Phân tích ưu nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 32 - 37)

III. Phân tích phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu

2. Phân tích ưu nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu

2.1. Ưu điểm

Các yếu tố trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước Singapore:

2.1.1. Kiên trì, nỗ lực, quyết tâm cao độ

Trước hết, có thể khẳng định Lý Quang Diệu là một người quyết đốn, kiên trì, bền bỉ, quyết tâm cao, đồng thời cũng là một chính khách có tầm hiểu biết, vốn kiến thức sâu rộng.

Nhà báo Mỹ Tom Plate đã viết trong cuốn sách "Đối thoại với Lý Quang Diệu" lời của vị Cố Thủ tướng như sau: "Nguyên tắc cơ bản của tơi là gì? Khi đối mặt với

khó khăn, vấn đề lớn hoặc những dữ kiện mâu thuẫn, tôi xem xét lại tất cả những giải pháp khác nếu như giải pháp tôi đưa ra không hiệu quả. Tơi chọn giải pháp có khả năng thành cơng cao nhất, nhưng nếu vẫn thất bại thì tơi lại chọn giải pháp khác nữa. Không bao giờ bế tắc cả”.

Tác động đến thành công của Singapore: Từ năm 1954 đến 1959, ông Lý và các cộng sự trong đảng PAP tranh đấu không mệt mỏi để giành quyền tự trị cho Singapore. Kể từ khi nhận chức ngày 5/6/1959 và trở thành thủ tướng đầu tiên của quốc gia này,

ông đã không ngừng cống hiến và nỗ lực để tìm ra những giải pháp để đưa Singapore trở thành một quốc gia cường thịnh như ngày nay. Khi Lý Quang Diệu mới lên nắm quyền, thu nhập bình quân đầu người của Singapore chỉ khoảng 400USD/năm, thế nhưng đến nay mức thu nhập này đã vượt quá con số 60.000USD/năm.

2.1.2. Quý trọng nhân tài, tư tưởng giáo dục tiến bộ

Trong cuốn hồi ký mang tên "From Third World to First: The Singapore Story: 1965-2000" (bản dịch tiếng Việt có nhan đề "Bí quyết hóa rồng"), ơng Lý Quang Diệu khẳng định: “Nhân tài là tài sản quý báu nhất của quốc gia” và “càng có nhiều nhân

tài là những vị bộ trưởng, các nhà quản trị và những người có chun mơn cao thì các chính sách càng có nhiều ảnh hưởng, kết quả đạt được càng tốt hơn”.

Tác động đến thành công của Singapore:

Lý Quang Diệu là người khởi sướng và thực thi nhiều chính sách đào tạo và thu hút nhân tài cả ở trong và ngoài nước. Để tạo ra một lực lượng nhân tài đông đảo phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước, Chính phủ tạo ra cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả mọi người.

Công tác giáo dục được thực hiện khá nhân văn nhưng rất chặt chẽ và chất lượng: học sinh phổ thông không những được miễn học phí mà cịn được tặng sách giáo khoa; nước này cũng không tổ chức các kỳ thi đại học mà xét tuyển căn cứ kết quả học tập ở các cấp học phổ thông, nhưng đặc biệt yêu cầu cao ở thi tốt nghiệp đại học, vì vậy đảm bảo các sinh viên có học lực yếu khơng thể tốt nghiệp.

Về tình trạng việc làm của người dân trong nước, ông Lý đã tỏ ra khá linh hoạt thơng qua các chính sách ở mảng này. Cuối những năm 1970, khi đất nước đối mặt với khó khăn thiếu hụt nhân tài khi các quốc gia phương Tây thay đổi chính sách nhập cư, chấp nhận người di dân châu Á, ông Lý Quang Diệu đã lập ra 2 ủy ban. Một ủy ban có nhiệm vụ giúp những người có năng lực làm đúng nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành một xã hội. Với những người xuất sắc, ủy ban này có chính sách chiêu mộ hiền

1990, nhân tài có được thơng qua việc tích cực tuyển dụng đạt gấp 3 lần so với nhân tài bị mất đi do chảy máu chất xám. Bên cạnh đó, ơng thành lập hai cơ quan thu hút nhân tài từ Ấn Độ và các nước trong khu vực, lý giải cho việc làm này, ông khẳng định: “Nếu không lấp vào chỗ trống bằng những tài năng nước ngồi, chúng tơi không làm

cho đất nước vươn lên hàng đầu được. Họ chính là những megabytes bổ sung cho chiếc máy tính Singapore”.

