Quy tắc 8, “Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam” kèm theo Quyết định 201/QĐHĐLSTQ

Một phần của tài liệu 6 bài viết về Luật sư và đạo đức nghề Luật sư (Trang 41 - 43)

201/QĐHĐLSTQ

diện là sự đối lập về quyền lợi vật chất hay tinh thần đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra giữa hai hay nhiều khách hàng của luật sư; giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc hoặc trong những vụ việc khác có liên quan đến vụ việc đó. Và quy tắc về xung đột lợi ích buộc luật sư phải từ chối việc nhận cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. So với bản quy tắc mẫu năm 2002 thì quy tắc năm 2011 mở rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc này đến chính bản thân luật sư và nâng cấp yêu cầu đối với luật sư trong tình huống có xung đột về lợi ích bằng quy định phải triệt để không cung cấp dịch vụ pháp lý khi xuất hiện tình thế có xung đột lợi ích. Song, trên thực tế áp dụng, quy tắc xung đột lợi ích của Bộ quy tắc năm 2011 đã bộc lộ sự bất hợp lý trong cách hiểu và nhìn nhận về xung đột lợi ích, vì khơng phải hễ cứ có xung đột lợi ích là sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng bảo vệ lợi ích cho khách hàng của luật sư.

Nhìn nhận lại vấn đề theo chiều hướng đa diện, biện chứng và đề cao sự phù hợp giữa nguyên tắc với thực tiễn hành nghề, Bộ quy tắc năm 2019 đã điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với vấn đề xung đột về lợi ích. Xung đột về lợi ích theo cách hiểu của Bộ quy tắc năm 2019 là trường hợp mà do sự chi phối tiêu cực từ việc có, bảo vệ hoặc giành lợi ích cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng của mình (hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba) làm cho luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong thực hiện nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin hoặc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Từ góc độ tâm lý chung cho thấy, một luật sư có thể sẽ khó giữ được sự vơ tư, khách quan và tận tâm mà pháp luật và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp quy định khi nhận bảo vệ lợi ích cho hai khách hàng đối lập nhau về quyền và lợi ích hợp pháp trong cùng vụ việc hoặc giữa người đã từng là khách hàng của luật sư với người đang có yêu cầu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tâm lý này lại càng trở nên khó khăn hơn nếu luật sư phải đối diện với lợi ích của chính cá nhân hay của người thân thích của luật sư. Về phía khách hàng, trong những trường hợp như vậy, theo tâm lý thông thường, khách hàng khơng tránh khỏi việc hồi nghi, thiếu tin tưởng đối với luật sư. Do vậy, về nguyên tắc pháp luật cũng như quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, đối với tình huống có xung đột về lợi ích thì ứng xử chung đối với luật sư là từ chối, không nhận vụ việc.

Nhưng trên thực tế, các vấn đề xung quanh tình huống này khơng hồn tồn xi chiều theo một hướng. Trong những bối cảnh cụ thể, cách giải quyết vấn đề xung đột về lợi ích lại được xử lý trên cơ sở của việc “hóa giải” sự thiếu tin tưởng từ khách hàng đối với luật sư và khả năng loại bỏ sự tác động tiêu cực của việc lợi ích đang xung đột về lợi ích đến hiệu quả bảo vệ khách hàng của luật sư. Nói cách khác, khi khách hàng đủ sự tin tưởng để đặt việc bảo vệ lợi ích của họ vào khả năng, sự vơ tư, chính trực và khách quan của luật sư, cộng với việc chính bản thân luật tự tin vào bản thân để có sự đảm bảo chắc

chắn cho việc đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng thì vấn đề xung đột lợi ích hồn tồn do chính khách hàng và luật sư quyết định. Điều đó cũng có nghĩa quyền

Một phần của tài liệu 6 bài viết về Luật sư và đạo đức nghề Luật sư (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w