và nhà ở. Do đó, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao.

Ngƣợc lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thối, các cơng trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì ngƣời dân khơng cịn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ khơng mở rộng đầu tƣ vào các cơng trình cơ sở hạ tầng nhƣ cầu cống, sân bay, bến cảng, trƣờng học, bệnh viện… Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành sụt giảm nhanh chóng.

Các yếu tố xác định độ nhạy cảm của ngành đối với chu kỳ kinh doanh:

2.2.2.2. Phân tích chu k sng ca ngành thép:

Ngành thép mang tính chu kỳ và có thể nhận thấy rõ sự phụ thuộc của ngành Thép Việt Nam vào thị trƣờng xây dựng và bất động sản khi các nhu cầu xây dựng vẫn chiếm tới 65% nhu cầu sử dụng thép ở Việt Nam. Trong các hoạt động xây dựng, xây dựng công nghiệp, hạ tầng và xây dựng nhà dân là các hoạt động có tính tăng trƣởng khá bền vững và chịu ít tác động chu kỳ hơn so với hoạt động xây dựng của khối doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Thị trƣờng bất động sản Việt Nam có mức tăng trƣởng mạnh mẽ ở giai đoạn 2014 – nay với số lƣợng căn hộ bán đƣợc đạt 30000 - 35000 căn hàng năm ở thành phố Hồ Chí Minh, 25000 – 30000 căn ở Hà Nội, tăng rất nhiều so với giai đoạn thị trƣờng đóng băng 2012 – 2013. Mức tăng trƣởng của thị trƣờng bất động sản đƣợc hỗ trở bởi nhu cầu chi tiêu thiết yếu của ngƣời dân. Tỷ lệ đơ thị hóa của Việt Nam tăng cao, cơ cấu dân số dịch chuyển với phần lớn dân số tập trung ở độ tuổi chi tiêu mua sắp nhà ở từ 25 – 45 tuổi tạo ra nhu cầu mua sắm nhà ở lớn. Phần lớn ngƣời dân Việt Nam vẫn coi BĐS là kênh đầu tƣ chính và an toàn đối với các khoản tiền nhàn rỗi của mình.

Theo thồng kê của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - SBV, dƣ nợ tín dụng kinh doanh bất động sản năm 2018 chiếm 7.5% dƣ nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Con số này hiện vẫn thấp hơn dƣ nợ tín dụng kinh doanh bất động sản ở thời điểm đỉnh của chu kỳ bất động sản trƣớc đó (năm 2010) là 9.2%. Tuy nhiên, lại có một vài điểm khác biệt ở thời điểm hiện tại so với giai đoạn trƣớc đó là sự phát triển của tín dụng tiêu dùng cá nhân, cụ thểhơn là tín dụng vay mua, sửa chữa nhà ở chiếm tới 6% dƣ nợ tín dụng tồn

nền kinh tế. Nếu cộng 2 khoản tín dụng này vào thì lƣợng tín dụng dành cho bất động sản đã lớn hơn thời điểm 2010. Rủi ro tiềm ẩn vì vậy cũng đã đáng xem xét, chƣa kể lƣợng dƣ nợ cho vay hoạt động xây dựng chiếm 9% tổng dƣ nợ. Tình trạng sốt đất cũng đã xảy ra ở phân khúc đất nền tại một số địa phƣơng.

Mặc dù những rủi ro về tín dụng là khá rõ ràng, nhƣng tín dụng tăng lên đã là yếu tố khá tự nhiên của các nền kinh tế hiện đại ngày nay, các nƣớc càng phát triển thì dƣ nợ nói chung và dƣ nợ tín dụng tiêu dùng nói riêng sẽ càng tăng cao. Sự phát triển của thị trƣờng bắt nguồn từ nhu cầu thật của ngƣời dân. Ngân hàng nhà nƣớc cũng đã nhận thấy sự phát triển quá nóng của thị trƣờng và có những can thiệp về mặt tín dụng nhƣ việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, dự thảo nâng hệ số rủi ro lên 150% đối với khoản vay mua nhà có giá trị trên 3 tỷ VND. Thị trƣờng bất động sản của Việt Nam theo kịch bản cơ sở có thể có những điều chỉnh nhẹ và tác động sẽ không quá tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và đến ngành thép nói riêng trong khoảng 3 – 5 tới.

