Thuyết minh về cây dừa
Thuyết minh về cây dừa- Mẫu 7
Đăng Khoa:
“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao”
Những dòng thơ ấy gợi nhắc về một loài cây thơm mát ngọt lành, quanh năm gắn bó với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Bến Tre - dừa.
Dừa là biểu trưng của Bến Tre, cũng giống như cây chè ở Thái Nguyên hay cây cam - Hà Giang. Đó là lồi cây với cấu tạo có phần đặc biệt, cây thân đứng, cao và khơng có cành. Tàu lá cứ từ thân mà mọc ra, to và dài đến năm sáu mét, tỏa ra xanh mát. Hoa dừa trắng ngần, kết thành từng cụm gắn bó keo sơn, gồm cả hoa đực và hoa cái. Hoa dừa thụ phấn nhờ gió. Quả dừa cứng cáp có ba cạnh, da xanh nhẵn mượt, sọ dừa bên trong được bao bọc bởi một lớp xơ nâu nhạt. Sọ dừa bao lấy cơm dừa và nước dừa. Cơm dừa trắng đục, ăn hơi giòn và ngọt nhẹ, nước dừa trong vắt, thanh thanh dễ chịu. Dừa là loại cây rễ chùm, màu nâu, mọc sâu và khỏe.
Dừa được biết đến với sức sống bền bỉ và mạnh mẽ, nhưng thích hợp nhất để trồng dừa là đất pha cát với khí hậu nóng ẩm. Những vùng ven biển Việt Nam rất thích hợp để trồng lồi cây ấy. Khơng chỉ vậy, bởi đặc tính chịu mặn nên dừa cũng được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Dừa xét theo những đặc điểm sinh trưởng và cấu tạo, có thể chia thành dừa lùn và dừa cao. Tuy nhiên nếu xét về cơng dụng, có thể chia dừa thành nhóm các giống dừa uống nước: dừa xiêm xanh (nước ngọt thanh), dừa xiêm lục (nước có hàm lượng đường cao..), dừa xiêm lửa, dừa xiêm xanh ruột hồng. Nhóm tiếp theo là giống dừa lấy dầu: dừa ta xanh ta vàng, dừa dâu xanh dâu vàng, dừa dứa hay dừa sáp.
Cây dừa có nhiều cơng dụng. Phần cơm dừa trắng ngần, bùi ngọt khơng chỉ có thể dùng để ăn trực tiếp mà cịn được dùng làm ngun liệu trong cơng nghiệp chế biến các sản phẩm bánh mứt: mứt dừa, kẹo dừa, hoặc dùng điều chế mỹ phẩm: son dưỡng, dầu dừa, dầu gội đầu, kem đánh răng vị dừa. Vào trưa hè nắng gắt, ngồi dưới bóng dừa mà thưởng thức hương vị ngọt thanh, mát dịu của nước dừa thì quả là thoải mái vơ cùng. Xơ dừa có thể dùng để bện dây thừng, sản xuất một số đồ thủ cơng cịn vỏ dừa có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Gáo dừa thích hợp làm nhạc cụ dân tộc hay làm gáo múc nước. Từ lá dừa, người ta lợp nhà lợp cửa, tàu dừa dùng trang trí cổng hoa trong mỗi ngày vui. Lá dừa phơi khô trở thành đuốc soi đường khi thiếu sáng hay được đan thành những món đồ thủ cơng giản dị. Thân dừa được dùng làm cầu bắc ngang kênh, làm cột dựng nhà hay chén đũa. Dừa khơng chỉ có giá trị trong nước mà nhiều sản phẩm từ dừa được dùng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao.
Đến với những miền ven biển, người ta bắt gặp những hàng dừa xanh cao chắn gió. Ngày qua ngày, dừa đối với người dân miền biển, người dân Bến Tre trở
thành một người canh gác, một người bạn thủ thỉ tâm giao tâm tình, một đặc trưng riêng:
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre.
Thấy bơng sen nhớ đồng quê Tháp Mười. Dừa cũng rất tự nhiên mà đi vào thơ ca nhạc họa
Trả ơn ai có cây dừa
Cho tơi nghỉ mát đợi chờ người thương”
Hoặc là:
“Trên thân dừa vết đạn xác xơ. Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ Tơi nghe gió ngàn xưa đang gọi Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua”
Dừa cũng được dùng để tạo nên những câu đố cho đám trẻ nơng thơn: “Một mẹ ni chín mười con
Khơng ăn, khơng uống no trịn vo vo”
(Là cái gì?) Kỹ thuật chăm sóc dừa khơng q phức tạp. Nên chọn trồng dừa tại những vùng đất pha cát, khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong q trình trồng chú ý bón lót, bón thúc, phịng ngừa sâu bệnh thường xuyên để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Cây dừa như người Việt Nam ngay thẳng, cứng cáp và vươn cao, mộc mạc và giản dị nhưng lại mang giá trị vật chất, tinh thần lớn lao. Hiểu vậy để mỗi người thêm yêu quý, trân trọng loài cây ấy.
Thuyết minh về cây dừa - Mẫu 8