Bảng này cung cấp ma trận hệ số tương quan của các biến được sử dụng trong chương này. Giá trị ngoại biên của tất cả các biến được lược bớt tại mức phân vị thứ nhất và thứ chín mươi chín.
Biến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (1) STOCK_RETURN 1,000 (2) AMIHUD -0,032 1,000 (3) QUOTED_SPREAD -0,127 0,723 1,000 (4) ZERO 0,042 0,182 0,289 1,000 (5) BETA -0,007 -0.230 -0,230 -0,142 1,000 (6) ASSETS 0,126 -0,668 -0,551 -0,184 0,121 1,000 (7) LEVERAGE -0,161 0,068 0,032 0,129 0,041 0,180 1,000 (8) PROFITABILITY 0,210 -0,151 -0,174 -0,156 0,017 0,155 -0,452 1,000 (9) MTB 0,302 -0,270 -0,151 -0,180 0,022 0,419 0,381 0,487 1,000
3.3. Kết quả hồi quy
Bảng 3.3 trình bày kết quả mơ hình hồi quy ước lượng tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến lợi suất cổ phiếu bằng phương pháp hồi quy OLS gộp. Tại các cột 1, 2 và 3, biến đo lường tính thanh khoản lần lượt là hệ số Amihud (AMIHUD), sự chênh lệch giá mua giá bán cổ phiếu (QUOTED_SPREAD) và số ngày giao dịch có lợi suất bằng 0 (ZERO). Kết quả nghiên cứu của cả 3 cột này đều chỉ ra rằng dấu của hệ số các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, tức là khi giá trị của cả ba biến này tăng lên thì lợi suất cổ phiếu sẽ giảm xuống. Chú ý rằng cả ba biến này đều đo lường tính khơng thanh khoản của cổ phiếu, tức là sự tăng lên của giá trị các biến này đều hàm ý rằng tính thanh khoản của cổ phiếu bị giảm xuống. Như vậy, kết quả nghiên cứu của bảng 3.3 đã chỉ ra một mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu. Về mặt ý nghĩa kinh tế, nếu lấy kết quả ở cột 2 khi biến đo lường tính thanh khoản là QUOTED_SPREAD thì một độ lệch chuẩn tăng lên của biến này sẽ làm giảm lợi suất cổ phiếu đi một lượng là 3,9%.5
Như vậy, kết quả ước lượng tại bảng này là giống với kết quả được tìm thấy tại các quốc gia phát triển (ví dụ, Amihud và Mendelson, 1986; và Amihud, 2002) và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu 1. Tuy nhiên, kết quả của luận án này lại ngược với kết quả của Batten và Vo (2014). Điều này có thể là do nghiên cứu của Batten và Vo (2014) chỉ bao gồm một khoảng thời gian ngắn và trùng với giai đoạn khủng hoảng tài chính.
5 3,9% = 0,031 * 1,267 * 100%, trong đó 0.031 là độ lệch chuẩn của biến
QUOTED_SPREAD và 1,267 là hệ số ước lượng của biến QUOTED_SPREAD tại Bảng 3.3.