Bài học thực tiễn

Một phần của tài liệu Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp Học viện báo chí (Trang 38 - 41)

- PV các thành viên:

2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện tác phẩm

1.2 Bài học thực tiễn

1.2.1. Về ứng xử

Là người sẽ hoạt động ở lĩnh vực báo chí trong tương lai, thái độ và hành vi ứng xử được xem là một yếu tố cực kỳ quan trọng, thậm chí quyết định đến sự thành công của bản thân cũng như của một sản phẩm mà mình làm ra. Trước tiên, muốn hướng đến những cái xa vời thì phải hồn thiện cho bản thân một phong cách lịch sự, gọn gàng, lời ăn tiếng nói lịch thiệp, có văn hóa, biết lắng nghe, biết chia sẻ, tạo được niềm tin cho người đối diện, lăn xả, hết mình, xóa bỏ khoảng cách để bản thân nhân vật phải nhìn được sự chân thành đến từ cá nhân mình. Biến những cuộc phỏng vấn báo chí trở nên gần gũi như những cuộc trị chuyện thơng thường để bản thân nhân vật có thể thổ lộ, chia sẻ hết những gì trong lịng.

Ln đặt tinh thần ham học hỏi, cầu thị, biết lắng nghe, khơng ngại khó, khơng ngại khổ, khơng né tránh lên trên hàng đầu. Ln sẵn sàng nhìn ra được cái sai của mình, khơng bảo thủ, cố chấp. Sẵn sàng đón nhận ý kiến đóng góp, của thầy hướng dẫn, thầy cơ trong khoa, những người có chun mơn, từ anh chị tiền bối đi trước, từ bạn bè, để xây dựng mọi thứ hoàn thiện hơn, tránh những khuyết điểm khơng đáng có trong q trình tác nghiệp bây giờ và sau này.

1.2.2. Về kinh nghiệm và tác phong của người làm báo

Thứ nhất là kinh nghiệm về lựa chọn đề tài tác phẩm. Khơng phải bất cứ đề tài nào cũng có thể triển khai dưới dạng một thể loại ký sự, phim tài liệu,

38

những người làm truyền hình cần ý thức được và lựa chọn đề tài nào phù hợp với sự kiện, câu chuyện… Sau khi đã lựa chọn xong đề tài cần tìm hiểu kỹ thể loại để thực hiện nó dưới dạng nào tốt nhất có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Với truyền hình thì hình ảnh là yếu tố quan trọng nhất để truyền tải thông điệp tới người xem, vậy nên cần đánh giá lại tính khả thi của đề tài thơng qua việc nó có thể truyền tải được bằng hình ảnh hay khơng. Bên cạnh đó âm thanh cũng là một yếu tố quan trọng, dấu ấn của một tác phẩm thể hiện qua độ gợi của âm thanh, nên ưu tiên đề tài nào tận dụng được âm thanh hiện trường, âm thanh tự nhiên. Thu thập khai thác thông tin trong q trình lựa chọn đề tài nói riêng và phục vụ các bước sau này của tác phẩm nói chung là để nắm bắt thơng tin và dần hình thành cách chọn lọc những điểm nhấn riêng trong tác phẩm của mình

Thứ hai là kinh nghiệm khi xây dựng kịch bản. Kịch bản phải luôn là công việc đầu tiên sau khi xác định đề tài, chủ đề vì kịch bản là một khâu, mắt xích quan trọng có vai trị quyết định đến sự thành cơng của một tác phẩm truyền hình.Tuy nhiên kịch bản truyền hình khơng ổn định vì nó chỉ mang tính dự báo những tình huống, bối cảnh, chi tiết sẽ xảy ra trong tác phẩm. Thông thường khi dựng tác phẩm truyền hình thì kịch bản sẽ khác xa so với ban đầu. Kịch bản đạo diễn thường được thể hiện dưới hình thức ơ cột. Kịch bản dựng cũng nên trình bày ở dạng này và cụ thể hơn ở thời lượng, cảnh quay, lời bình, âm nhạc… Nó sẽ giúp q trình diễn ra nhanh chóng và khoa học.

Thứ ba là kinh nghiệm trong ghi hình. Q trình ghi hình có vai trị vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tác phẩm. Trên cơ sở kịch bản, biên tập thống nhất ý tưởng thể hiện tác phẩm với quay phim. Phóng viên quay phim sẽ chủ động ghi hình, sáng tạo hình ảnh ngồi hiện trường. Trước tiên, quay phim cần đảm bảo ghi được những hình ảnh theo yêu cầu của kịch bản. Ngoài ra, căn cứ vào thực tiễn, quay phim sẽ chủ động sáng tạo, chớp lấy những hình ảnh giá trị, cần thiết cho nội dung tác phẩm. Các góc máy cũng

