Những giải pháp cấp bách trước mắt nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 33 - 36)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

3. Những giải pháp cấp bách trước mắt nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài

đầu tư trực tiếp nước ngoài .

3.1. Tiếp tục hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư.

Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài là nhằm tranh thủ nguồn vốn ,công nghệ và kinh nghiệm quản lí .Song cần đặc biệt chú y đến vấn đề cơ cáu kinh tế.Đối với nước ta sau một thời gian ngắn thu hút FDI song những hạn chế dẵ bộc lộ và biểu hiện trong cơ cáu đầu tư .Do vậy cần phải gấp rút điều chỉnh đảm bảo đầu tư có trọng điểm ,không dàn trải song vẫn đảm bảo cơ chế kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước .

3.2. Xây dựng và lựa chọn đối tác đầu tư.

Việc lựa chọn đối tác là vấn đề hết sức cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.Vì vậy cần phải quán triệt hai vấn đề quan trọng sau :

-Một là ,lựa chọn đối tác cần hướng trọng tâm lâu dài vào các công ty xuyên quốc gia ,bởi vì đó là nơi có nguồn vốn ,nguồn kĩ thuật ,kinh nghiệm quản lí ,đồng thời cũng có mức độ tin cậy cao .

-Hai là ,lựa chọn đối tác cho từng ngành từng lĩnh vực.

3.3. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư nước ngoài .

Thủ tục đàu tư cũng là một ván đè nổi cộm đang được chúng ta từng bước cải tiến .Đảm bảo tính háp dẫn thì hướng sắp tới cần nhanh chóng thực hiện tối ưu hoá các thủ tục hành chính ,rút ngắn tối đa thời gian mà các nhà đầu tư phải chi phí cho các công việc thủ tục.

3.4. Tăng cường kết cấu hạ tầng ,hoàn thiện các chính sách khuyến khích .

Trong thời gian trước mắt cần phải tập trung thích đáng cho việc tăng cường kết cáu hạ tầng kĩ thuật,nhất là hệ thống giao thông ,cấp thoát nước khu đô thị ,hệ thống công nghệ phụ trợ và các trung tâm công nghệ phụ trợ.

Cần điều chỉnh chính sách để đạt độ khuyến khích cao nhất :

-Chính sách giá :cần điều chỉnh giá cho thuê đất thích hợp ,ít nhát là phải ngang tầm với trong khu vực.

-Về giá dịch vụ :cần nghiên cứu chỉ đạo khung giá dịch vụ với các nhà đầu tư.Không nên để các cơ sở nâng giá tuỳ tiện.

-Về chính sách thuế :cần nghiên cứu điều chỉnh các loại thuế ,nên tăng thời gian miễn giảm thuế đối với các dự án đầu tư vào ngành ,vùng trọng điểm.

3.5. Vấn đề bảo vệ môi trường .

Đây là vần đề rất lớn cần được quan tâm từ đầu vì nếu không có những biện pháp bảo vệ ngay từ đầu thì sau này sẽ phải trả giá rất lớn. Những giải pháp cụ thể là:

Trước hết không thể ảo tưởng về sự tự nguyện của các chủ đầu tư trong việc bảo vệ môi trường. Đối với họ, lợi ích kinh tế là trên hết và nơi đầu tư không phải là nơi họ sinh sống thường xuyên, lâu dài. Từ đó cần gắn vấn đề bảo vệ môi trường ở mức độ phù hợp thành điều kiện kiên quyết khi xét duyệt cấp giấy phép đầu tư, tiến tới xây dựng và thông qua luật về môi trường để buộc nhà đầu tư thực hiện.

Thứ hai, cần nhanh chóng thiết lập các cơ quan chuyên môn về kiển tra môi trường tại địa bàn trung tâm các dự án đầu tư nước ngoài để theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hoặc quá giới hạn cho phép.

Thứ ba, về mặt nhà nước cần sớm phê chuẩn những công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam .

Thứ tư, tăng cường kiểm xoát việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ trong hợp tác đầu tư. Đối với những công nghệ độc hại cần có danh mục cấm hoặc chỉ số giới hạn cho phép để kiểm tra.

