Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn

Một phần của tài liệu BCTC_ Nhóm 4 (1) (Trang 27 - 29)

III. Phân tích chỉ tiêu tài chính

3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn

Bảng 3.3: Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn năm 2018-2020

STT Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Hệ số nợ 0.70 0.72 0.73

2 Nợ/Vốn CSH 2.61 2.61 2.73

3 Nợ dài hạn/Vốn CSH 0.10% 0.10% 0.08%

4 Tài sản cố định/Vốn CSH 0.38 0.35 0.27

5 Tốc độ tăng trưởng tài sản 15.1% 10.0% 33.5%

Nhận xét:

- Hệ số nợ: Chỉ số này được tính nhằm đo lường năng lực của doanh

nghiệp và để đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ hiện tại hay không. Trong 3 năm gần đây chỉ số này có xu hướng tăng từ 0,70 lên 0,72 trong năm 2018-2019 và tăng từ 0,72 lên 0,73 trong năm 2019- 2020. Hệ số nợ tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tiềm tàng một số khả năng rủi ro. Tuy nhiên việc này cũng không thể đánh giá được

- Nợ/Vốn CSH: Chỉ số này cho biết mức độ rủi ro liên quan đến cách

thức thiết lập và vận hành cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Từ năm 2018 đến năm 2020, chỉ số này tăng nhẹ vào năm 2020 là 2,73. Thông thường, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của cơng ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Về nguyên tắc, tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của công ty càng lớn.

- Nợ dài hạn/Vốn CSH: Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng

tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Tỷ lệ này có xu hướng giảm ở năm 2020 xuống còn 0.8%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang giải quyết rất tốt các khoản nợ dài hạn.

- Tài sản cố định/Vốn CSH: Trong 3 năm 2018,2019 và 2020 chỉ số

lần lượt là 0,38; 0,35 và 0,27. Chúng ta có thể thấy tỷ số này đang giảm dần, điều này thể hiện mức độ khấu hao của tư liệu sản xuất dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng tài sản: Tỷ lệ này cho biết mức tăng trưởng tài

sản tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tốc độ tăng trưởng của năm 2018 so với năm 2019 có xu hướng giảm từ 15,1% xuống 10,0%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp lại tăng mạnh vào năm 2020 lên đến 33,5%. Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp đang tăng trưởng không quá ổn định trong khoảng thời gian qua.

Một phần của tài liệu BCTC_ Nhóm 4 (1) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w