Quy tắc 1, “Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam” kèm theo Quyết định 201/QĐHĐLSTQ.

Một phần của tài liệu 6 bài viết về Luật sư và đạo đức nghề Luật sư (Trang 40 - 41)

(2) Chương 2 (quan hệ với khách hàng).

Chương 2 ghi nhận các quy tắc về “Quan hệ với khách hàng” của luật sư, bao gồm 11 quy tắc lớn, 30 quy tắc nhỏ, 17 tiểu quy tắc, theo 4 mục (các quy tắc cơ bản, các quy tắc khi nhận vụ việc; thực hiện và kết thúc vụ việc). Nội dung của chương được rà soát, chỉnh sửa và bổ sung mới theo hướng cụ thể, rõ ràng, sát hơn với thực tiễn hành nghề, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện quyền độc lập, tự do hành nghề song hành với đảm bảo sự tôn trọng và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tốt nhất lợi ích khách hàng đối với giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý mà luật sư thực hiện.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư “luôn theo những nền tảng đã chọn lựa và dựa trên các truyền thống nhưng được thay đổi cách thực hiện cho phù hợp với hiện tại”44. Với cách tiếp cận đó, quy tắc về quan hệ với khách hàng trong Bộ quy tắc năm 2019 có những điểm mới căn bản sau:

Thứ nhất, quy tắc giao dịch với khách hàng liên quan đến “Thù lao”. Theo quy tắc

mới, luật sư có bổn phận và trách nhiệm phải giải thích (thay vì theo quy tắc cũ là tư vấn) cho khách hàng về thù lao sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư45. Nội hàm của sự thay đổi này củng cố, khẳng định giá trị truyền thống của nghề nghiệp luật sư, một nghề luật mà người hành nghề lấy “tinh thần nghĩa hiệp, tính cách bất vụ lợi, tinh thần độc lập, đức tính ngay thẳng và chân thật”46 làm nền tảng đạo đức để thiết lập quan hệ với khách hàng. Trí tuệ, cơng sức luật sư bỏ ra để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng thực chất được “bù đắp” tương xứng khơng đơn thuần chỉ bằng chi phí sử dụng dịch vụ pháp lý mà khách hàng trả cho luật sư. Chi phí đó cịn hàm chứa sự “biết ơn” của khách hàng đối với công sức, sự cống hiến và cả những “hy sinh” của luật sư cho sứ mệnh góp phần bảo vệ cơng lý, lẽ cơng bằng mà khách hàng chính là người được thụ hưởng những lợi ích này. Vì vậy, chi phí sử dụng dịch vụ pháp lý luật sư luôn mang ý nghĩa thù lao mà không phải là tiền công, tiền “mua” dịch vụ một cách đơn thuần. Vậy nên, bổn phận của luật sư giải thích cho khách hàng về các vấn đề thù lao có ý nghĩa gìn giữ, bảo vệ sự trong sạch và liêm chính của luật sư trước khách hàng, là giá trị tinh thần, đạo đức cao cả của nghề nghiệp luật sư.

Thứ hai, về quy tắc “Xung đột về lợi ích” trong quan hệ luật sư và khách hàng. Đây là

nội dung ghi nhận sự phát triển về tư duy nghề nghiệp rất căn bản qua các bản quy tắc đạo đức - ứng xử nghề nghiệp luật sư đã được ban hành. Tại quy tắc số 6 của bản “Quy tắc mẫu” năm 2002, cách hiểu về xung đột lợi ích đã đặt ra yêu cầu luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho hai hoặc nhiều khách hàng trong cùng một vụ việc, khi quyền lợi của các khách hàng đó đối lập nhau hoặc quyền lợi của khách hàng đối lập với quyền lợi của người thân thích của luật sư đang thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, trừ trường hợp được các khách hàng đồng ý. Tới Bộ quy tắc năm 2011 thì vấn đề xung đột về lợi ích trong hành nghề luật sư được nhận

Một phần của tài liệu 6 bài viết về Luật sư và đạo đức nghề Luật sư (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w