Những giải pháp để bảo vệ môi trường thuộc loại có tính chiến lược lâu dài và nhìn chung không mâý tốn kém trong tổ chức thực hiện nhưng nó lại rất dễ bị các ngành, các cấp và các nhà doanh nghiệp coi nhẹ. Trong khi đó môi trường cũng là một lợi thế so sánh của những nước đi sau trong phát triển kinh tế, chính vì vậy chúnh ta cần thực sự coi trọng hơn nữa tới các giải pháp nhằm bảp vệ môi trường.

3.6. Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài và đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư . đầu tư .

3.6.1.Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài.

Đối với bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài tập trùng vào 2 vấn đề lớn là thẩm định dự án và quản lý các dự án đựơc cấp giấy phép, các biện pháp cụ thể là:

- Phân cấp và quy trách nhiệm cụ thể đối với các ngành liên quan , giảm bớt các đầu mối phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư kinh doanh.

Xây dựng quy trình thẩm định dự án bảo đảm chất lượng và thông lệ quốc tế - Trển khai và hướng dẫn cách thức xây dựng dự án đầu tư và phát hành mẫu hồ sơ cho một ngành trọng trách.

Tăng cường kiểm tra theo dõi quá trình triển khai các dự án, các báo cáo thường kỳ của doanh nghiệp liên doanh, xử lý các sai phạm sảy ra

Đội ngũ công tác đầu tư là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư. Đây là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất và kinh doanh của các chủ đầu tư. quá trình thực hiện luật đầu tư trong thời gian đã bộc lộ rất nhiều yếu tố kém về hiểu biết của cán bộ, công nhânViệt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề hết sức cấp bách để giải quyết theo các biện pháp sau:

- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau để đào tạo và bồi dưỡng kiến thức và đầu tư nước ngoài, cho cán bộ công nhân Việt Nam.

- Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý các cấp, đặc biệ là cấp nhà nước, kết hợp đào tạo trong và ngoài nước.

- Cán bộ chuyển ngành phối hợp với các địa phương và với sự giúp đỡ của UBNN về hợp tác và đầu tư , mở rộng các lớp đào tạo cán bộ tham gia hội đồng quản trị và các cán bộ chủ chốt của xí nghiệp liên doanh.

- Coi trong biện pháp khuyến khích thích đáng , kịp thời đối với cán bộ công nhân, đặc biệt là các lao động lành nghề.

- Phải chuẩn bị đào tạo hướng nghiệp cho cán bộ từ trước trên cơ hình thành các chuyên đề và môn học về đầu tư nước ngoài giảng dạy ở một số trường đại học.

- Sớm thống nhất tiêu chuẩn hoá trình độ cán bộ làm việc ở các chức vụ khác nhau trong các doanh nghiệp liên doanh.

3.7. Về hệ thống ngân hàng .

Cần hoàn thiện hệ thống ngân hàng và sự hoạt động của nó phải phù hợp và hoà nhập với ngân hàng các nước trong khu vực và các nước phát triển.

III. KẾT LUẬN.

Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay là một trong những nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng, ở một góc độ nào đó có thể nói rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, lâu bền mà Việt Nam đang theo đuổi phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giải quyết nhiệm vụ nói trên.

Thực tế trong quá trình triển khai khai thác thực hiện ở những năm qua đã không tránh khỏi những thiếu sót, yếu kém cả trong quản lý cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng, trình độ sản xuất và các dụng cụ sinh hoạt khác …điều này gây không ít khó khăn trong quá trình hợp tác và đầu tư. Tuy nhiên, các vấn đề này nảy sinh bao giờ cũng từ nguyên nhân của nó. Vấn đề là tìm các nguyên nhân như thế nào? đồng thời, nếu phân tích đánh giá tình hình một cách đúng đắn thì chúng ta sẽ có những giải pháp hữu hiệu. Vì vậy tạo môi trường pháp lý thuận lợi, làm mạnh ổn định Kinh tế - Chính trị, đổi mới và hoàn thiện các chính sách cơ chế quản lý tài chính tín dụng … là công việc thường xuyên luôn luôn tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài và tạo ưu thế cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Hy vọng rằng trong thời gian tới, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần không nhỏ tới quá trình tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu tạo tiền đồ vững chắc cho nền kinh tế phát triển, thực hiện thành công công việc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá do Đảng và Nhà nước đề ra .

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w