II. CHỨC NĂNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1 Chức năng của nghiên cứu khoa học
2. Loại hình nghiên cứu khoa học
Việc lựa chọn loại hình nghiên cứu khoa học được quyết định bởi mục tiêu nghiên cứu và chủng loại sản phẩm thu được sau quá trình nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu khoa học có thể rất khác nhau:
hoặc là phát hiện quy luật, mơ tả, giải thích ngun nhân vận động của sự vật hoặc hiện tượng; hoặc là sáng tạo nguyên lý những giải pháp phục vụ cho các hoạt động xã hội khác nhau của con người.
Chủng loại sản phẩm sẽ thu nhận được sau nghiên cứu: có thể là các phát
hiện, phát kiến, phát minh, vv… cũng có thể là các giải pháp, bí quyết, sáng chế, v.v…
Tùy thuộc mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu,người ta chia ra những loại hình nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu dứng dụng hoặc triển khai.
a) Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm tịi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại. Nghiên cứu cơ bản đi sâu
khám phá bản chất và quy luật vận động và phát triển của thế giới ở cả hai phía vi mơ và vĩ mơ. Tri thức sáng tạo từ nghiên cứu cơ bản là tri thức nền tảng cho mọi quá trình nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo.
Kết quả của nghiên cứu cơ bản ln là những phân tích lý luận, những kết luận về quy luật, những định luật, định lý… Cuối cùng, trên cơ sở những nghiên cứu này, người nghiên cưu đưa ra những phát hiện, phát kiến, phát minh, xây dựng nên những cơ sở lý thuyết có một giá trị tổng quát cho nhiều lĩnh vực hoạt động.
Nghiên cứu cơ bản là loại hình nghiên cứu phức tạp nhất do đội ngũ các nhà khoa học có trình độ năng lực sáng tạo đặc biệt tiến hành. Với những yêu cầu cao về trang thiết bị, với những chương trình nghiên cứu lâu dài, một nguồn tài chính lớn, tốn kém và mạo hiểm. Chỉ có các nước có tiềm lực khoa học mạnh mới có khả năng tổ chức loại hình nghiên cứu cơ bản một cách rộng rãi.
Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: Nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng.
Nghiên cứu cơ bản thuần túy: Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn được gọi là
nghiên cứu tự do hoặc nghiên cứu cơ bản khơng định hướng. Nghiên cứu cơ bản thuần túy có mục tiêu là phát hiện, sáng tạo ra giá trị mới, những quy luật, những lý thuyết khoa học mới dù chưa có địa chỉ ứng dụng.
Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản thuần túy có thể là các phát hiện, phát minh, phát kiến, các công thức và thường dẫn đến việc hình thành hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong lịch sử khoa học, chúng ta gặp rất nhiều những phát hiện của nghiên cứu cơ bản thuần túy trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, chẳng hạn, Newtơn phát hiện định luật hấp dẫn vũ trụ, Galileo phát hiện các vệ tinh của Sao Mộc, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ uranium, Adam Smith phát hiện “bày tay vơ hình” của kinh tế thị trường, Karl Marx phát hiện ra quy luật về thặng dư. Đó đều là sản phẩm của những nghiên cứu cơ bản thuần túy.
Tác giả các phát hiện này không thể dự kiến hết được, thậm chí khơng hề dự kiến được những phát hiện của mình sẽ được nhằm vào mục đích áp dụng nào và dẫn đến những kết quả, những ảnh hưởng lớn lao như thế nào trong đời sống xã hội.
Nghiên cứu cơ bản định hướng: Nghiên cứu cơ bản định hướng có mục tiêu để tìm ra những kiến thức mới, giải pháp mới theo yêu cầu của thực tiễn xã hội hay sản xuất, đã có sẵn địa chỉ ứng dụng. Hay nói cách khác đây là những
nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản định hướng còn được gọi là nghiên cứu thăm dò và đơi khi được hiểu là một loại hình nghiên cứu để xác định phương hướng nghiên cứu. Thí dụ, hoạt động thăm dò địa chất mỏ cũng xem là nghiên cứu cơ bản định hướng, bởi vì nó nhằm khám phsa quy luật (định tính và định lượng) phân bố khống sản trong lịng đất. Hoạt động nghiên cứu này hướng vào mục đích phục vụ nhu cầu khai thác khoáng sản.
Nghiên cứu nền tảng: nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu dựa trên
các quan sát, đo đạc để thu thập số liệu và dữ kiện nhằm mục đích tìm hiểu và khám phá quy luật của tự nhiên. Thuộc loại hình nghiên cứu nền tảng có thể liệt kê một số dạng như nghiên cứu dịch tễ học trong y; điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như điều tra địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; tổng hợp các hóa chất, nghiên cứu bản chất vật lý, hóa học, sinh học.