2.2.2.3. Phân tích cnh tranh trong ngành thép

 Mối đe dọa gia nhập ngành

- Công nghệ và quy mô sản xuất trong ngành thép nhìn chung là nhỏ và khơng cải tiến nhiều trong những năm vừa qua. Theo ƣớc tính cho thấy có 30% nhà máy sản xuất thép có quy mơ nhỏ và sử dụng công nghệ lạc hậu, 40% sử dụng cơng nghệ với trình độ trung bình. Trong ngành, một số cơng ty đầu ngành có các hoạt động trong những giai đoạn sản xuất hoặc phân phối nối tiếp nhau nhƣ CTCP Tập đồn Hịa Phát, CTCP Tập đoàn Hoa Sen… lợi thế nhờ quy mô thể hiện ở chỗ vừa có kênh phân phối cũng nhƣ có kênh tiêu thụ sản phẩm => Rào cản theo quy mơ TRUNG BÌNH.

- Các sản phẩm thép (chủ yếu là thép xây dựng) có tính tiêu chuẩn hóa cao, do đó có rất ít cơ hội để các doanh nghiệp thép theo đuổi chiến lƣợc cạnh trạnh bằng khác biệt hóa. Vậy sản phẩm của ngành thép khơng có tính dị biệt hóa

- Sản xuất thép là một ngành công nghiệp nặng yêu cầu một lƣợng vốn lớn đầu tƣ vào công nghệ sản xuất, đội ngũ nhân công, hoạt động mua bán chịu cho khách, dự trữ hàng tồn kho hoặc bù đắp lỗ khi mới khởi nghiệp. Yêu cầu vốn cho chi phí cố định cao, ngay cả khi vốn có sẵn trên thị trƣờng tài chính, việc gia nhập các ngành này có rủi ro mất vốn sẽ khiến các đối thủ gia nhập ngành phải chịu lãi suất cao hơn => Rào cản về vốn CAO.

- Việc thanh lý máy móc của doanh nghiệp trong ngành không mang lại nhiều giá trị kinh tế, điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả nhƣ trƣớc, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành => Rào cản về chi phí chuyển đổi CAO.

- Các chủ thể trong hệ thống phân phối thép bao gồm nhà cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý, đại lý bán lẻ và các đơn vị trực thuộc các chủ thể này nhƣ chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng bán lẻ. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có mạng lƣới bán lẻ đƣợc phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nƣớc => Rào cản về sự tiếp cận đến các kênh phân phối TƢƠNG ĐỐI CAO. - Các loại thuế cơ bản của ngành thép là thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên chính

sách thuế liên quan đến thép thay đổi liên tục. Điều này tạo tính chất bất ổn, mang lại nhiều lo ngại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành. Các chính sách đối với ngành thép trong hai thập kỷ qua chủ yếu ƣu tiên và ƣu đãi cao nhất cho các doanh nghiệp nhà nƣớc, có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi và các doanh nghiệp tƣ nhân, tạo ra sự bất định cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép. Các chính sách khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ của nhà nƣớc đối với sản phẩm thép phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo khơng bằng các chính sách khuyến khích đầu tƣ vào xây dựng và bất động sản.

 Rào cản gia nhập ngành ở mức TRUNG BÌNH.

