Phân theo trình độ Đại học, cao đẳng 22 13,02 21 12,14 22 12,87 0,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm nước khoáng của nhà máy nước khoáng cosevco bang quảng bình (Trang 37 - 42)

-Đại học, cao đẳng 22 13,02 21 12,14 22 12,87 0,00 -Trung cấp 31 18,34 33 19,08 32 18,71 1,60 -Sơ cấp, CNKT 41 24,26 41 23,70 38 22,22 -3,73 -Lao động phổ thông 75 44,38 78 45,09 79 46,20 2,63 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy: nhìn chung lao động của nhà máy 3 năm qua không có biến động nhiều về số lượng lao động. Để hiểu rõ đặc điểm lao động của nhà máy, ta xem xét lao động theo các góc độ phân chia như sau:

- Phân theo giới tính: có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và nữ, số lao động nam gần như gấp đôi lao động nữ. Do tính chất công việc chủ yếu là công nhân, lái xe, bốc vác, vận chuyển hàng hóa cồng kềnh là những công việc chủ yếu dành cho nam giới nên việc bố trí như vậy là khá hợp lý.

- Phân theo tính chất công việc: ta thấy lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số lao động tại nhà máy qua các năm, chiếm 81,29% (năm 2008). Trong khi đó lao động gián tiếp chiếm 18,71%. Qua thực tế hoạt

động, chúng tôi thấy số lao động gián tiếp tại nhà máy còn lãng phí, bộ máy quản lý vẫn chưa gọn nhẹ.

- Phân theo trình độ lao động: xét về cơ cấu lao động theo trình độ thì trong 3 năm qua tỷ lệ lao động có trình độ đại học - cao đẳng ổn định; cán bộ có trình độ trung cấp tăng trưởng nhẹ (1,6%/năm). Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông chiếm đại bộ phận trong tổng số lao động tại nhà máy, chiếm 68,42% (năm 2008).

Nhìn chung, cơ cấu lao động của Nhà máy nước khoáng Cosevco Bang trong 3 năm qua (2006 – 2008) là khá hợp lý, ổn định về số lượng và chất lượng lao động.

2.1.5 Tình hình vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy qua3 năm từ 2006 – 2008 3 năm từ 2006 – 2008

Quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần vốn song tổng vốn kinh doanh cho mỗi giai đoạn trong ngành kinh doanh nước giải khát mang tính mùa vụ cao. Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu chúng tôi chia thành 2 loại vốn đó là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Qua số liệu ở bảng 2.2 ta thấy: Đối với Nhà máy nước khoáng Cosevco Bang thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (chiếm 91,6% năm 2008). Trong đó tài sản cố định chiếm 46,4%, là tài sản đã được đầu tư 1 lần lúc đưa dây chuyền vào sản xuất, thường không có biến động lớn. Còn tài sản dài hạn khác chiếm 45,2%, chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn bao bì.

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản chiếm tỷ trọng thấp, dưới 9,7% và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Nguồn vốn của nhà máy chủ yếu là vốn vay nên tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 91%). Tuy nhiên, trong 3 năm qua tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần, từ 96,1% năm 2006 giảm xuống 91,9% năm 2008 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Và tỷ trọng nguồn vốn

chủ sở hữu trong 3 năm qua được cải thiện hơn, tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, từ 764 triệu đồng (3,9%) năm 2006 lên 1,5 tỷ đồng (8,1%) năm 2008.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về tài chính của nhà máy giai đoạn 2006 – 2008

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) A Tài sản 19.346 100,0 18.384 100,0 18.673 100,0 I Tài sản ngắn hạn 1.871 9,7 1.713 9,3 1.571 8,4 1 Tiền 61 0,3 172 0,9 58 0,3

