đang phát triển
1. Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển
Lợi thế so sánh ln biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số các nước ĐPT chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường.... Đó là một thách thức lớn đối với các nước ĐPT. Nhưng TCH, KVH cũng mang lại cho các nước ĐPT những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mơ hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nước ĐPT có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, cơng nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hố - dịch vụ khơng thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó các nước ĐPT có cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, các dịng kỹ thuật - cơng nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại. Nhưng cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước ĐPT, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước.
Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình TCH, KVH của các nước ĐPT là nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch thế giới của các nước ĐPT ngày một tăng (1985: 23%, 1997: 30%). Các nước ĐPT cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước ĐPT đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng cơng nghiệp xuất khẩu trên tồn thế giới.
Kinh tế TCH, KVH biểu hiện nổi bật ở dịng ln chuyển vốn tồn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước ĐPT có thể thu hút được nguồn vốn bên ngồi cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngồi. Các nhà đầu tư nước ngồi tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngồi cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước ĐPT tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước ĐPT tăng lên 198 tỷ USD, trong đó 97 tỷ USD vào Mỹ Latinh (Braxin chiếm 31 tỷ), 91 tỷ USD vào Châu Á (riêng Trung Quốc chiếm 40 tỷ).
TCH, KVH đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước ĐPT đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào các nước ĐPT tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nước ĐPT thu hút tới 37% lượng vốn FDI tồn thế giới. Trong dịng vốn đầu tư vào các nước ĐPT thì dịng vốn tư nhân ngày càng lớn.
3. Nâng cao trình độ kỹ thuật - cơng nghệ
Trước xu thế TCH, KVH, các nước ĐPT tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Thứ nhất, du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành cơng nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. Tuỳ thuộc vào khả năng vốn, trí tuệ... mà các nước ĐPT lựa chọn một hoặc cùng lúc cả hai con đường phát triển nói trên. TCH, KVH cho phép các nước ĐPT có điều kiện tiếp nhận các dịng kỹ thuật - cơng nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ
thuật - cơng nghệ của mình. Nhưng điều đó cịn phụ thuộc vào khả năng của từng nước biết tìm ra chiến lược cơng nghiệp hố rút ngắn thích hợp.
Trong q trình TCH, KVH các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ cơng nghệ sản xuất của các nước ĐPT. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước ĐPT. TCH, KVH được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - cơng nghệ ở các nước ĐPT. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI... các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước đang phát triển. 4. Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
TCH, KVH địi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước ĐPT phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... đang chiếm ưu thế, cịn ở những nước ĐPT chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước ĐPT nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó địi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình TCH, KVH sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế tồn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, khơng cịn con đường nào khác là phải hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển, khơng thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước ĐPT cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước ĐPT đều tiến tới mơ hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mơ hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực.
Nhưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế địi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước ĐPT phải tìm ra con đường cơng nghiệp hố rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mơ hình cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước ĐPT nhanh chóng chuyển được nền kinh tế nơng nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các nước ĐPT đều chú trọng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước ĐPT đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm 1994).
TCH, KVH đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Nền kinh tế tồn cầu đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế của các nước ĐPT, nếu muốn phát triển, khơng cịn con đường nào khác là phải nhanh chóng hồ nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các động thái của dòng vận động tiền vốn, kỹ thuật - cơng nghệ, hàng hố - dịch vụ khổng lồ của thế giới. Tính bất
định và mức độ dễ bị tổn thương với tính cách là hệ quả của những động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các nước ĐPT.
5. Mở rộng kinh tế đối ngoại
TCH, KVH làm cho q trình quốc tế hố đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. TCH, KVH đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước ĐPT. Và chỉ bằng cách đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế. Đồng thời, TCH, KVH, quá trình quốc tế hố đời sống kinh tế càng đẩy mạnh thì càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, v- ượt qua được những thách thức. Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu khơng thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do vậy không một quốc gia nào, kể cả các nước ĐPT, lại không thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong hồn cảnh quốc tế hố đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá trình TCH, KVH được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước ĐPT.
6. Cơ sở hạ tầng được tăng cường
Quá trình TCH, KVH đã tạo ra cơ hội để nhiều nước ĐPT phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thơng vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện, nước... ở các nước ĐPT, mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp, do đó tích luỹ cũng vơ cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt. Trong khi đó các nước ĐPT lại rất cần những lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng những cơng trình thiết yếu nhằm phát triển kinh tế. Bởi vậy, xuất hiện khoảng cách lớn giữa nhu cầu đầu tư và tích luỹ vốn. Cho nên các nước ĐPT muốn tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải biết tạo mơi trường
thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Chỉ có thơng qua các quan hệ kinh tế đối ngoại mới có thể cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ cơng nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có; cải tiến, hiện đại hố cơng nghệ truyền thống; xây dựng những hướng cơng nghệ hiện đại... Nhờ đó mà xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.
7. Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến
Các nước có nền kinh tế phát triển thường có phương thức, cách thức quản lý nền kinh tế tiên tiến với những công cụ quản lý hiện đại. Thông qua các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế các nước ĐPT học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại của các nước phát triển. Học tập trực tiếp qua các dự án đầu tư, qua các Xí nghiệp, Cơng ty liên doanh...., qua việc đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế...