Giảm chi phí sản xuất nhằm tăng doanh thu tối đa hóa lợi nhuận

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu (Trang 43 - 44)

Chương II I: Giải pháp – Kiến nghị

3.1.4. Giảm chi phí sản xuất nhằm tăng doanh thu tối đa hóa lợi nhuận

Qua phân tích trên ta thấy tổng chi phí toàn doanh nghiệp là 24,255,350,135 đồng tăng 8,6% so với năm 2008 tương đương 1,921,371,273 đồng. Trong đó chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất. Để giảm được chi phí trên một đơn vị sản phẩm tạo ra trước tiên phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nguồn lực bằng cách nâng cao năng suất lao động. Đây chính là cốt lõi quan trọng nhất để tiết kiệm chi phí tiền lương, tiền công của công nhân sản xuất như lao động, quản lý nhờ đó giảm giá thành sản phẩm, thu được lợi nhuận lớn. Đối với công tác này yêu cầu phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh.. Tiến hành xây dựng bảng kế hoạch về công việc, thời gian làm việc, só lượng công việc hợp lý.

Giảm chi phí sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong quá trình sản xuất, thông thường tỷ lệ này chiếm khoảng 60 - 70%. Bởi vậy việc tích cực tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm chi phí sản xuất. Trong quá trình sử dụng nguyên liệu cần có những tính toán cụ thể sao cho tiết kiệm tối đa nhất nguồn nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Tận dụng hết công suất thiết bị, giảm bớt chi phí thiệt hại.

Tiết kiệm chi phí quản lý: Chi phí quản lý bao gồm nhiều laoij chi phí như tiền lương của nhân viên quản lý, chi phí văn phòng… Tiết kiệm chi phí này cần chú ý đến vấn đề bố trí bộ máy quản lý, chi phí những khoản không cần thiết.

Trong tình hình hiện nay để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí thì công ty phải xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất phù hợp sẽ tránh được hao tổn về:

Chi phí nhân công. Chi phí nguyên vật liệu.

Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

Chi phí tồn kho nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang.

Để có một kế hoạch sản xuất phù hợp thì phải nắm rõ các yêu cầu sau: Thông thạo và nắm vững lịch sản xuất.

Lập hóa đơn vật liệu.

Bộ phận sản xuất phải lập hóa đơn vật liệu chi thiết cho từng đơn hàng cụ thể bởi sản phẩm được cấu tạo nhiều loại số lượng, chủng loại của từng loại nguyên vật liệu cũng khác nhau. Vì vậy khi tính toánh chính xác hóa đơn nguyên vật liệu thì sẽ làm giảm mức hao tốn nguyên vật liệu một cách đáng kể.

Để thiết kế hóa đơn nguyên vật liệu chính xác bộ phận sản xuất phải phác thảo sản phẩm điển hình từ đó tính toán cho cả đơn hàng.

Phải đảm bảo chính xác trong báo cáo hàng tồn kho. Nếu không biết nguyên vật liệu tồn kho thì không thể hoạch định chính xác lượng nguyên vật liệu cung ứng và cũng không có chính xác tồn kho hợp lý.

Cần tìm hiểu những đơn hàng còn tồn tại.

Nếu tổ chức kiểm soát tồn kho tốt thì sẽ nắm vững được một số đơn hàng còn tồn tại từ đó sẽ chuẩn bị tốt.

Kế hoạch sản xuất cần phân phối thời gian cho mọi bộ phận cấu thành.

Nắm vững thời gian giao hàng để định ra thời gian chờ đợi di chuyển nguyên vật liệu từ kho đến xưởng sắp xếp chuẩn bị và thực hiện cho mỗi bộ phận cấu thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w