Nghiên cứu chuyên đề: Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu có hệ thống
một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, của bức xạ vũ trụ, gien di truyền.
Những loại hình nghiên cứu cơ bản định hướng thuộc dạng này không chỉ đưa đến những cơ sở lý thuyết quan trọng, mà cịn có thể dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa lớn lao trong kinh tế và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Chúng ta không nên hiểu đồng nhất giữa hai khái niệm nghiên cứu cơ bản và khoa học cơ bản
b) Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm cách vận động những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình cơng nghệ mới trong sản xuất, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế xã hội.
Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là một giải pháp về cơng nghệ có tính mới về ngun lý, vật liệu mới, sản phẩm mới, giải pháp hữu ích, sáng chế.
Điều quan trọng nhất để phân biệt nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng là ở chỗ, nghiên cứu cơ bản thì đưa ra những tri thức mới về bản chất, quy luật vận động và hiện tượng, còn nghiên cứu ứng dụng đưa ra những nguyên lý mới về giải pháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng.
Đây là một loại hình nghiên cứu phù hợp với quy luật phát triển của khoa học hiện đại, nó làm rút ngắn thời gian từ khi phát minh đến khi ứng dụng. Chính nghiên cứu ứng dụng đã làm cho khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển cả khoa học lẫn sản xuất.
Nghiên cứu ứng dụng là một trong những con đường quan trọng nhất giúp cho các nước phát triển nhanh chóng, bỏ qua giai đoạn nghiên cứu cơ bản tốn kém để tiến kịp các nước phát triển có tiềm lực khoa học mới. Nhật Bản là thí dụ điển hình.
Cũng như đối với nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng không nên hiểu đồng nghĩa với khoa học ứng dụng. Và điều cần lưu ý nữa là, mặc dầu loại hình này có tên gọi là nghiên cứu ứng dụng, nhưng kết quả của nó thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả của nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng trong thực tế thì cịn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là nghiên cứu triển khai.
c) Nghiên cứu triển khai
Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm khả năng áp dụng đại trà các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống xã hội, tạo ra các mơ hình chế biến thơng tin khoa học thành ra sản phẩm tinh thần hay vật chất.
Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu nối liền khoa học và đời sống, là con đường đưa khoa học tới nơi cần sử dụng, chính nó làm cho ý tưởng khoa học trở thành hiện thực, làm phát triển nền kinh tế văn hóa xã hội, làm tăng chất lượng cuộc sống của con người.
Đặc trưng của nghiên cứu triển khai là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật.
Sản phẩm của nghiên cứu triển khai chỉ mới là những vật mẫu, hình mẫu có tính khả thi về kỹ thuật, nghĩa là đã được khẳng định, khơng cịn xác suất rủi ro về mặt kỹ thuật trong áp dụng. Điều này chưa hịan tồn có nghĩa là đã có thể áp dụng vào một địa chỉ cụ thể nào đó, bởi vì, để áp dụng được vào một điều kiện cụ thể xác định cịn phải tính đến khả năng về tài chính, kinh tế, mơi trường, xã hội, chế độ, chính trị, v.v…
d) Nghiên cứu dự báo
Nghiên cứu dự báo là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là phát hiện những triển vọng, những khả năng xu hướng mới của sự phát triển của khoc học và
thực tiễn. Nghiên cứu dự báo dựa trên các quy luật và tốc độ phát triển của khoa học hiện đại, trên cơ sở các tiềm lực khoa học quốc gia và thế giới. Nghiên cứu dự báo dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp một số lượng lớn các thông tin khách quan về các thành tựu của khoa học, đồng thời dựa vào nhu cầu khả năng phát triển cuộc sống của xã hội hiện đại. Các dự báo gồm:
+ Những thành tựu của khoa học và thực tiễn có thể đạt được trong tương lai. Những triển vọng của những phát minh, số lượng và chất lượng thông tin mới.
+ Những xu hướng, trường phái khoa học, những chương trình khoa học mới, những khả năng phát triển tiềm lực khoa học quốc gia và quốc tế.
+ Những khả năng hình thành các tổ chức khoa học mới và những triển vọng của sự phát triển tiềm lực khoa học quốc gia và quốc tế.
Nghiên cứu dự báo có ba cấp: - Cấp 1: Dự báo cho 15-20 năm. - Cấp 2: Dự báo cho 40-50 năm - Cấp 3: Dự báo cho 1 thế kỷ
Mọi dự báo đều chứa đựng những thông tin giả định, tuy vậy nó có vai trị to lớn trong phát triển cả thực tiễn và lý luận khoa học. Cuộc sống hiện thực, nhu cầu thực tế, tiềm năng của khoa học sẽ bổ sung và sửa đổi dự báo. Số phận của dự báo chịu ảnh hưởng của sự phát triển xã hội và những bí mật của thiên nhiên được phát hiện.