Tăng cƣờng giao lƣu văn hóa, giáo dục và các hoạt động khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay (Trang 80 - 84)

1 Báo Nhân Dân, ngày 3 tháng 7 năm 995.

2.2.3. Tăng cƣờng giao lƣu văn hóa, giáo dục và các hoạt động khác

Quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đƣợc mở rộng và đa dạng hóa. Chúng ta đã phát triển quan hệ với nhiều nƣớc ở tất cả các châu lục, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế và các trung tâm kinh tế – chính trị thế giới trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, Việt Nam cịn có những quan hệ với các nƣớc về khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội và phát triển dƣới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau.

Trong sự giao lƣu, hội nhập về giáo dục và đào tạo, có thể nói, Việt Nam so với ngay các nƣớc trong khu vực ASEAN cũng đã cho thấy sự “chênh về nội dung, phƣơng pháp và chất lƣợc của các trƣờng học, nhất là các trƣờng đại học” [44, tr.351]. Việc dạy và học ở Việt Nam cịn mang nặng tính truyền thống, “thầy đọc trị viết”, thụ động, ít thực tế.

Một vài năm trở lại đây, trƣớc xu thế hội nhập trên thế giới, sự giao lƣu về lĩnh vực giáo dục ngày càng đƣợc đẩy mạnh. Nhiều học sinh, sinh viên, học viên

Việt Nam đã ra nƣớc ngoài học tập, tiếp thu nhiều kiến thức mới với phƣơng pháp đào tạo hiện đại và mang lại hiệu quả. Đây là một nguồn lực lớn có vai trị quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Trong thế giới hiện đại, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng trở thành xu thế chủ đạo, sự giao thoa giữa các nền văn hóa đang diễn ra phổ biến thì việc Việt Nam tăng cƣờng giao lƣu văn hóa với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới là điều cần thiết. Thông qua các hoạt động văn hóa sẽ làm cho bạn bè trên thế giới hiểu về Việt Nam nhiều hơn, làm cho chúng ta gần gũi với thế giới hơn, thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc trên nhiều lĩnh vực khác. Thông qua hoạt động giao lƣu văn hóa nó cũng sẽ làm “phong phú sắc thái của văn hóa dân tộc mình cũng nhƣ văn hóa tồn khu vực” [44. tr.352].

Trong nỗ lực đem văn hóa Việt Nam giới thiệu với bạn bè trên thế giới, trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam với thế giới. Chúng ta đã tổ chức thành công SEA GAMES 22 tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một Đại hội thể thao lớn mang tầm cỡ khu vực. Nhiều hoạt động văn hóa đƣợc Việt Nam chuẩn bị chu đáo để chào đón các nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam và dự các Hội nghị quốc tế do Việt Nam đăng cai (Hội nghị cấp cao ASEM 5, APEC 14…). Nhiều đoàn nghệ thuật của Việt Nam đã ra nƣớc ngoài biểu diễn nhằm phục vụ kiều bào ta và bạn bè quốc tế nhƣ Đồn Nhã nhạc Cung đình Huế biểu diễn phục vụ Vua và Hồng hậu Nhật Bản; chƣơng trình nghệ thuật Duyên dáng Việt Nam đã biểu diễn ở Xingapo và sắp tới sẽ đƣợc tổ chức tại thủ đô London (Anh)…

Trong lĩnh vực giao lƣu văn hóa giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN có nhiều bƣớc phát triển. Cùng trong dòng chảy chung của nền văn hóa phƣơng Đơng, Việt Nam và các nƣớc ASEAN đã có những cuộc trao đổi các đoàn nghệ

thuật nhằm đƣa bản sắc văn hóa của nƣớc mình đến với bạn bè trong khu vực. Đây thực sự là một hoạt động có ý nghĩa đối nhân dân các nƣớc ASEAN. Bên cạnh đó, việc đi lại giữa các nƣớc ASEAN ngày nay đã dễ dàng hơn rất nhiều, tạo điều kiện cho nhân dân các nƣớc ASEAN có thể đi du lịch, thăm thân, giao lƣu, buôn bán, trao đổi.

Tiểu kết, chúng ta đã mở rộng quan hệ kinh tế thƣơng mại với nhiều nƣớc, khu vực và các tổ chức quốc tế. Chúng ta đã tự đổi mới theo yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bƣớc chủ động, tích cực chuẩn bị và tham gia ngày càng sâu rộng và hiệu quả vào tiến trình tồn cầu hóa thơng qua việc thiết lập quan hệ và tham gia hoạt động trong các thể chế kinh tế quốc tế ở nhiều cấp độ: song phƣơng, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và tồn cầu.

Q trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng chủ động của Việt Nam đã đƣa đến một thành tựu quan trọng là Việt Nam đã khắc phục đƣợc tình trạng khủng hoảng thị trƣờng do các đối tác kinh tế thƣơng mại truyền thống ở Liên Xô cũ và các nƣớc XHCN Đông Âu trƣớc đây bị thu hẹp, do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp chúng ta từng bƣớc mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu, đặc biệt hàng hóa của chúng ta đã vào đƣợc các thị trƣờng khó tính, có u cầu chất lƣợng hàng hóa rất cao nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU… Các nƣớc châu Á trở thành thị trƣờng xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam. Từ chỗ “kim ngạch thƣơng mại đạt chƣa tới 5 tỷ USD và bạn hàng chủ yếu là một số nƣớc Đông Âu vào cuối những năm 80 (thế kỷ XX) đến nay, với trên 170 đối tác thƣơng mại, kim ngạch hai chiều năm 2006 của nƣớc ta đạt xấp xỉ 85 tỷ USD và tiếp tục có triển vọng tăng trong các năm tiếp theo” [31, tr.4].

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã thu hút mạnh mẽ nguồn vồn đầu tƣ từ bên ngoài và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nƣớc ngồi. Hiện nay, nƣớc ta có quan hệ đầu tƣ với hơn 70 nƣớc và vùng lãnh thổ, với nhiều tập đồn và cơng ty đa, xun quốc gia có tiềm lực về cơng nghệ

và tài chính. Với khoảng “7000 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 60 tỷ USD” [31, tr.4], Việt Nam hiện đang đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có sức thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài cao trong ky vực. Nguồn vốn này bổ sung cho nguồn vốn trong nƣớc, góp phần phát huy nội lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, từng bƣớc khắc phục khoảng cách về phát triển với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Khu vực kinh tế có vốn FDI đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng “16% GDP của cả nƣớc, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu” [31, tr.4].

Thông qua việc hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định xử lý nợ đa phƣơng và song phƣơng với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và các nƣớc hữu quan. Nhìn chung, chúng ta đã xử lý thoả đáng vấn đề nợ nƣớc ngồi thơng qua các tổ chức nhƣ Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ Luânđôn và các cuộc đàm phán song phƣơng với từng đối tác. Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách trong giai đoạn trƣớc mắt, tập trung nguồn lực cho các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội.

Thông qua việc hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần mở rộng và đẩy mạnh lĩnh vực du lịch- dịch vụ của nền kinh tế. Ngành cơng nghiệp khơng khói hàng năm thu hút khoảng 4 triệu lƣợt du khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm. Ngành Du lịch ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách, tăng cƣờng nội lực nền kinh tế đất nƣớc trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực hội nhập.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)