 Cạnh tranh giữa các hãng đang tồn tại ở mức cao

- Hiện tại ngành thép có những mảng lớn đó là thép xây dựng, ống thép và tơn mạ… Ở mảng thép thì HPG đang chiếm thị phần lớn nhất và có quy mơ vốn lớn vƣợt trội so với doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ hai là VNSteel tới gần

2 lần, gấp POM gần 5 lần. Vì vậy, ở mảng thép các doanh nghiệp khác hầu nhƣ không thể cạnh tranh đƣợc. Ở mảng tơn mạ thì HSG đang chiếm thị phần lớn nhất trong nƣớc và hầu nhƣ khơng có đối thủ cạnh tranh ở mảng này. Vì vậy, có thể thấy các doanh nghiệp trong ngành thép khơng hề có sự cạnh tranh gay gắt. Ngành thép Việt Nam đa số là các doanh nghiệp sản xuất ở mức quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất chỉ ở mức trung bình so với thế giới, và đa số chỉ tham gia ở khâu gần cuối của chuỗi giá trị. Do đó, giá trị gia tăng thấp, dẫn tới doanh thu và lợi nhuận không cao. Mặt khác, các doanh nghiệp này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu bán thành phẩm là phôi thép nhập khẩu để sản xuất nên biên lợi nhuận chịu sự chi phối lớn từ biến động giá thế giới => Số lƣợng các doanh nghiệp trong ngành THẤP và có quy mơ NHỎ chỉ trừ một số tập đồn lớn nhƣ Hoa Sen Group, Hịa Phát Group…

Hình 2.4 Th phn ngành thép 2020 sau khi m rng sn xut

(Ngun: ndh.vn)

- Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hƣởng tiêu cực, tác động xấu đến nhiều ngành sản xuất của nƣớc ta từ đầu năm 2020 đến nay, tuy nhiên ngành sản xuất thép trong nƣớc sau 11 tháng vẫn đang duy trì tốc độ tăng trƣởng dƣơng với 2 con số. Theo số liệu thống kê, tháng 11/2020, sản lƣợng thép thô ƣớc đạt hơn 4098 nghìn tấn, tăng 17,4% so với cùng kỳ; thép cán ƣớc đạt hơn

1048 nghìn tấn, tăng 45,8% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc ƣớc đạt 1140,9 nghìn tấn, tăng 30,9% so với cùng kỳ. Những năm qua, ngành thép Việt Nam đã có bƣớc tiến dài, lọt vào top 20 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới.

+ Tốc độ đơ thị hóa cao là một trong các ngun nhân chính làm tăng cầu về thép. Có thể nói tiêu thụ thép của chúng ta chỉ mới nằm ở giao đoạn đầu của quá trình tăng trƣởng.

+ Nếu chỉ xét về khía cạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc thì khơng q gay gắt bởi cơ hội vẫn cịn trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, nếu xét về dài hạn và chính sách của Nhà nƣớc ngày càng mở cửa thì việc cạnh tranh với các sản phẩm từ nƣớc ngoài đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu từ nƣớc ngoài với giá cả cạnh tranh. Hàng rào thuế quan đang ngày càng đƣợc rỡ bỏ sẽ khiến các doanh nghiệp trong nƣớc khó đứng vững => Tốc độ tăng trƣởng và khả năng tăng trƣởng của ngành CAO.

- Tỷ trọng định phí trên tổng chi phí của các doanh nghiệp trong ngành cao. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải bán một số lƣợng rất lớn sản phẩm trên thị trƣờng, vì thế phải tranh giành thị trƣờng, dẫn đến cƣờng độ cạnh tranh tăng lên. Sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành có chịu chi phí lƣu cao. Đặc điểm này khiến nhà sản xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội và do giá bán thành phẩm thép tiếp tục giảm theo xu hƣớng của giá nguyên liệu đầu vào, nguồn cung dồi dào từ trong và ngoài nƣớc sẽ đẩy giá thép xuống sau trong những năm tới. Lƣợng tồn kho thép xây dựng lớn, trong khi giá nguyên liệu lẫn thành phẩm vẫn đang tiếp tục giảm, khiến chi phí trích lập giảm giá hàng tồn kho tăng cao => Định phí và chi phí lƣu kho cao. - Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật của ngành còn thấp: 30% nhà máy sản

nghệ với trình độ trung bình. Với cơng nghệ sản xuất lạc hậu và trung bình, ngành thép đã gây tác động lớn đến môi trƣờng. Mặt khác chi phí sản xuất lớn, khiến sản phẩm thép trong nƣớc sức cạnh tranh rất yếu, thƣờng xuyên bị thép ngoại đe dọa. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã có sự cải tiến về khoa học kỹ thuật, đầu tƣ vào cơng nghệ ví dụ nhƣ:

