Quy tắc 15 Xung đột về lợi ích,“Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam” kèm theo Quyết

Một phần của tài liệu 6 bài viết về Luật sư và đạo đức nghề Luật sư (Trang 43 - 44)

định đoạt của khách hàng và luật sư. Sự “can dự” của thể chế pháp lý hay quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật trong tình huống như vậy mang ý nghĩa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, sự chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của luật sư chứ khơng nên có ý nghĩa “quyết định thay” cho các chủ thể của “giao dịch dân sự đặc thù” này. Có thể nhận thấy cách tiếp cận mới của Bộ quy tắc năm 2019 đối với trường hợp xung đột về lợi ích là “cách tiếp cận mở”, với quy định, luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy tắc này47, và theo quy tắc của bộ quy tắc mới thì cho phép luật sư có những lựa chọn khác nhau, tùy thuộc từng tình huống thực tế. Bộ Quy tắc dành cho luật sư sự chủ động để phát hiện, phòng tránh việc để xảy ra xung đột lợi ích ngồi ý muốn, nhưng có thể vẫn chấp nhận việc luật sư tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong những tình huống tuy có xung đột lợi ích nhưng có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng về việc yêu cầu luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý, trừ các trường hợp tại quy tắc 15.4 của bộ quy tắc mới.

Ngoài điểm mới liên quan đến quy tắc xung đột về lợi ích, cần lưu ý thêm một số quy tắc mới khác liên quan đến các quy tắc về quan hệ với khách hàng trong Bộ Quy tắc năm 2019. Trước đây, “Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư”, (Ban hành kèm theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”, và sau này là Bộ quy tắc năm 2011 đã từng được quán triệt “Quy tắc bẩy không”48, Đến Bộ quy tắc năm 2019, bên cạnh việc kế thừa các quy tắc đã có cịn chỉnh sửa một số quy tắc với yêu cầu: (i) Luật sư cần có phản hồi rõ ràng, nhanh chóng cho khách hàng về yêu cầu tiếp nhận vụ việc; (ii) Luật sư chỉ nhận vụ việc theo điều kiện, khả năng chun mơn của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Mức độ yêu cầu ứng xử của luật sư trong nhận vụ việc có hai cách hiểu về quy tắc này:

Một là, khuyến khích luật sư chỉ nhận vụ việc phù hợp với điều kiện, khả năng chuyên

môn của cá nhân hoặc tổ chức hành nghề luật sư;

Hai là, việc luật sư nhận vụ việc khơng thích hợp về điều kiện và khả năng chuyên

môn không thuộc danh mục quy tắc “những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng”. Điều này có thể được hiểu, giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý là sự tự nguyện thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng, nhưng với điều kiện không vi

47 Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích,“Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam” kèm theo Quyết Quyết

định 201/QĐHĐLSTQ.

48 “Không cộng tác, kinh doanh cùng khách hàng; không vay mươn tiền, tài sản của khách hàng để sinh lợi chomình; khơng soạn thảo hợp đồng để khách hàng tặng, cho mình hoặc người thân thích của mình tài sản mình; khơng soạn thảo hợp đồng để khách hàng tặng, cho mình hoặc người thân thích của mình tài sản

củahọ;khơng

nhận tiền, tài sản của người khách để gây thiệt hại cho khách hàng của mình; khơng th người khác mơi giới dẫn

khách hàng cho mình; khơng tự mình hoặc cho người khác đến gia đình bị can, bị cáo để vận động họ thuê mình làm bào chữa; khơng hứa hẹn trước kết quả việc tham gia tố tụng nhằm mục dích lơi kéo khách hàng hoặc tăng thù lao; khơng địi hỏi khách hàng bất kỳ khoản lợi ích gì ngồi thù lao đã thỏa thuận” – “Đạo đức nghề luật” – Học viện Tư pháp, Nxb Tư pháp, năm 2011, Tr.206 – 207.

phạm điều cấm của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, không vi phạm quy tắc của bộ quy tắc này và giao dịch giữa khách hàng và luật sư phải được ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong hợp đồng phải xác định rõ yêu cầu của khách hàng, mức thù lao và những nội dung chính khác mà một hợp đồng dịch vụ pháp lý phải có theo quy định của pháp luật. Khơng những vậy, “luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi có thể lường trước được trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư”49. (3) Chương 3 (quan hệ với đồng nghiệp). Chương 3 là các quy tắc về “quan hệ với đồng nghiệp” của luật sư, với 8 quy tắc lớn, 19 quy tắc nhỏ và 9 tiểu quy tắc. Điểm lưu ý trong bộ quy tắc mới đó là một mặt loại giảm bớt những diễn giải mang tính thuyết giáo, mặt khác tập trung và đặt trọng tâm vào điều chỉnh những vấn đề thuộc bản chất quan hệ đồng nghiệp của luật sư, như tình đồng nghiệp, sự tơn trọng và hợp tác của luật sư, ứng xử phù hợp trong cạnh tranh nghề nghiệp, các hành xử phù hợp trong các mối quan hệ công việc với cá nhân luật sư, với tổ chức hành nghề, tổ chức quản lý hoạt động hành nghề và những điều luật sư không được làm trong quan hệ đồng nghiệp. Bộ Quy tắc năm 2019 còn hướng đến bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân luật sư trong các hình thức hành nghề thực tế, như hành nghề với tư cách cá nhân. Thời gian qua, khi áp dụng Bộ quy tắc năm 2011 cũng nảy sinh những vướng mắc liên quan đến quan hệ đồng nghiệp của giới luật sư. Do đó, khi sửa đổi, ban hành bộ quy tắc mới lần này, vấn đề quy tắc về quan hệ với đồng nghiệp của luật sư cũng rất được quan tâm. Điểm mới khá rõ liên quan đến quy tắc về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ đồng nghiệp của luật sư đã có sự cụ thể hóa ở quy tắc cấm luật sư thực hiện hành vi giành giật khách hàng50. Tương tự, bộ quy tắc mới cụ thể hóa quy tắc cấm luật sư tạo thành phe, nhóm giữa các luật sư để cơ lập đồng nghiệp trong q trình hành nghề, hoặc thực hiện hành vi liên kết, liên doanh, thành lập nhóm luật sư hoạt động trái với quy định của pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

(4) Chương 4 “quan hệ với người và cơ quan tiến hành tố tụng”.

Chương 4 quy định về “quan hệ với người và cơ quan tiến hành tố tụng” của luật sư, bao gồm 3 quy tắc lớn, 8 quy tắc nhỏ, quy định cách hành xử tôn trọng quyền tư pháp, sự thật khách quan của luật sư khi tham gia hoạt động tố tụng tại tòa án cũng như trong q trình tác nghiệp bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Các quy tắc trong chương này ràng buộc hành xử chuẩn mực của luật sư từ cả góc độ đạo đức nghề nghiệp và góc độ văn hóa tư pháp, nhằm hạn chế, loại bỏ việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tư pháp, đảm bảo hiệu quả tối ưu cho thực thi chức năng bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Một phần của tài liệu 6 bài viết về Luật sư và đạo đức nghề Luật sư (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w