2 Các khoản phải thu 1.041 5,4 715 3,9 779 4,2

3 Hàng tồn kho 667 3,4 774 4,2 692 3,7 4 Tài sản ngắn hạn khác 103 0,5 52 0,3 42 0,2 II Tài sản dài dạn 17.474 90,3 16.671 90,7 17.102 91,6 1 Tài sản cố định 9.370 48,4 8.673 47,2 8.658 46,4 2 Tài sản dài hạn khác 8.105 41,9 7.999 43,5 8.444 45,2 B Nguồn vốn 19.346 100,0 18.384 100,0 18.673 100,0 I Nợ phải trả 18.582 96,1 17.319 94,2 17.168 91,9 1 Nợ ngắn hạn 17.534 90,6 15.384 83,7 14.849 79,5 2 Nợ dài hạn 1.048 5,4 1.935 10,5 2.319 12,4 II Vốn chủ sở hữu 764 3,9 1.065 5,8 1.505 8,1

(Nguồn: Phòng Kế toán nhà máy)

2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy nước khoángCosevco Bang giai đoạn 2006 – 2008 Cosevco Bang giai đoạn 2006 – 2008

Qua bảng 2.3 ta thấy, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nước khoáng của nhà máy trong 3 năm qua giảm. Năm 2006 là năm đưa lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho nhà máy, qua năm 2007 doanh thu giảm 3,85% (so với năm 2006), năm 2008 giảm 8,49% (so với năm 2007). Tuy doanh thu của năm 2008 giảm nhưng lợi nhuận có tăng (tăng 11,12% so với 2007). Lương bình quân của cán bộ công nhân viên có được cải thiện hơn, năm 2006 là

1,4 triệu đồng/người/tháng thì đến năm 2008 tăng lên 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy giai đoạn 2006 – 2008

Các chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh

2006 2007 2008 07/06 08/07

Tổng doanh thu tr.đ 14.251 13.702 12.539 -3,85 -8,49

Tổng chi phí kinh doanh tr.đ 13.001 12.695 11.420 -2,35 -10,04

Lợi nhuận tr.đ 1.250 1.007 1.119 -19,44 11,12

Tổng số CBCNV người 169 173 171 2,37 -1,16

Lương bình quân/người ng.đ 1.416 1.592 1.505 12,43 -5,46

(Nguồn: Phòng Kế toán nhà máy)

Doanh thu sản phẩm nước khoáng giảm là do sản phẩm của nhà máy trong những năm gần đây gặp phải sự cạnh tranh khá gay gắt từ nhiều hãng nước giải khát có mặt trên thị trường, nhiều sản phẩm nước giải khát mới ra đời đánh vào tâm lý người tiêu dùng làm cho sản lượng tiêu thụ của nhà máy liên tục giảm sút. Bên cạnh đó, một số đại lý có khối lượng tiêu thụ lớn ở khu vực thị trường Quảng Trị và Thừa Thiên Huế rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh khác. Thị phần nước khoáng Cosevco Bang ở khu vực thị trường Hà Tĩnh không được giữ vững là những yếu tố đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm chung của nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NƯỚC KHOÁNG COSEVCOBANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 BANG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm nước khoáng của nhà máy

Hiện tại, nhà máy đang sản xuất và kinh doanh 7 sản phẩm nước khoáng Cosevco Bang. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ chủ yếu là 3 sản phẩm: sản phẩm nước khoáng bình 20 lít, nước khoáng chai thủy tinh 0,46 lít và nước khoáng thủy tinh ngọt 0,46 lít.

Bảng 2.4: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ sản phẩm nước khoáng của nhà máy giai đoạn 2006 – 2008

ĐVT: lít

T

T Tên sản phẩm

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tăng

trưởng bq (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) 1 NK TT 0,46 L 4.083.800 46,77 3.716.900 46,28 2.791.060 38,96 -17,33 2 NK TT 0,37 L 362.712 4,15 329.208 4,10 222.456 3,11 -21,69 3 NK TT ngọt 0,46 L 355.610 4,07 352.190 4,39 525.290 7,33 21,54 4 NK PET 0,33 L - - 4.724 0,06 1.063 0,01 -52,56 5 NK PET 0,5 L 357.564 4,10 337.452 4,20 266.952 3,73 -13,59 6 NK PET 1,5 L 152.856 1,75 145.314 1,81 125.154 1,75 -9,51 7 NK bình 20 L 3.418.260 39,16 3.145.440 39,17 3.231.660 45,11 -2,77 Cộng 8.729.802 100,00 8.031.228 100,00 7.163.635 100,00 -9,41