+ Tập đồn Hoa Sen: dây chuyền sản xuất tơn mạ kẽm dày theo cơng nghệ NOF đóng vai trị chủ lực trong tổng thể dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen – Phú Mỹ là dây chuyền công nghệ tiên tiến trong công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam, đánh dấu bƣớc đột phá về công nghệ sản xuất tôn chất lƣợng cao.

+ Hòa Phát là doanh nghiệp xây dựng duy nhất ở Việt Nam thành cơng với cơng nghệ lị cao liên động khép kín từ quặng sắt đến thép thành phẩm, hay còn gọi là sản xuất thép từ thƣợng nguồn.

 Mức độ cơng suất tăng nhanh chóng qua đầu tƣ lớn THẤP.

- Các doanh nghiệp muốn rút khỏi ngành khó: doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ khơng sản xuất sản phẩm nữa do chi phí cố định đã đầu tƣ ngay từ đầu rất lớn. Mặt khác, khi tiến hành thanh lý tài sản cố định thực hiện khó, doanh thu thanh lý thấp vì thế hãng buộc phải cạnh tranh. Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm => Rào cản rút ra khỏi ngành CAO.

 Cƣờng độ cạnh tranh nội bộ ngành ở mức CAO.

 Sức ép từ những sản phẩm thay thế là rất ít:

- Sản phẩm thay thế cho sắt thép là các sản phẩm từ nhựa, gỗ, tre… Những sản phẩm này chỉ đƣợc áp dụng cho những mơ hình mang tính cá nhân, nhỏ lẻ.

- So sánh về cả độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và sức bền kéo đứt thì nhựa, gỗ đều kém xa thép. Chính những đặc điểm này mang lại ƣu thế cho thép

nhƣ công nghiệp chế tạo. Vì vậy, khả năng nhựa và gỗ thay thế cho thép là rất thấp.

- Thêm vào đó, sản phẩm thay thế cho thép cũng có thể là vật liệu composite với ƣu điểm nhẹ và bền với môi trƣờng. Composite sản xuất theo cơng nghệ mới pultrusion thì có thể composite dùng để thay thế sắt, thép và gỗ trong các kết cấu khung giàn nhƣ xà nhà, dùng để trang trí, làm các cột nhà… Tuy nhiên sản phẩm này chƣa phổ biến và chƣa đáp ứng đƣợc độ bền, giá cả, tính tiện dụng… So với tính phổ biến của thép và phạm vi sử dụng rộng của những sản phẩm thép thì composite cũng khơng thể thay thế đƣợc.

- Do phân khúc sản phẩm ngành thép mang tính đặc thù và có một sự địi hỏi cao về chất lƣợng mà các sản phẩm thay thế khác không thể đáp ứng đƣợc. Hơn nữa, các sản phẩm thép là đầu vào không thể thay thế cho nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và đặc biệt là xây dựng. Vì thế mức độ đe dọa từ sản phẩm thay thế là rất thấp, hay nói cách khác là chƣa có sản phẩm nào có thể thay thế đƣợc loại sản phẩm này ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát triển của ngành hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi nhân tố này.

 Áp lực của sản phẩm thay thế ở mức THẤP.

 Thế mặc cả của ngƣời mua ở mức thấp:

- Khách hàng chủ yếu có nhu cầu sử dụng thép hiện nay là các nhà thầu xây dựng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thép cơng nghiệp: nhà tiền chế, đóng tàu, xà lan, cơng trình cầu cống, các nhà máy gia công cán tole xà gồ… Mức độ tập trung của khách hàng thấp. Các đại lý phân phối dễ làm giá

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 2021 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)