Trong quá trình sử dụng các thuật ngữ "khoa học", "công nghệ", "kỹ thuật", đôi khi chúng ta không chú ý đầy đủ đến phân biệt về ý nghĩa chính xác của chúng, cũng như sự thiếu tách bạch giữa các khái niệm “phát minh”? và sáng chế. Tuy vậy việc phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm này còn chưa được thống nhất trong các nhà khoa học và giới nghiên cứu.
Về sự phân biệt kỹ thuật và cơng nghệ, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Charles Edquist, cơng nghệ có một ý nghĩa tổng hợp và thường bao hàm một số những hiện tượng mang đặc trưng xã hội, như trí thức, tổ chức, phân công lao động xã hội, một phạm trù phi vật chất. Và theo ơng thì thuật ngữ kỹ thuật mang một ý nghĩa hẹp hơn. Nó chỉ những yếu tố vật chất và vật thể, chẳng hạn, máy móc, thiết bị và sự tác nghiệp, vận nhành của con người.
Theo ông Jacquyes Perrin, công nghệ là sự tư duy về kỹ thuật; nó bao gồm việc mơ tả, phân tích lịch sử, triết lý về kỹ thuật, định hình các khái niên, đào tạo, truyền bá và hồn thiện các hoạt động kỹ thuật và ơng xem công nghệ là những tri thức được tổ chức, được định hình trên các kỹ thuật.
Tuy nhiên, khơng phải sự phân biệt trên đây đã được hiểu thống nhất trong giới nghiên cứu. Ví dụ. Có một số tác giả lại đưa ra một các hiểu ngược lại. Các tác giả này đưa ra khái niệm "kỹ thuật công nghiệp" và cho rằng khái niệm kỹ thuật công nghiệp rộng hơn khái niệm công nghệ và "bao hàm tất cả các hoạt động (có hệ thống hoặc chỉ đạt được từ thực tiễn) nhằm áp dụng những quy luật khoa học vào sản xuất công nghiệp. Một điều cần quan tâm là các thuật ngữ “công nghệ” và “kỹ thuật” trong các nước sử dụng cũng chưa thống nhất.
Trong nghiên cứu khoa học cũng như trong những hoạt động kinh doanh liên quan đến chuyển giao công nghệ và bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp, những phạm trù này cần được phân biệt một cách chuẩn xác. Một vài khía cạnh so sánh về mặt ý nghĩa giữa khoa học và công nghệ được chỉ ra trong bảng tsau:
Bảng so sánh các đặc điểm khoa học là công nghệ
TT Khoa học Công nghệ
1 Q trình nghiên cứu khoa học mang tính xác xuất
Q trình điều hành cơng ghệ mang tính xác định
2 Hoạt động khoa học mang tính hướng mới, không lặp lại
Hoạt động công nghệ được tập lại theo chu kỳ
3 Sản phẩm khó được định hình trước Sản phẩm được định hình theo thiết kế 4 Sản phẩm mang đặc trưng thông tin Đặc trưng sản phẩm tuỳ theo đầu vào 5 Một khoa học có thể ra đời ngẫu
nhiên
Cơng nghệ ra đời tuỳ thuộc thành tựu khoa học và sức ép của phát triển 6 Lao động với độ linh hoạt và độ
sáng tạo cao Lao động bị định khn theo quy định mang tính thiết chế của cơng nghệ 7 Có thể mang mục đích tự nhân Khơng mang mục đích tự thân
8 phát minh khoa học tồn tại mãi với
thời gian Sáng chế công nghệ tồn tại tiêu vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật
Sự so sánh chỉ trong bảng chỉ là gợi ý cho người nghiên cứu, người làm chính sách và quản lý nghiên cứu những cơ sở phương pháp luận phù hợp với đặc điểm của mỗi loại hình lao động. Trong sự so sánh này; cần lưu ý rằng khái niệm về cơng nghệ với những thuộc tính chỉ trong bảng là những công nghệ đã được xác nhận qua q trình phát triển của khoa học và cơng nghệ, đã được kiểm chứng là khơng cịn rủi ro trong thử nghiệm, nghĩa là đã vượt quạ phạm trù nghiên cứu để bước vào giai đoạn vận hành ổn định, đủ điều kiện để bàn giao cho người sử dụng.