39

cần sinh động, phù hợp, khai thác được cả những cỡ cảnh toàn, trung, cận, đặc tả tạo cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về sự việc. Động tác máy cũng linh hoạt tùy u cầu của từng thể loại. Hình ảnh cịn phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, rõ nét, không bị rung, bị nhòe, ngược sáng (trừ ý đồ nghệ thuật). Yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ cũng được tính tới đối với một số thể loại như ký sự, phim tài liệu,… để thể hiện ý đồ của tác giả. Trong quá trình ghi hình, cần chú ý đến việc khai thác âm thanh (lời nói, tiếng động hiện trường). Lời nói ở đây là lời của nhân vật và phóng viên ngồi hiện trường. Lời nói cần đảm bảo nghe rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về tần số, tránh tạp âm. Sau ghi thu lời xong, đừng bỏ qua bước kiểm tra lại, đề phòng những lỗi kỹ thuật và những lỗi khách quan khác. Với tác phẩm truyền hình, sẽ rất phức tạp để có thể gặp lại nhân vật, bối cảnh để ghi lại hình và tiếng, thậm chí, phóng viên sẽ khơng cịn cơ hội để thực hiện điều đó. Tiếng động hiện trường là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành ngôn ngữ âm thanh của tác phẩm truyền hình. Tiếng động có vai trị bổ trợ cho hình ảnh trong việc chuyển tải nội dung thơng tin. Với truyền hình, hình ảnh động hàm chứa được rất nhiều nội dung, làm cho người xem cảm giác như được tận mắt chứng kiến sự kiện. Tuy nhiên, bản thân hình ảnh khơng phải lúc nào cũng có thể giúp cơng chúng hiểu hết và hiểu đúng nội dung. Và cũng khơng phải lúc nào hình ảnh cũng giúp cơng chúng cảm nhận sự kiện một cách tinh tế. Lúc này, âm thanh sẽ có vai trị rất lớn góp phần giúp cơng chúng hiểu đúng, tường tận về nội dung sự kiện, vấn đề. Thậm chí, thơng qua tiếng động, cơng chúng cịn cảm nhận được những giá trị thơng tin mà hình ảnh chưa bộc lộ hết.

Thứ tư là kinh nghiệm khi dựng tác phẩm truyền hình. Tác phẩm hấp dẫn hay khơng cịn phụ thuộc nhiều vào khâu xử lý hậu kỳ. Trước khi dựng hình cần tiến hành việc đọc băng (nếu ghi hình vào băng) hoặc xem file, ghi lại chi tiết nội dung từng hình ảnh có thể sử dụng được. Sau đó, tiến hành làm kịch bản dựng. Trên cơ sở những hình ảnh có được (chọn từ phần đọc băng, xem

40

file), tác giả tiến hành sắp xếp các hình ảnh trên giấy theo một đường dây lô gic nhất định để làm rõ chủ đề của tác phẩm. Việc xem lại các hình ảnh đã quay và làm kịch bản dựng giúp phóng viên rút ngắn thời gian khi dựng hình và khơng bỏ qua những hình ảnh cần thiết cho tác phẩm. Trên cơ sở kịch bản dựng, phóng viên cùng với kỹ thuật viên tiến hành dựng tác phẩm trên thiết bị dựng. Khi dựng hình, cần tuân thủ ngữ pháp câu hình. Cấu trúc tồn - trung - cận - cận - trung - tồn được sử dụng linh hoạt. Các hình ảnh được sắp xếp đảm bảo tính lơgic, vừa phù hợp với thực tế cuộc sống, vừa đúng với ý tưởng, mục đích của tác giả, làm nổi bật nội dung tác phẩm, tạo được cảm xúc cho người xem. Tiết tấu của hình ảnh nhanh hay chậm còn phù thuộc vào từng thể loại và mục đích của tác giả. Tin, phóng sự ngắn thường có tiết tấu nhanh, độ dồn nén thơng tin cao. Phim tài liệu lại có tiết tấu chậm hơn và chú ý đến thủ pháp tạo kịch tính trong dựng phim. Việc sử dụng kỹ xảo cũng phải phù hợp mới làm tôn thêm giá trị cho tác phẩm. Việc cân đối giữa hình và tiếng trong khi dựng rất cần được chú ý. Nếu hình ảnh và âm thanh (lời bình, tiếng động, âm nhạc) kênh nhau, khơng phù hợp về tiết tấu, nội dung, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của tác phẩm. Chẳng hạn, nếu để tiếng động quá to, át cả lời bình, gây tạp âm, làm khán giả rất khó tiếp nhận thơng tin. Hoặc hình ảnh chuyển động theo tiết tấu chậm, lời bình, âm nhạc lại chạy theo tốc độ gấp gáp sẽ tạo cho người xem cảm giác khó chịu.

Một phần của tài liệu Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp Học viện báo chí (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)