Nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc tại khách sạn Hà Nội Daewoo (Trang 26 - 28)

Phân tích doanh thu

Doanh thu của bộ phận tiệc được tính theo ngày, với đơn vị là bữa tiệc vì giá của một bữa tiệc được tính theo đầu người, nó đã bao gồm toàn bộ sản phẩm dịch vụ trong bữa tiệc và phí dịch vụ 10%. Vì vậy ta có thể tính được doanh thu theo chu kỳ kinh doanh bằng việc cộng tổng doanh thu theo ngày, theo tháng.

Cũng có thể doanh thu được tính dựa trên doanh thu trung bình trên một khách. Với tổng số lượt khách trong tháng hay chu kỳ kinh doanh ta cũng có thể tính được doanh thu tổng của quys bằng biểu thức:

TR: là tổng doanh thu của bộ phận tiệc.

P: là doanh thu trung bình trên một lượt khách LK: tổng số lượt khách theo quý, năm

Doanh thu của bộ phận tiệc được tính bằng tổng doanh thu của các thị trường khách khác nhau. Ví dụ

TR = TR1 + TR2 +TR3 +…

TR: là tổng doanh thu của bộ phận tiệc theo chu kỳ kinh doanh

TR1,2,3… là doanh thu từ các thị trường khách khác nhau như khách Nhật, Việt Nam, Trung Quốc…

Phân tích đặc điểm tiêu dùng nguồn khách

Dựa vào doanh thu của từng thị trường khách khác nhau, số lượt khách của thị trường đó ta có thể tính được mức độ chi tiêu trung bình cho một lượt khách trên cả thị trường, cho một lượt khách trong từng thành phần thị trường khách khác nhau. Từ đó rút so sánh rút ra kết luận về mức độ tiêu dùng của từng đối tượng khách trong khi sử dụng tiệc.

Phân tích chi phí

Chi phí được tổng hợp bởi bộ phận kế toán bao gồm:

Chi phí cố định được chiết khấu theo quy định của khách sạn có thể là theo tỷ lệ doanh thu, có thể là trung bình hàng tháng… đó là chi phí khấu hao phòng, cơ sở vật chất, chi phí quản lý, marketing…

Chi phí biến đổi tăng lên theo quy mô và loại tiệc khác nhau, từ đó đánh giá dựa vào các thành phần chi phí như: chi phí nguyên vật liệu thực phẩm, chi phí nhâ công, chi phí cho các phụ kiện khác như hoa trang trí, giấy ăn..

Phân tích chi phí là so sánh một cách tương đối giữa chi phí và doanh thu, chi phí và lợi nhuận… Từ đó, cho biết một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu doanh thu cũng như lợi nhuận. Chỉ số đó đã đạt tiêu chuẩn đề ra của nhà quản lý chưa? Có thể giảm chi phí nào trong kết cấu thành phần không?

Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận thuần được tính bằng công thức: P = TR – TC

P: là lợi nhuận thuần một chu kỳ kinh doanh TR: tổng doanh thu một chu kỳ kinh doanh TC: tổng chi phí trong một chu kỳ kinh doanh

Hiệu số trên càng lớn hơn 0 bao nhiêu càng thể hiện hiệu quả kinh doanh đem lại lớn bấy nhiêu. Vì vậy các nhà quản lý luôn mong muốn đạt được kết quả cao của hiệu số cuối cùng. Cũng có thể họ tính lợi nhuận bằng cách tổng hợp kết quả của lợi nhuận thành phần theo thị trường khách phân biệt, theo loại dịch vụ… Từ đó, có thể đưa ra quyết định tăng cường lợi nhuận của thành phần nào sẽ là tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận cuối cùng.

Phân tích các chỉ tiêu tương đối đặc trưng khác

Các chỉ tiêu tương đối đặc trưng trong phân tích hiệu quả kinh doanh có thể là tỷ lệ giữa chi phí và doanh thu, tỷ lệ của chi phí thành phần và doanh thu, chi phí bán hàng và doanh thu, chi phí cố định và doanh thu …Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn vào các trường hợp khác nhau. Từ đó có thể đưa ra sự điều chình phù hợp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc tại khách sạn Hà Nội Daewoo (Trang 26 - 28)