2.Những giải pháp kinh tê nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 30)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

2.Những giải pháp kinh tê nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả

có hiệu quả .

2.1.Đẩy mạnh việc thực hiện chién lược kinh tế mở .

Thu hút FDI thuộc lĩnh vực quan hệ kinh tế đối ngoại .Chỉ có thể thu hút được đối tác bên ngoài nếu như quốc gia có chủ trương rộng quan hệ ,hay phải thực hiện chiến lược kinh tế mở .

Để thực hiện chiến lược mở nhằm thu hút FDI có hiệu quả cần :

-Mở cửa bên ngoài đồng thòi tăng cường mở bên trong ,đặc biệt là thông tin kinh tế ,thị trường ,văn hoá xã hội,khoa học công nghệ dưới mọi hình thức, đặc biệt là phát triển viễn thong quốc tế.

-Khuyến khích công dân bỏ vốn vào sản xuát kinh doanh . -Tiếp tục đổi mới tư duy CT-KT.

-Xây dựng năng lực nội sinh để có thể hấp thụ được các yếu tố quốc tế, đặc biệt là năng lực khoa học công nghệ ,tài nguyên và nhân lực.

-Cần đổi mơí cơ cấu ,tổ chức ,cải cách nền hành chính quốc gia để phù hợp với mặt bằng quốc tế.Thực hiện đa phương hoá trong quan hệ và đa dạng hoá trong các hình thức ,song vẫn phải xác định trọng tâm cho mỗi giai đoạn và cả thời kì dài.

2.2. Phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ .

Sự thiết lập KTTT cùng với các loại thị trường là điều kiện quan trọng trong thu hút quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài .

Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ,các nước đang phát triển đã xây dựng nền kinh tế thị trường với mức độ khác nhau đẻ tạo ra tính hấp dẫn khác nhau đối với các nhà đầu tư .Kinh nghiệm đã qua cho thấy ,các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ thu hút được 10% trong tổng số luồng tư bản vào các nước phát triển ,trong khi đó NIC đã thu hút tới 80%(vào thập kỷ 80)

Đối với nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu lớn .Tuy nhiên VN còn đứng trước những thách thức lớn .Đó là:

-Chênh lệch thu nhập và vấn đề việc làm đang trở thành vấn đề nổi

cộm.Đây chính là kết quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và cũng chính là sự cản trở đối với sự phát triển kinh tế đất nước .

-Hạ tầng vật chất xã hội còn yếu kém .

-Tiết kiệm và đầu tư ngày càng có khoảng cách báo động -Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quá chạm chạp .

Tốm lại ,muốn thu hút FDI chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới , khắc phục những khó khăn đã và đang tồn đọng đẻ có một nền kinh tế thị trưòng ổn định ,phát triển ,nhanh chóng thiết lập thị trường đồng bộ .Muốn vậy phải cải cách nền tài chính quốc gia ,đa dạng hoá các hình thức sở hữu,đảy mạnh quá trình cổ phần hoá .Đồng thời hoàn tất việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng kinh tế và luật pháp,chuẩn bị tốt năng lực quản lí ,thành lập những thị trường chứng khoán ở những thành phố lớn .

2.3. Tạo lập và lựa chọn đối tác ,lựa chọn hình thức thu hút ,thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư. chính sách khuyến khích đầu tư.

2.3.1.Tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư

Kinh nghiệm ở một số nứoc trong khu vực cho thấy ,nếu tạo ra các đối tác có năng lực kinh doanh ,biết làm ăn với người nước ngoài thì đó là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư .Thực tiễn trong những năm qua ở nước ta cho thấy ,trong các xí nghiệp liên doanh ,nếu đối tác bên VN có năng lực ,có vốn đóng góp thì thường thu hút thêm vốn nứoc ngoài mở rộng vốn đầu tư .Chính vì vậy ,đẻ tạo thêm được các đối tác đầu tư trong nứoc ,bản thân các doanh nghiệp phải tự vươn lên ,đồng thời nhà nước ccần tăng cường giúp đỡ để tạo mọi điều kiện,tạo ra cơ họi đẻ họ vươn lên …

Cùng với việc tạo dựng đối tác đầu tư trong nước ,cần phải lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài .Để việc lựa chọn có hiêụ quả ,cáccơ quan hữu quan đặc biệt là phòng Công nghiệp và thương mại ,cần nghiên cứu phân tích thông tin rộng rãi ,chính xác về các nhà đầu tư có dự định đầu tư ,đồng thời có các quan hệ rộng rãi với các công ty tư vấn đầu tư nước ngoài .Mặt khác bản thân các đối tác trong nước phải bằng nhiều cách tìm hiểu và chú y những bước thử nghiệm trong quan hệ .

