Thuyết minh về cây dừa
Thuyết minh về cây dừa- Mẫu 13
Bến Tre dừa xanh bát ngát"
Nhắc đến Bến Tre là ta không thể không nhắc đến dừa- một loại cây quen thuộc với người dân Việt ta. Đi dọc dải đất miền Tây nắng gió ta nhất định sẽ bắt gặp những rặng dừa rủ bóng xanh mát. Cây dừa khơng chỉ làm đẹp cho cảnh sắc làng quê mà nó cịn có nhiều cơng dụng hữu ích cho con người.
Dừa là loại cây dễ trồng, nó có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là đất pha cát và có khả năng chịu mặn tốt nên ở Việt Nam dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Dừa được chia ra làm nhiều loại trong đó có hai loại phổ biến phải kể đến là dừa xiêm và dừa khô. Các giống dừa xiêm sẽ cho ra nước để uống cịn các giống
dừa khơ sẽ dùng để lấy tinh dầu dừa ngun chất. Ngồi ra cịn có một số giống dừa đặc biệt khác như dừa sọc, dừa sáp, dừa dứa.
Mặc dù được chia ra nhiều giống khác biệt nhưng phần lớn cấu tạo của các cây dừa là giống nhau. Thân dừa mọc thẳng , không phân nhánh, cao tầm 20m đến 25m. Thân dừa là đặc điểm để đánh giá sự sinh trưởng của cây bởi thân dừa cao chỉ phát triển mạnh sau từ 4 đến 5 năm. Lá dừa xanh, dài, chia thành nhiều tàu rủ xuống giống như lá chuối nhưng chúng không liền một dải như chuối mà mỗi lá chia thành nhiều nhánh. Một cây dừa sẽ có khoảng 30 đến 35 tàu lá và vào thời kì trưởng thành mỗi tàu lá sẽ dài từ 5m-6m. Rễ dừa được sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, khơng có rễ cọc. Rễ khơng có lơng hút mà chỉ có rễ dinh dưỡng. Khi cây dừa 5 năm tuổi nó có 548 chiếc rễ và đến năm 13 tuổi chúng sẽ đạt số lượng lên tới 5200 rễ.
Hoa dừa có màu trắng và nhỏ, thuộc loại đơn tính, hoa đực và hoa cái riêng lẻ vì vậy hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và cơn trùng. Quả dừa được sinh ra từ hoa. Quả dừa tròn quây quanh thân dừa kết thành từng buồng. Mỗi buồng gồm từ 5 đến 10 trái. Vỏ dừa cứng, độ cứng của cùi và độ ngọt của nước dừa bên trong sẽ phụ thuộc vào độ “già” của trái dừa. Khi thu hoạch dừa người ta phải trèo lên cây dừa để vặn, xoay, cắt cho trái dừa rơi xuống đất hoặc có thể đứng dưới đất dùng sào tre để cắt trái dừa rụng xuống.
Cây dừa đã dốc hết sức lực của mình để phục vụ cho đời sống con người. Có thể nói chúng ta tận dụng được hết những bộ phận của dừa vì chúng vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị sử dụng. Thân dừa to khỏe được đục đẽo làm thành những chiếc xuồng giúp người dân miền Tây đi lại trong những ngày lũ lụt hay những ngày xuôi mái chèo qua rừng ngập mặn. Gỗ dừa còn dùng làm đồ mĩ nghệ tinh xảo. Lá dừa phơi khơ có thể làm chất đốt trong gian bếp làng quê, làm
mái che, đan làm giỏ đựng và ta cũng có thể dùng lá dừa sáng tạo ra chiếc chổi dừa độc đáo. Đến rễ dừa có thể tận dụng để làm thuốc nhuộm...
Và phần giá trị nhất có lẽ là quả dừa. Nước dừa có vị thanh ngọt dùng để giải khát trong những ngày nắng nóng thì khơng gì sánh được. Cùi dừa dùng để kho thịt, làm mứt hay kẹo dừa- những món ăn quen thuộc với người dân Việt. Xơ dừa được tách ra và được bện thành những sợi dây thừng vững chắc, nó cũng là một nguyên liệu cần thiết để sản xuất than củi. Dừa còn là một phương pháp làm đẹp hữu hiệu với chị em phụ nữ. Dầu dừa có cơng dụng làm đẹp da, chống nứt nẻ và dưỡng tóc óng mượt. Người xưa còn ca ngợi dầu dừa bằng câu ca dao:
“Khơng chồng, son phấn qua loa,
Có chồng, em trang điểm nước hoa dầu dừa.”
Quả thật, cây dừa đã gắn bó với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Dừa tỏa bóng mát làm dịu tâm hồn con người, dừa lại tạo giá trị kinh tế giúp con người kiếm thêm thu nhập. Cây dừa còn đi vào thơ ca, tạo nên một nét riêng giản dị đặc trưng của tâm hồn Việt. Vì thế dừa xứng đáng là một lồi cây được yêu quý và trân trọng.
Thuyết minh về cây dừa - Mẫu 14