(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)

Để phân tích cơ cấu sản lượng tiêu thụ các sản phẩm nước khoáng của nhà máy, ta xem xét số liệu ở bảng 2.4 cho thấy: Các sản phẩm nước khoáng bình 20 lít, nước khoáng chai thuỷ tinh 0,46 lít và nước khoáng chai thủy tinh ngọt 0,46 lít là những sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn hơn so với các sản phẩm nước khoáng khác. Năm 2008, sản lượng tiêu thụ sản phẩm nước khoáng bình 20 lít chiếm tỷ trọng lớn nhất 45,11% (đạt 3,2 triệu lít), sản phẩm nước khoáng chai thủy tinh 0,46 lít chiếm tỷ trọng lớn thứ hai 38,96% (đạt 2,79 triệu lít). Sản phẩm nước khoáng thủy tinh ngọt 0,46 lít ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 chỉ chiếm 4,07 nhưng đến năm 2008 chiếm 7,33%. Các sản phẩm nước khoáng còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp.

Để phân tích sản lượng tiêu thụ các sản phẩm nước khoáng giai đoạn 2006 – 2008, ta xem bảng số liệu 2.4:

Từ bảng 2.4 ta thấy: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm nước khoáng của nhà máy qua 3 năm từ 2006 – 2008 giảm. Năm 2006 sản lượng tiêu thụ đạt hơn 8,7 triệu lít, đến năm 2008 sản lượng giảm xuống chỉ còn hơn 7,1 triệu lít (giảm 1,6 triệu lít), tốc độ giảm bình quân là 9,41%/năm. Trong đó, tốc độ giảm bình quân của sản phẩm nước khoáng chai thủy tinh 0,46 lít là 17,33%/năm, là sản phẩm chiếm tỷ trọng rất lớn của nhà máy; các sản phẩm nước khoáng chai thủy tinh 0,37 lít, nước khoáng chai PET 0,5 lít, chai PET 1,5 lít giảm mạnh (trên 9,51%/năm) đã tác động xấu đến tốc độ tăng bình quân chung của nhà máy. Riêng sản phẩm nước khoáng thủy tinh ngọt 0,46 lít có tốc độ tăng bình quân đạt 21,54%/năm nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp.

Nguyên nhân giảm chủ yếu là do sản phẩm nước khoáng của nhà máy gặp phải sự cạnh tranh từ một số sản phẩm mới của các hãng nước giải khát như Tribeco, Sabeco, Number One. Thị phần sản phẩm của nhà máy ở một số khu vực thị trường bị đánh mất, rơi vào tay của một số đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, do tác động xấu của kinh tế thế giới và trong nước đã làm ảnh hưởng đến tâm lý chi tiêu tiết kiệm hơn của khách hàng.

2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm nước khoáng Cosevco Bang trên địabàn Quảng Bình bàn Quảng Bình

Quảng Bình là thị trường lớn nhất của sản phẩm nước khoáng Cosevco Bang, sản lượng tiêu thụ năm 2008 đạt gần 4,9 triệu lít, chiếm hơn 68% sản lượng của nhà máy. Lợi thế của khu vực thị trường này là nơi đặt nhà máy sản xuất nên chi phí vận chuyển thấp, người tiêu dùng khá am hiểu về chất lượng cũng như lợi ích của sản phẩm nước khoáng Cosevco Bang.

Biểu đồ 2.1: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm nước khoáng của nhà máy và trên địa bàn Quảng Bình giai đoạn 2006 – 2008

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm nước khoáng của nhà máy nước khoáng cosevco bang quảng bình (Trang 37 - 42)