2.3.2.Mở rộng các hình thức để thu hút đầu tư .

Mở rộng hình thức chính là biện pháp để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.Những hình thức thu hút cần mở rộng là hợp tác gia công ,xí nghiệp 100% vốn nước ngoài,XN liên doanh ,hình thức BOT,thiét lập các khu công nghiệp ,khu chế xuất ,khu mậu dịch tự do .Đối với nước ta hình thức liên doanh trở thành phổ biến (chiếm hon 70% số dự án đầu tư ).Chúng ta đang thiết lập các khu công nghiệp ,khu chế xuất ,song cần làm thí điểm để rút kinh nghiệm vì không ít nước đẵ thất bại với mô hình này(nhát là Philippin).

2.3.4.Chính sách khuyến khích đầu tư .

Chính sách này có mói quan hệ chặt chẽ với việc tạo lập đối tác nước ngoài ,lựa chọn đối tác ,và các hình thức thu hút vốn .Đối với nước ta trong những năm vừa qua ,kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời ,ta đã có nhiều cải tién trong chính sách thuế ,gía thuê đất ,..song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tính toán lại .Hiện nay giá thuê đất ,dịch vụ điện nước .điện thoại còn quá cao so với trong khu vựu và so với mức trung bình trung của thế giới .Có thẻ nói đây chính là một trong những yếu tố cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy,để khuyến khích đầu tư ,ngoài những giải pháp khác ,các loại thuế ,giá thuê đất ,giá dịch vụ …phải được xem xét sửa đổi cho phù hợp đảm bảo độ kích thích cao.

2.4. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách và cơ chế quản lý tài chính - tín dụng. chính - tín dụng.

2.4.1. Kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, đổi mới chính sách lãi suất và tỷ giá, phát triển thị trường tài chính tỷ giá, phát triển thị trường tài chính

Đổi mới cơ chế phát hành trên cơ sở căn cứ vào mức cầu về phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, và khả năng cung về phương tiện thanh toán của ngân hàng trung ương. Việc điều hành cung ứng tiền cho nền kinh tế phải linh hoạ dựa vào "Tín hiệu thị trường".

Đổi mới lãi suất theo hướng tự do hoá lãi suất và tôn trọng nguyên tắc lãi suất tín dụng cao hơn mức lạm phát, lãi suất tiền vay cao hơn lãi suất tiền gửi, bảo đảm cho ngân hàng trung ương khống chế mức tối đa lãi suất cho vay và mức tối thiểu về lãi suất huy động vốn. áp dụng đấu thầu qua việc bán các loại chứng khoán của chính phủ.

Thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước. Phải tính đến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái, tính đến sức mua của đồng tiền Việt Nam và của ngoại tệ liên quan.

Quản lý ngoại hối chặt chẽ trên cơ sở xác định tỷ giá hối đoái hợp lý, quản lý ngoại tệ, xây dựng quy chế quản lý ngoại hối, quản lý nợ nước ngoài theo dõi cán cân thanh toán.

2.4.2. Đổi mới chính sách quản lý giá theo nguyên tắc thị trường

Xử lý tốt mối quan hệ hợp lý giữa giá trong nước và giá quốc tế trên cơ sở áp dụng các hình thức tác động gián tiếp điều chỉnh quan hệ cung cầu hàng xuất, nhập khẩu như chính sách thuế quản lý hạn ngạch nhập khẩu, bảo hộ giá đối với những nông sản phẩm xuất khẩu quan trọng với kim ngạch lớn và thường xuyên. Đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa giá hàng hoá và dịch vụ.

Xác định danh mục hoá cần thực hiện chính sách giá bảo hộ để có biện pháp hình thức phù hợp.

2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật.

Bước vào thực hiện mở của kinh tế , cơ sở vật chất hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém và chưa đầy đủ.

Sau hơn 10 khôi phục, Việt Nam bước đầu đã có những kết quả khả quan, tuy nhiên so với hiện nay còn chưa đạt với yêu cầu đặt ra. Có hai giải pháp khả thi giải quyết vấn đề này:

Thứ nhất, cố gắng giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế - chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế để có được những khoản viện trợ, khoản vay với chế độ ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó huy động các nguồn lực trong nước (ngân hàng nhà nước, tiêt kiệm dân cư) để đưa vào giải quyết các công trình trọng điểm.

Thứ hai, tìm ra những vị trí địa lý, kinh tế xã hội thuân lợi đề quy hoạch, xây dựng với quy mô thích hợp nhằm tiếp nhận nguồn vốn và công nghệ cao của nước ngoài, từ đó xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất hoàn chỉnh và hiện đại. Đặc khu kinh tế được coi là thích hợp với Việt Nam hiện nay là: Khu chế xuất , khu thương mại tự do, khu công nghiệp kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w