AN TOÀN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG (Trang 112)

8.1. Trình tự thi cơng

- Vận chuyển đá đến cơng trường và đổ thành đống, xi măng được vận chuyển vào kho có mái che, nước được chứa trong bể nước và vận chuyển bằng xe bồn, cốp pha, thép sẽ được tập kết tại lán trại được dựng sẵn để gia công.

- Tiến hành đo đạc, khoan đất, đánh dấu các tim cột.

- Tiến hành đào đất hố móng bằng máy đào đã chọn sẵn, chỉnh sửa và đầm cho nền đất dưới hố móng được bằng phẳng.

- Ta tiến hành đổ bê tơng lót đáy móng.

- Sau khi đổ bê tơng lót ta tiến hành lắp dựng cốp pha móng và đổ bê tơng móng.

- Lắp dựng và đổ bê tơng vách cột, bê tông dầm sàn tầng 1.

- Lắp dựng và đổ bê tông cột tầng 1, bê tông dầm sàn tầng 2.

- Lắp dựng và đổ bê tông cột tầng 2, bê tông dầm sàn tầng mái.

8.2. Biện pháp thi công

8.2.1. Thi công cốp pha, cốt thép:8.2.1.1. Gia công: 8.2.1.1. Gia công:

- Tại lán trại trang bị đầy đủ dụng cụ, máy móc và trang thiết bị cần thiết.

- Chuẩn bị đầy đủ cốp pha với các kích thước đã chọn theo thiết kế.

8.2.1.2. Lắp dựng: Cột:

- Cốp pha cột ta lắp thành hình hộp với 4 mặt kín trong đó có 1 mặt chừa các lỗ hở cách nhau 1.5m để đổ bê tơng và đầm dùi. Khi lên cao thì lắp dàn giáo để công nhân thi công.

- Ta sẽ dung bulong, gong sắt, cây chống giữ cho cốp pha được ổn định.

- Cốt thép được gia công tại lán trại thành khung thép cột rồi dung cần trục cẩu và công nhân định vị.

Dầm, sàn:

- Sau khi tháo cốp pha cột ta tiến hành lắp dựng giàn giáo, cốp pha đáy dầm sàn.

- ở dưới chân giàn giáo ta sẽ sử dụng các bản đế để giữ thế đứng vững chắc cho khung dàn giáo.

- Sau khi đã chỉnh sửa các cốp pha đáy thì ta sẽ tiến hành lắp đặt cốt thép.

- Đối với dầm: do dầm có kích thước lớn nên ta sẽ tiến hành buộc từng thanh ghép cốt thép dầm chính trước rồi sau đó mới tới dầm phụ.

- Đối với sàn: sau khi đã lắp đặt xong cốt thép dầm chính thì ta tiến hành lắp đặc cốt thép sàn, cốt thép sàn phải được neo buộc vào cốt thép dầm.

- Cốt thép của cả dầm và sàn đều được kê bởi các cục kê sao cho đảm bảo chiều cao lớp bê tông bảo vệ.

8.2.2. Thi công bê tông:

- Bê tông được trộn tại công trường hoặc bê tông mua thương phẩm và được vận chuyển đến xe bơm bê tơng có cần.

8.2.2.1. Đổ bê tơng cột:

- Bê tơng sẽ được bơm vào cốp pha cột bằng xe bơm có cần.

- Dùng đầm dùi để đầm bê tông thông qua các lỗ trên ván khn sau đó bít các lỗ này lại bằng các tấm gỗ đã được gia công sẵn.

- Do bê tông cột được đổ từ trên xuống nên chân cột rất dễ bị rỗ ở đây nên dung vịi voi để tránh tình trạng trên.

8.2.2.2. Đổ bê tơng dầm sàn:

- Vì chiều dài nhà lớn nên ta sẽ tiến hành đổ sàn theo từng phân đoạn mạch ngừng giữa các phân đoạn khoảng 20-30(mm).

- Do chiều cao của dầm lớn nên ta sẽ đổ dầm theo kiểu giậc bậc, do trọng lượng dầm lớn nên dàn giáo chống đỡ dưới cốp pha đáy sẽ bị biến dạng nhiều khi lớp bê tông cịn non gây ra nứt bê tơng do đó cần tang tóc đổ bê tơng khi hồn thành q trình đổ thì lớp bê tơng đầu tiên vẫn còn độ dẻo nhất định.

- Do dầm có chiều cao lớn nên hàm lượng cốt thép sẽ dày vì vậy ta nên đổ bê tơng theo 2 cách sau.

- Sử dụng cốt liệu đá nhỏ cho dễ lọt qua khe của cốt thép.

- Chừa khe cửa ở cốp pha thành dầm để đổ và đầm bê tơng.

- Khi sử dụng đầm dùi thì đầu đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp bê tông từ 5 đến 10cm. thời gian đầm tại mỗi vị trí từ 20 đến 40s tránh đầm lâu hơn dễ gây phân tầng.

