2. Hội chứng bệnh tạng phủ
2.5. Hội chứng bệnh tạng thận
Bệnh lý của tạng thận thường là hư chứng, do vậy chữa thận thường dùng phép bổ.
2.5.1. Thận dương hư (Thận hư hàn)
- Triệu chứng: Sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt tái, đau lưng,tiêu chảy buổi sáng sớm (ngũ canh tả), chất lưỡi nhạt, mạch trầm trì, thường gặp ở bệnh nhân bệnh kéo dài, người có tuổi, lão suy.
- Phép chữa: Ôn bổ thận dương.
- Thuốc: Can khương, Phụ tử, Quế tâm.
- Cổ phương: Bát vị địa hoàng hoàn hoặc Hữu quy hồn.
- Cứu: Quan ngun, Khí hải, Mệnh mơn, Thận du. Xát nóng bàn chân.
2.5.2. Thận khí hư
Hen suyễn do thận khơng nạp được khí.
Di tinh, hoạt tinh, tiểu đêm nhiều do thận không bế tinh. Liệt dương, lãnh cảm.
Lưỡi bệu nhạt, mạch trầm nhược Phép chữa: Bổ thận khí
- Thuốc: Đỗ trọng, Nhục thung dung, Phá cố chỉ, Dâm dương hoắc, Tắc kè, Hải mã.
- Châm cứu: Mệnh môn, Thận du, Thái khê, Tam âm giao, Dũng tuyền.
2.5.3. Thận âm hư 2.5.3.1. Âm hư
Phần âm bị suy giảm nên sinh chứng âm hư cũng gọi là chứng hư nhiệt vì âm hư sinh nội nhiệt.
- Triệu chứng: Người nóng, da khơ, lịng bàn chân tay nóng, người gầy, sốt về chiều, ra mồ hơi trộm, mơi miệng khơ, táo bón, tiểu ít và đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
- Phép chữa: Tư âm, sinh tân.
- Thuốc: Mạch mơn, Thiên mơn, Nước mía.
2.5.3.2. Thận âm hư
- Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm thính lực, răng long, tóc bạc, rụng tóc, đau lưng, mỏi gối, đau buốt trong xương, di tinh vơ sinh. Miệng khơ, lịng bàn chân, tay nóng, mồ hơi trộm, lưỡi đỏ, mạch tế sác, thường gặp trong các bệnh suy nhược thần kinh, lao phổi, tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh chất tạo keo.
- Phép chữa: Tư bổ thận âm.
- Thuốc: Thục địa, Hà thủ ơ, Thiên mơn đơng, Địa cốt bì, Quy bản, Cao ban long...
2.5.4. Thận âm, thận dương đều hư
Vì âm dương hỗ căn nên thận âm hư kéo dài sẽ làm cho thận dương cũng hư yếu, ngược lại thận dương hư kéo dài cũng sẽ kéo theo thận âm hư.
- Triệu chứng: Lưỡi thon hoặc bệu, mạch trầm tế vô lực. Thường là suy nhược cơ thể, hậu quả của các bệnh mạn tính.
- Phép chữa: Tùy theo hội chứng thận âm hay thận dương là chính mà đề ra phép bổ thận âm là chính hay bổ thận dương là chính.
Nếu bổ thận âm là chính, khơng nên dùng những vị thuốc q nóng như Phụ tử chế, Can khương trong bổ thận dương là chính, khơng nên dùng lượng thuốc bổ âm quá nhiều.