Quang Diệu và bài học rút ra
1. Giải pháp
Sau đây là một số giải pháp đề ra nhằm khắc phục nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu:
Sự độc đoán trong việc ra các quyết sách của ông Lý và việc cầm quyền của đảng phái do Lý Quang Diệu đứng đầu tại đất nước Singapore tại nhiều thời điểm đã gặp phải những ý kiến phản đối từ một số ít người dân và các phe phái đối lập. Giải pháp mà Lý Quang Diệu có thể áp dụng:
Thứ nhất, trước khi ban hành bất kì một chính sách nào cũng phải tiến hành trưng cầu dân ý, quan tâm theo sát đời sống của nhân dân, nắm rõ được nhân dân, đất nước muốn gì, cần gì.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh một số điều luật cho phù hợp với hoàn cảnh của từng người dân sẽ giúp cho Lý Quang Diệu có được sự ủng hộ của quần chúng, ví dụ như “điều luật người lao động phải tiết kiệm ¼ số tiền nhận được mỗi tháng”, “những hạn chế đối với những gia đình sinh con thứ 3” đồng thời ban hành những chính sách giúp đỡ những người dân có hồn cảnh đặc biệt.
Về việc kiểm soát quá chặt chẽ:
Thời gian đầu khi thực hiện những chính sách kiểm soát chặt chẽ, Singapore gặp phải nhiều trở ngại từ phía người dân, trong đó có những ý kiến phản đối về những quy định được cho là ngặt nghèo và không cần thiết đối với một quốc gia nằm trong khu vực châu Á. Việc can thiệp quá sâu vào lối sống của người dân cũng khiến Lý Quang Diệu phải đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt từ đảng phái đối lập, đồng thời gây ra tâm lý chống đối ở một bộ phận dân chúng.
Ơng nên có những chính sách cụ thể cho từng tầng lớp nhân dân, từng hoàn cảnh cụ thể đồng thời đối với phe đối lập, ông nên kiềm chế, không đàn áp triệt để những người chống đối; thay đổi cách suy nghĩ của bản thân và dám chấp nhận khuyết điểm một cách thẳng thắn.
Về tính cách thực dụng, quá cứng rắn:
Việc trấn áp những người đối lập một cách triệt để, ngăn chặn tận gốc sự phát triển của xã hội dân sự, ưu tiên cho gia đình ơng nắm chức vụ cao cấp trong bộ máy chính quyền, tuy giúp ơng kiểm sốt được bộ máy chính trị và phát huy hiệu quả tối đa
trong việc lãnh đạo chính quyền, nhưng đó cũng khơng phải là việc làm tối ưu nhất, dễ gây ra sự phản đối, bất mãn không chấp hành của nhân dân.
Thay vào đó, Lý Quang Diệu có thể sử dụng những giải pháp mang tính khách quan hơn: như liên kết, tìm sự ủng hộ của những người có ảnh hưởng lớn trong đất nước để đứng ra lãnh đạo bộ máy chính quyền đất nước; ban hành chính sách thu hút nhân tài trên khắp thế giới theo tiêu chí ai giỏi thì dùng, khơng phân biệt tơn giáo, văn hóa, ngơn ngữ.
2. Bài học kinh nghiệm
Sau khi phân tích những ưu và nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Lý Quang Diệu, ta rút ra được những bài học sau:
Phong cách điều hành vững vàng và kiên quyết là yếu tố quan trọng cho nhà lãnh đạo khi áp dụng phong cách độc đoán.
Để đạt được thành cơng thì thái độ kiên trì, nỗ lực, quyết tâm cao độ là yếu tố không thể thiếu của một nhà lãnh đạo
Sự nhạy bén và thấu hiểu sâu sắc các vấn đề đang tồn tại trong tổ chức, đất nước, và về các thế lực, các đối thủ cạnh tranh bên cạnh đó nên biết tập trung vào những gì thuộc về lợi thế của mình sẽ làm tang giá trị và sự đúng đắn trong các quyết định.
Trong sử dụng nhân sự, tư tưởng quý trong nhân tài, không phân biệt tơn giáo, ngơn ngữ, văn hóa, tư tưởng giáo dục tiến bộ là điều ta có thể học hỏi được từ Lý Quang Diệu.
Lý Quang Diệu từng nói: “Thế giới khơng ai nợ nần chúng ta. Chúng ta không
thể cầm bát đi ăn mày để sống". Ông đã giúp cho từng người dân Singapore ý thức tầm
quan trọng của phẩm chất tự giác, tự tin, lạc quan.