8.2.2.3. Cách bảo dưỡng bê tông:

- Bê tông mới đúc xong cần phải được chăm sóc trong một thời gian ấn định cho tới khi đạt cường độ theo đúng thiết kế. phải luôn giữ cho bê tông ở trạng thái ẩm, không được để khô quá nhanh va chạm mạnh nhiệt độ trong bê tông không được chênh lệch quá lớn. thông thường lớp bê tông mặt ngồi khơ nhanh hơn lớp bê tơng bên trong nếu khơng giữ ẩm thì mặt bê tơng sẽ hình thành nhiều vết nứt do co ngót khơng đồng đều.

- Ta có thể sử dụng bạc để che phủ hoặc tưới ẩm bề mặt bê tơng liên tục.

8.2.3. Trình tự tháo cốp pha:

- Thời gian tháo cốp pha phụ thuộc vào tốc độ ninh kết của xi măng, loại kết cấu cơng trình và tính chất chịu lực của cốp pha.

- Khi bê tơng bắt đầu ninh kết thì áp lực của nó tác dụng lên cốp pha sẽ giảm dần cho đến khi triệt tiêu hẳn. vậy ta có thể tháo dỡ cốp pha thành bê tông khi đã đạt được cường độ cứng.

- Chúng ta chỉ được phép tháo cốp pha khi bê tông đạt 25% cường độ thiết kế.

- Hạ các cột chống dầm khi bê tông đạt cường độ 70% cường độ thiết kế ta tiến hành suốt chiều dài dầm nhưng phải để lại khoảng cách 3m một cột chống cho tới khi bê tông đạt cường độ tuyệt đối.

- Khi hạ các cột chống cần phải tiến hành theo nhiều đợt đối xứng bắt đầu từ chính giữa nhịp dầm về 2 phía.

- Muốn rút ngắn thời gian chờ để tháo cốp pha thì ta có thể sử dụng phụ gia như R7 (tang nhanh cường độ bê tông giúp bê tông mau đông cứng) thường sau 3,4 ngày ta có thể tháo cốp pha.

8.3. An tồn lao động

8.3.1. An tồn trong cơng tác ván khn:8.3.1.1. An tồn khi gia công 8.3.1.1. An tồn khi gia công

- Ván khuôn phải đặc đúng nơi quy định.

- Mạng điện phải đảm bảo an tồn và khơng bị rị rĩ vì cốp pha thép có thể dẫn điện gây chết người nếu dây điện bị hư hỏng.

- Khi làm việc phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ đảm bảo an toàn khi vận chuyển ván khn.

8.3.1.2. An tồn khi sử dụng:

-Thường xun kiểm tra, theo dõi tình trạng an tồn của dàn giáo.

-Tải trọng đặt trên sàn phải đúng theo thiết kế, khi dàn giáo cao trên 6m phải có 2 tầng sàn cấm làm việc đồng thời trên 2 sàn mà khơng có lưới bảo vệ giữa 2 sàn.

-Phải thu dọn gọn gang khi hết ca làm việc.

8.3.2. An toàn khi lắp dựng:

- Đề phòng bị ngã khi vận chuyển vật dụng trang thiết bị thi công, tránh làm rơi vật dụng từ trên cao xuống, khi lắp dựng ván khuôn ở độ cao từ 6m trở lên phải có sàn cơng tác rộng ít nhật 0.7m và có lan can bảo vệ chắc chắn.

- Khi lắp giàn giáo phải san phẳng mặt bằng và đầm chặt đất nền chống lún và đảm bảo thoát nước tốt.

- Cơng nhân phải được huấn luyện an tồn lao động và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động.

8.3.2.1. An toàn khi tháo dỡ:

- Việc tháo dỡ chỉ được tiến hành sau thời gian dưỡng hộ qui định là 9 ngày. Tuy nhiên đối với mái vòm phải chờ sau 15 ngày mới tháo dỡ (có thêm phụ gia vào trong bê tông rồi).

- Chú ý tránh làm rơi ván khuôn từ trên cao xuống gây tai nạn, làm hư hỏng ván, gãy dàn giáo.

- Không được tháo dỡ ván khuôn ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một đường thẳng đứng.

- Ván khuôn tháo ra phải để gọn gàng thành từng đống tránh hư hỏng.

8.3.3. An tồn trong cơng tác thi cơng cốt thép. 8.3.3.1. An toàn khi cắt thép:

- Kiểm tra máy, lưỡi dao cắt có chính xác không, tra dầu máy đủ rồi mới cho máy chạy.

- Khi cắt phải giữ chặt cốt thép, khi lưỡi dao cắt lùi ra mới đưa cốt thép vào, không nên đưa thép vào khi lưỡi dao bắt đầu đẩy tới.

- Không cắt cốt thép ngắn, không dùng ray trực tiếp đưa cốt thép vào máy mà phải dùng kẹp.

- Búa tạ phải có cán tốt, đầu búa phải được lèn chặt vào cán để khi vung đầu búa không bị tuột ra.

8.3.3.2. An toàn khi uốn thép:

- Khi uốn thép phải đứng vững, giữ chặt vam, miệng vam phải kẹp chặt cốt thép, khi uốn phải dùng lực từ từ, cần neo vững vị trí uốn để tránh uốn sai góc u cầu.