Chương II
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. KHÁI NIỆM
Nghiên cứu khoa học là sự tìm hiểu khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hoặc hiện tượng, phát hiện được quy luật vận động của chúng, đồng thời vận dụng những quy luật ấy để sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới khách quan.
Nghiên cứu khoa học, suy cho cùng, mang hai nội dung cơ bản sau:
+ Phát hiện quy luật vận động của thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội, con người).
+ Sáng tạo các giải pháp nhằm biến đổi trạng thái của sự vật hoặc hiện tượng, cải tạo thế giới, tức tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người.
Bản chất nghiên cứu khoa học là các hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới.
Chủ thể của nghiên cứu khoa học là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trong một cơ quan nghiên cứu với một tập thể có tiềm lực mạnh, được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động. Sự sáng tạo khoa học bao giờ cũng được bắt đầu từ một ý tưởng của cá nhân và sau đó được sự hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu của một tập thể, theo ý tưởng định hướng nghiên cứu của người đề xuất. Vì vậy, có thể nói: chủ thể nghiên cứu khoa học vừa là cá nhân, vừa là tập thể.
Mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm tịi, khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng chúng vào sản xuất vật chất hay tạo ra những giá trị tinh thần, để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người. Nhiều nghiên cứu khoa học không chỉ là nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới, khoa học đích thực ln vì cuộc sống con người.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức thế giới bao gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể để tác động vào đối tượng để làm bộc lộ bản chất của đối tượng. Nghiên cứu khoa học còn phải sử dụng những cơng cụ đặc biệt, có tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe trong định
tính và định lượng để thí nghiệm, thực nghiệm… đo lường và kiểm định sản phẩm sáng tạo.
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là hệ thống thông tin mới về thế giới và những giải pháp cải tạo thế giới. Cho nên có thể nói khoa học ln hướng tới cái mới. Nhiều ý tưởng khoa học độc đáo đi trước thời đại và có giá trị dẫn dắt sự phát triển của thực tiễn.
Sản phẩm khoa học luôn được kế thừa, hòan thiện, bổ sung theo đà tiến bộ của xã hội lòai người và ngày một tiệm cận tới chân lý khách quan. Mỗi lý thuyết khoa học được hình thành, phát triển hưng thịnh, rồi lạc hậu nhường chỗ cho cái mới, cái tiến bộ, cái có triển vọng hơn.
Giá trị của nghiên cứu khoa học được quyết định bởi tính thơng tin, tính ứng dụng và sự đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Thông tin khoa học phải có tính khách quan, có độ tin cậy, có thể kiểm tra được bằng các phương pháp khác nhau.
Quá trình nghiên cứu khoa học: quá trình nghiên cứu khoa học diễn ra phức tạp, luôn chứa đựng những mâu thuẫn, liên tục xuất hiện những xu hướng, các trường phái lý thuyết, các giả thuyêt, các dự báo khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và kết cục cái nào phù hợp với hiện thực, đem lại lợi ích cho con người là cái chiến thắng. Khoa học là cách mạng với nghĩa đó.
Nghiên cứu khoa học có chứa đựng những yếu tố mạo hiểm, bởi vì nghiên cứu khoa học khơng phải lúc nào cũng thành công. Sự thành công sẽ tạo ra giá trị mới cho nhân loại và có cả những thất bại rủi ro, đó là sự phải trả giá của nghiên cứu khoa học, nhưng chính sự thất bại đó cũng là một thơng tin có ích để đồng nghiệp khơng lặp lại sai lầm tương tự.