Hiện nay, Singapore được biết đến là một quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển tốt nhất và nổi tiếng là quốc gia có ưu tiên hàng đầu là đầu tư cho giáo dục.

2.1.3. Đề cao tính tự giác, tự tin, lạc quan

Một trong những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu dành cho người dân Singapore: “Thế giới không ai nợ nần chúng ta. Chúng ta không thể cầm bát đi ăn mày

để sống". Chính vì vậy, ơng ln nhắc nhở người dân rằng “ngày nào người Singapore còn năng động, thích nghi và cạnh tranh tốt, ngày đó chúng ta cịn có thể tiến lên”.

Mục tiêu của ông Lý đặt ra cho một nước nhỏ như Singapore là ln phải tìm cách kết bạn càng nhiều càng tốt, song điều cốt yếu vẫn phải là giữ được chủ quyền và độc lập. Trong buổi nói chuyện ở trường S.Rajaratnam vào tháng 4-2009, ông khẳng định: “Hữu nghị, trong quan hệ quốc tế, khơng thể lệ thuộc nơi thiện chí hay hỉ nộ ái ố của

thiên hạ. Chúng ta phải luôn giữ cho “ta là ta””. Qua những phát biểu và hành động

thực tiễn của mình, Lý Quang Diệu thể hiện là người đề cao tính tự giác, lịng tự tơn và giá trị dân tộc, đồng thời luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai của đất nước.

Tác động đến thành công của Singapore:

Quá trình chuyển mình của Singapore là tập hợp những chiến lược đột phá, chưa từng có trong lịch sử. Từ chối nhận những khoản viện trợ từ nước ngoài để nâng cao ý chí của người dân, chính phủ Singapore tận dụng những tài sản mà quân Anh để lại, biến chúng thành khu công nghiệp, điểm du lịch, bỏ qua các nước châu Á láng giềng để mời gọi đầu tư từ phương Tây. Bởi lẽ khi dựa trên cái vốn có của mình mà khơng phải vay mượn, người dân Singapore sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn và phát huy sự

sáng tạo để tạo ra giá trị cho đất nước nhiều hơn so với những khoản vay mượn từ nước ngoài. Tư tưởng lạc quan, táo bạo khơi dậy tính tự giác từ Lý Quang Diệu là xuất phát điểm tạo nên thành công của nền kinh tế Singapore. Hiện nay, sau sự ra đi của vị chính khách lỗi lạc họ Lý, Singapore vẫn duy trì là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, nằm trong danh sách các nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới.

2.2. Nhược điểm

Những mặt trái còn tồn tại trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu có ảnh hưởng nhất định tới Singapore:

2.2.1. Chưa thực sự coi trọng dân chủ và bình đẳng

Là người có phong cách lãnh đạo độc đốn, khơng thể phủ nhận nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu đã dẫn dắt nhà nước và nhân dân Singapore đi theo các quyết sách của ông mà hầu hết không để tâm đến sự đồng thuận của số đông, đồng thời về cơ bản Singapore vẫn do đảng phái của ông Lý chi phối và thống trị.

Tác động đến người dân Singapore:

Sự độc đoán trong việc ra các quyết sách của ông Lý và việc cầm quyền của đảng phái do Lý Quang Diệu đứng đầu tại đất nước Singapore tại nhiều thời điểm đã gặp phải những ý kiến phản đối từ một số ít người dân và các phe phái đối lập. Hơn thế nữa, Singapore được hình thành từ nhiều đảng phái và là một đất nước đa sắc tộc (chủ yếu gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,…), hình thành và hoạt động dựa trên 5 lý tưởng (dân chủ, sự bình đẳng, hịa bình, phát triển và cơng bằng) nên đã có khơng ít những ý kiến trái chiều về sự mất dân chủ trong điều hành chính trị của Lý Quang Diệu. Thực trạng cho thấy tuy sống trong một quốc gia xanh, sạch, giàu có và ít tham nhũng, sự bất mãn vẫn tồn tại trong dân thường Singapore do nhiều người không thể mua nổi nhà đất vì giá bất động sản quá cao và khoảng cách giàu nghèo tại nước này ngày càng lớn.

