Những giải pháp chính trị nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có hiệu quả.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

1.Những giải pháp chính trị nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có hiệu quả.

QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

1. Những giải pháp chính trị nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có hiệu quả. hiệu quả.

1.1. Giữ vững sự ổn định chính trị –xã hội .

Giữ vững sự ổn định chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài.Đây là yêu cầu rất quan trọng ,vì mỗi khi tình hình chính trị không ổn định thì cũng có nghĩa là mục tiêu của nó thay đổi ,và một khi mục tiêu đẵ thay đổi thì phải thay dổi cả phương thức đại mục tiêu đó .Sự mất ổn định chinh trọ thường biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau và đi liền với nó là những hậu quả phát sinh khác làm thiẹt hại đén lợi ích của nhà đầu tư .

Kinh nghiệm của hầu hết các nước cho thấy rằng ,khi tình hình chính trị mất ổn định ,thậm chí chỉ cần có dấu hiệu mất ổn định thì các nhà đầu tư sẽ ngừng việc đầu tư đẻ tránh rủi ro .Chẳng hạn khi ặ kiện Thiên An Môn xảy ra thì phải mất mấy năm sau đó Trung Quốc mới thu hút được các nhà đầu tư quay lại đầu tư …

Tiêu chí của sự ổn định chính trị mà các nhà đầu tư quan tâm là sự bền vững của Chính sự thống nhất đoàn kết giữa các Đảng phái chính trị .Nếu các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi ,chính trị càng ổn định và độ tin cậy càng cao thì càng hấp dẫn đầu tư tư nhân.Trong một môi trường cạnh tranh thì ổn định chính trị có thể coi là một lợi thế so sánh cần phát huy .

Nhận thức đựoc tầm quan trọng của nó ,đối với Việt nam ,ngay từ khi thực hiên sự nghiệp đổi mới ,sự ổn định chính trị luôn đựoc đảm bảo .Tuy nghiên đứng trứoc nguy cơ diễn biến hoà bình và sự phá hoại của các thế lực phản động ,để giữ vững và tăng cường sự ổn định chính trị cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về kinh tế ,chính trị ,văn hoá tư tưỏng ,đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị,thự c hiện cải cách nền hành chính quốc gia.Yếu tố quyết định sự thành công là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ,tăng cường vai trò nhà nước pháp quyền của dân ,do dân vì dân ,thực hiện dân giầu nước mạnh ,xã hội công bàng và văn minh,kịp thời ngăn chặn những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực phản động ,đảm bảo quốc phòng an ninh ,bảo vệ chủ quyền quốc gia ,từng bước đi lên xã hội chủ nghĩa .

Trong những năm qua sự ổn định chính trị của Việt nam được dư luận thế giới đánh gía rất cao,quan hệ ngoại giao được mở rộng .Điều này đựoc thể hiện qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ của các cường quốc như :tổng thống Mỹ ,Pháp ,Nga và gần đây nhất là Chủ Tịch Đảng cộng sản Trung Quốc….Đó chính là những thành tựu lớn và là điều kiện đảm bảo FDI tăng lên .

1.2.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và xây dụng bộ máy nhà nước các cấp quản lý đầu tư nứôc ngoài mạnh về mọi mặt.

Lĩnh vực đầu tư nước ngoài là lĩnh vực có liên quan đến cả đời sống KT_CT_XH,an ninh quốc gia ,văn hoá tư tưởng .Vì vậy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của bộ may nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt .

Chính sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự ổn định CT và thu hút đầu tư đúng hướng của mục tiêu chiến lược,không chỉ có ý nghĩa trứoc mắt mà còn có y nghĩa lâu dài .

Cùng với sự lãnh đạo của Đảng là sự tăng cường hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước các cấp,từ trung ương đén địa phương .Khắc phục những thiếu sót trong hoạt động quản lý ,đặc biẹt là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài .

Như vậy đẻ thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần khẩn trương kiện toàn bộ máy hợp tác đầu tư ở trung ưong ,địa phương và các ngành theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực.

1.3. Hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật,xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ. hệ thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ.

1.3.1.Về thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài .

Về thủ tục đầu tư trự c tiếp nứoc ngoài có y nghĩa quyết định đối với việc thu hút đầu tư và biểu hiện ở những khía cạnh sau :

-Quyết định đến tiến độ thực hiện dự án

-Là biểu hiiện cụ thể về tính lành mạnh của môi trường đầu tư .Từ đó tác động mạnh mẽ tới thái độ của nhà đầu tư nước ngoài .

Chính vì vậy cần phải đơn giản hoá các thủ tục đầu tư đẻ tạo ra cho nhà đầu tư cảm giác tin tưởng ngay từ đầu.Tuy nhiên việc thực hiện trong thực tế phải được chỉ đạo sát sao ,đồng thời tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

1.3.2. Vấn đề thuế.

Các doanh nghiệp Việt Nam và các lĩnh vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang áp dụng hệ thống thuế, áp dụng hệ thống thuế bao gồm 10 loại thuế và mộ số loại lệ phí, như thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khâỉu, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, lệ phí tước bạ, lệ phí chứng thư…. Nhưng theo quy định của luật đầu tư nước ngoài, có sự khác biệt đáng kể giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài về thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế nhập khẩu và tiền thuê đất.

a. Thuế lợi tức.

Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu thuế xuất là 25% (không áp dụng đối với đầu khí và các tài nguyên khác). Đối với một số dự án cần khuyến khích đầu tư thì được giảm thuế lợi tức trong thời gian tối đa là 4 năm, khi kinh doanh có lãi được giảm 50% trong thời hạn là 4 năm tiếp theo. Đối với những trường hợp đặc biệt, thời gian miễn giảm huế lợi tức tối đa là 8 năm. Tuỳ thuộc lĩnh vực đầu tư mà một số dự án được hưởng thuế suất lợi tức ưu đãi là 10%, 15% và 20%. Cũng trên địa bàn và lĩnh vực này, tối đa các doanh nghiệp trong nước phải chịu với mức thuế bình quân cao hơn 5 - 10%. Như vậy ở đây có dự chênh lệch khá lớn.

Bên cạnh đó những quy mô về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài còn chung chung, chưa cụ thể cho các khối lượng giá trị của tiền áp dụng mức thuế còn cao (3%) và không linh hoạt.

Từ hai thực tế trên, nhà nước cần điều chỉnh lại mức thuế lợi tức giữa đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước (tức doanh nghiệp trong nước và xí nghiệp có vốn nước ngoài) sao cho chênh lệch thấp hơn đồng thời oghiảm thuế lợi nhuận chuyển ra nước ngoài là 2% (của mộ số nước trong khu vực từ 1,5 đến 2%). Đối

với những xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu sử dụng giá trị lợi nhuận để tái đầu tư thì nhà nước và các cơ quan chức năng cần kịp thời có chính sách ưu đãi khác.

b. Thuế Xuất – Nhâp khẩu.

Đứng trước bối cảnh quốc tế thay đổi và mục tiêu kinh tế của đất nước hiện là tận dụng những lơị thế khi V N tham gia hội nhập vào các tổ kinh tế và thương mại quốc tế và khu vực, chuyến đổi từ chính sách thay thế NK sang nền kinh tế hướng mạnh vào XK, chính sách thuế NK của VN đó bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là: thiếu tính ổn định và tính trung lập, còn bảo hộ tràn lan, tạo tâm lý ỷ lại cho các DN trong nước, không vươn lên để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá VN, chưa phát huy được lợi thế của VN khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Vì vậy chính sách thuế XK, thuế NK cần phải được hoàn thiện theo hướng bảo hộ có chọn lọc, có thời gian có điều kiện và phải phù hợp với lịch trình cắt giảm thuế quan khi thực hiện AFTA, cũng như có thể thực hiện được các thoả thuận với EU, WTO, APEC,.... với các nội dung cơ bản là biểu thuế NK phù hợp với định hướng bảo hộ hiệu quả các ngành kinh têa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xác định trị giả hải quan theo yêu cầu của WTO, thu hẹp diện miễn giảm thuế, thu hẹp số lượng mức thuế suất, việc phân loại hàng hoá trong biếu thuế phải tuân theo cách phân loại của "Danh mục miêu tả và mã hoá hàng hoá" (danh mục HS) của Tổ chổc Hải quan Thé giới (W.C.O).