Trong các tình huống cấp bách, cách phản ứng mạnh mẽ sẽ có khả năng giải quyết công việc tốt hơn.
Trong thực tế cần áp dụng một cách linh hoạt các phong cách lãnh đạo khác nhau, tùy thuộc vào hồn cảnh, điều kiện mơi trường.
Học hỏi từ những người đi trước, học hỏi từ cách hành động, suy nghĩ và kinh nghiệm từ họ và từ những thất bại của họ.
KẾT LUẬN
Khi đối chiếu phong cách và phương pháp lãnh đạo của tầng lớp tinh hoa giữa nhiều quốc gia, rất nhiều nhà lãnh đạo Đông-Tây tỏ ra nể phục, mô tả ông Lý Quang Diệu là nhà lãnh đạo chính trị thời bình vĩ đại nhất trong thế kỷ 20, đồng thời là nhà lãnh đạo hình mẫu của thế kỷ 21. Thủ tướng Anh Margaret Thatcher nhận xét ông Lý Quang Diệu: “Bằng sự minh bạch khác biệt đã diễn giải những vấn đề mang tính thời đại của chúng ta và giải pháp cho những vấn đề đó”. Trong khi đó nhà ngoại giao Henry Kissinger của Mỹ thẳng thắn nói rằng khơng một nhà lãnh đạo trên thế giới nào giúp ông học hỏi được nhiều bài học như Lý Quang Diệu. Thủ tướng Mỹ Barack Obama miêu tả Lý Quang Diệu như một trong những “nhân vật huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”.
Lý Quang Diệu không chỉ chứng minh Singapore xứng đáng là một đảo quốc độc lập, mà cịn khiến thế giới phải tin rằng ơng xứng đáng là vị thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử nước này. Chiến lược lớn của ông là biến Singapore trở thành một thương hiệu - trung tâm tài chính khu vực, quốc gia có mơ hình phát triển tiêu biểu, với mức thu nhập người dân nằm trong tốp đầu thế giới - thu hút khách du lịch, nhân tài cùng các doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Microsoft, Google, Exxon Mobil, Kellogg… đến đầu tư.
Những đóng góp của Lý Quang Diệu cho Singapore nói riêng và thế giới nói chung sẽ mãi được ghi nhớ. Rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta ngày nay đều mang dấu ấn của Lý Quang Diệu. Nếu khơng có tầm nhìn vượt trội và những nỗ lực nhằm theo đuổi sự phát triển đất nước của ông, Singapore của ngày hôm nay sẽ không tồn tại. Người dân Singapore sẽ đời đời ghi nhớ ơn ông Lý Quang Diệu. Điều tốt nhất mà người dân Singapore nói riêng và người dân trên tồn thế giới nói chung có thể làm để tưởng nhớ ơng chính là gìn giữ và phát huy những thành quả của ông và các cộng sự đã để lại và biến Singapore trở thành một mái nhà tốt đẹp hơn cho thế hệ sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Graham Allison, Robert D. Blackwill, Ali Wyne, Dịch giả Nguyễn Xuân Hồng, 2013, Lý Quang Diệu - Bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới, NXB Thế Giới.
2. Lý Quang Diệu, Dịch giả Phạm Viêm Phương – Huỳnh Văn Thành, 2000, Hồi
Ký Lý Quang Diệu, NXB TP Hồ Chí Minh.
3. Tom Plate, Dịch giả Nguyễn Hằng, 2011, Đối Thoại Với Lý Quang Diệu - Nhà Nước Công Dân Singapore: Cách Thức Xây Dựng Một Quốc Gia, NXB Trẻ.
4. Lan Uyên, 2015, truy cập 10/05/2015, Chuyên gia Việt Nam nói về 'sai lầm lớn nhất' của ông Lý Quang Diệu, http://vtc.vn/chuyen-gia-viet-nam-noi-ve- sai-lam-lon-nhat-cua-ong-ly-quang-dieu.2.546306.htm
5. VTV.vn, 2015, truy cập 10/05/2015, Tầm nhìn của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, http://vtv.vn/the-gioi/tam-nhin-cua-co-thu-tuong-ly-quang-dieu- 20150331160133084.htm
Tiếng Anh
6. Han Fook Kwang, Warren Fernandez, Sumiko Tan, 1998, Lee Kuan Yew: The Man And His Ideas, 1st Edition, Times Editions.
7. Lee Kuan Yew, 2011, Hard Truths To Keep Singapore Going, Straits Times Press.