Tuy nhiên, Đảng Hành động Nhân dân Singapore có người đứng đầu Đảng cũng là đứng đầu cơ quan hành pháp, chính sách của Đảng được thể hiện qua chính sách của Nhà Nước, người cầm quyền vừa đứng đầu Đảng, vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, gương mẫu và hoàn thành chức trách được giao nên mâu thuẫn chính trị nhìn chung khơng tồn tại ở quốc đảo này.

2.2.2. Kiểm soát quá chặt chẽ

Dưới thời của ông Lý Quang Diệu, Singapore tiến hành kiểm sốt q chặt chẽ truyền thơng trong nước và hạn chế tự do dân sự, thông qua các quy định nghiêm ngặt về phát ngôn và tụ tập ở nơi công cộng. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn năm 2000, khi được hỏi về việc người Singapore được dạy cách cư xử lịch sự, ít ồn ào, khơng được nhai kẹo cao su và không vẽ tranh trên tường, ông Lý cho rằng: "Chúng tôi bị gọi là quốc gia 'bảo mẫu”, nhưng kết quả là chúng ta cư xử tốt hơn và sống ở một nơi dễ chịu hơn 30 năm trước đây".

Tác động của sự kiểm soát chặt chẽ tới đất nước, con người:

Theo Lý Quang Diệu: “Muốn chuyển biến thành công một xã hội buộc phải thỏa

mãn 3 điều kiện cơ bản: Lãnh đạo kiên cường, chính phủ hiệu quả và xã hội pháp kỷ.”

Chính vì vậy hệ thống pháp luật đóng vai trị rất quan trọng ở Singapore. Đảo quốc này có những qui định rõ ràng và xử lý nghiêm minh, chịu mức phạt rất nặng đối với việc vi phạm qui định đã đề ra. Luật pháp Singapore quy định không được hút thuốc và nhai kẹo cao su, không ăn uống khi đi trên các phương tiện công cộng, không được di chuyển bên phải khi tham gia giao thông… Bên cạnh việc khiến Singapore là một đất nước văn minh hiện đại bật nhất thế giới, người dân của họ ln có ý thức tuân thủ pháp luật rất cao, Singapore cũng gặp phải nhiều trở ngại từ phía người dân trong thời gian đầu tiến hành việc kiểm soát chặt chẽ này, trong đó có những ý kiến phản đối về những quy định được cho là ngặt nghèo và không cần thiết đối với một quốc gia nằm trong khu vực châu Á. Việc can thiệp quá sâu vào lối sống của người dân cũng khiến Lý Quang Diệu phải đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt từ đảng phái đối

lập, đồng thời gây ra tâm lý chống đối ở một bộ phận dân chúng, nhưng nhờ kiểm soát tốt mà an ninh trong nước vẫn được đảm bảo, hệ thống pháp luật dần đi vào ổn định.

2.2.3. Thực dụng, quá cứng rắn

Trong chương IX cuốn "Bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới", Lý Quang Diệu đã tiết lộ thế giới quan và nguyên tắc xây dựng thể chế chính trị, xã hội của mình. Ơng từng cảnh giác nói rằng: "Nguy cơ suy thối và sụp đổ ln ln tồn tại. Chúng ta

phải đối diện với các vấn đề thực tại, không thể sùng bái lý thuyết sng". Chính ơng

cũng thừa nhận mình là một người thực dụng. Tác động đến đất nước Singapore:

Cách nhìn nhận của Lý Quang Diệu ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, do vậy không tránh khỏi sự cứng nhắc nhất định trong tu tưởng của ông. Trong thời đại mới, những người trẻ tuổi tài năng khi đứng trước nhiều sự lựa chọn cũng có thể khơng hồn tồn thích làm việc ở Singapore- một nhà nước rất chặt chẽ về mặt pháp quyền và có phần gị bó cho những cá nhân ưa thích sáng tạo. Điều này khiến Singapore đối mặt với nguy cơ mất đi động lực, sức hút đối với tài năng, đặc biệt là giới trẻ, dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám. Ơng Lý cũng nhiều lần bị chỉ trích vì đã áp dụng những biện pháp cứng rắn với phe đối lập và sử dụng các luật lệ về tội phỉ báng để chống lại đối thủ chính trị, điều này ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng của ơng nói riêng và cục diện chính trị của Singapore nói chung.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Phong cách lãnh đạo độc đoán của Lý Quang Diệu và bài học cho các lãnh đạo của tương lai (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)