- Khơng được nối thép to ở trên cao hoặc ở trên dàn giáo khơng an tồn.

8.3.3.3. An toàn khi hàn cốt thép:

- Trước khi hàn phải kiểm tra lại cách điện và kiềm hàn, phải kiểm tra bộ phận nguồn điện dây tiếp đất, phải bố trí chiều dài dây dẫn từ lưới điện tới máy hàn không vượt quá 15m.

- Chỗ làm việc phải bố trí riêng biệt, cơng nhân phải được trang bị phịng hộ.

8.3.3.4. An toàn khi lắp dựng cốt thép:

- Khi chuyển cốt thép xuống hố móng phải cho trượt trên máng nghiên có buộc dây khơng được quăng xuống.

- Khi đặt cốt thép tường và các kết cấu thẳng đứng khác cao hơn 3m thì cứ 2m phải đặt một ghế có chỗ rộng ít nhất 1m và có lan can bảo vệ ít nhất 0.8m.

- Khơng được đứng trên hộp ván khuôn dầm để đặt cốt thép mà phải đứng trên sàn công tác.

- Khi buộc và hàn kết cấu khung cột thẳng đứng không được trèo lên các thanh thép mà phải đứng trên các dàn giáo riêng.

- Không được đặt cốt thép quá gần nơi có dây điện trần đi qua khi chưa đủ biện pháp an tồn.

- Khơng được đứng hoặc đi lại, đặt vật nặng trên hệ thống cốt thép đang được dựng hoặc đã dựng xong.

8.3.4. An tồn trong cơng tác thi công bê tông: 8.3.4.1. Khu vực làm việc:

- Nơi làm việc phải khô ráo, đường đi lại phải thuận tiện không bị vướng, ván vận chuyển để làm cầu phải lớn hơn 4cm.

- Khi làm việc vào ban đêm phải có đủ ánh sáng treo trên cao ở đường đi lại, nhưng nơi nguy hiểm phải có đèn đỏ báo hiệu.

- Không được bỏ những dụng cụ đảm bảo lót kê dưới dáo,những nơi đổ bê tơng cao hơn 2m phải làm dàn giáo có tay vịn.

- Khi đổ bê tông không đựợc đi lại bên dưới, đổ bê tông với độ dốc lớn hơn 300 thì phải có dây an tồn.

8.3.4.2. An tồn khi sử dụng dụng cụ vật liệu:

- Kiểm tra vật liệu kĩ càng trước khi sử dụng, không được vứt dụng cụ từ trên cao xuống, sau khi đổ bê tông xong phải thu xếp gọn gang và rữa sạch, không để cho bê tơng đơng cứng lên dụng cụ đó.

- Bao xi măng không được chồng cao quá 2m, chỉ nên chồng 10 bao không được để tựa vào tường và cách tường 0.6m.

8.3.4.3. An tồn khi vận chuyển bê tơng.

- Vận chuyển vữa lên cao thường dung gầu có đáy đóng mở đựng rồi dung cần trục đưa lên cao, khi thùng đến phểu đổ không được đưa thùng qua ngang đầu công nhân. Chỉ khi nào thùng bê tông ở tư thế ổn định và cách miệng phểu khoảng 1m mới đc mở đáy thùng.

8.3.4.4. An tồn khi bảo dưỡng bê tơng.

- Cơng nhân phải đủ sức khỏe, quen leo trèo, khơng được bố trí những người thiếu máu, đau thần kinh, phụ nữ mang thai.

- Khi tưới bê tơng lên cao mà khơng có giàn giáo thì phải đeo dây an tồn, khi tưới cần quan sát tránh trúng mạng lưới điện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TCVN 4453 : 1995 : Kết cấu bê tông và bê tơng cốt thép tồn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

[2]. TCVN 4447 : 2012 – Công tác đất, Thi công và Nghiệm thu. [3]. TCVN 4055 : 2012 – Tổ chức thhi cơng

[4].TCVN 4252:1988 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công – Qui phạm thi công và nghiệm thu.

[5]. QCVN 18 : 2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong xây dựng.

[6]. TCVN 3890 : 2009 – Phương tiện phịng cháy và chữa cháy cho nhà và cơng trình.

[7]. Định mức dự tốn xây dựng cơng trình 1776 ban hành kèm theo văn bản số 176/BXD-VP ngày 16/8/2007.

[8]. Sách Kỹ Thuật Thi Cơng – Đổ Đình Đức – Nhà xuất bản Xây Dựng.

[9]. Sổ tay chọn máy thi công xây dựng - Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội - Nguyễn Tiến Thụ - Nhà xuất bản Xây Dựng.

[10]. Số tay chọn máy thi công - Vũ Văn Lộc - Nhà xuất bản Xây Dựng.

[11]. Bài giảng môn học “Kỹ Thuật Thi Công” – Thầy GS.TS. Hà Duy Khánh - giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM.

[12]. Giáo trình mơn học “Thực Tập Kỹ Thuật Nghề Xây Dựng” – Thầy ThS. Nguyễn Văn Khoa – trưởng bộ môn Thi công trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w