Đề nghị tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích về thuế NK đối với tài sản cố định hình thành bằng vốn đầu tư như hiện nay, mở rộng miễn thuế NK đối với vật tư

xây dựng trong nước chưa sản xuất được, NK để xây dựng tài sản cố định của DN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.3. Biện pháp bảo đảm đầu tư.

Pháp luật về đầu tư của Việt Nam quy định các đảm bảo đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế như: Không quốc hữu hoá, trưng thu, trừ những trường hợp đựac biệt do vi phạm nghiêm trọng về an ninh quốc gia, lợi ích công cộng. Việt Nam không cam kết đảm bảo đối với rủi ro không chuyển đổi được các khoản thu nhập từ đồng tiền Việt Nam ra đồng tiền nước ngoài và không công nhận và không đảm bảo quyền sở hữu về đất như các nước khác.

Tóm lại, Vấn đề là phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật đầu tư, các văn bản pháp lý, tăng cường hiệu lực cảu các cơ quan nhà nước liên quan đến luật đầu tư nước ngoài. Trước tình hình đó xin đề xuất thêm một số biện pháp sau:

- Rà soát lại việc phân bổ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước đối với các công đoạn thẩm định và được cấp giấy phép đầu tư cùng các giấy tờ có liên quan đặc biết là giữa Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI) và UBND các cấp, các địa phương.

- Thể chế hoá chính sách đầu tư trực tiếp của ngành và địa phương, ban hành các tài liệu hướng dẫn đầu tư của từng ngành, từng địa phương cụ thể.

- Chấn chỉnh lại các hợt động xúc tiến đầu tư , coi đây là loại hình kinh doanh độc lập. Nên tìm hiểu sâu về các đối tác nước ngoài và tuyên truyền giới thiệu về các đối tác Việt Nam.

- Đẩy mạnh công tác ghiên cứu, tham khảo luật đầu tư nước ngoài của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực.

- Tăng cường kiểm soát về việc thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật, nhằm khác phục tình trạng thực hiện luật còn tuỳ tiện theo cảm hứng và cố tình sai phạm.

1.4. Vấn đề lao động và quyền của người động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. vốn đầu tư nước ngoài.

Trong điều kiện lao động dư thừa ,thiéu việc làm như ở nước ta hiện nay thì trước mắt cần quan tâm tới chỗ làm việc ,ưu tiên đúng mức những dự án đầu tư thu hút nhiều lao động ,tạm thời chấp nhận mức lương tối thiểu thấp ,hợp lí so với một số nước .Song cùng với quá trình lao động ,trình độ tay nghề được nâng lên ,năng suất lao động tăng …thì phải kiểm soát sự tăng lương của các nhà đầu tư .Bên cạnh đó cần phải cải cách lại hệ thống giáo dục ,giáo dục y thức công nhân,có kế hoạch đào tạo lại ,trứoc mắt là đội ngũ lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung để có trình độ của bằng quốc tế và khu vực ,nhằm nâng cao trình độ cạnh tranh trước mắt và lâu dài .Cần phải quy định rõ ,chặt chẽ trong luật pháp về điều kiện l;ao động ,bảo hiểm xã hội,y tế, quyền đình công ,bãi công thôi việc trong các tổ chức quần chúng …Các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phải được xác định rõ trên quan điểm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động .Ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền con ngưòi,cắt xén tiền công ….của cấc chủ đầu tư .

Trên đây là những giải pháp chính trị ,xã hội ,pháp luật cơ bản nhất mà bất cứ một quốc gia nào muốn thu hút FDI cũng cần đến .

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27)