Ma trận tương quan các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường: Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 98 - 100)

Bảng này cung cấp ma trận hệ số tương quan của các biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Giá trị ngoại biên của tất cả các biến được lược bớt tại mức phân vị thứ nhất và thứ chín mươi chín.

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (1) TOBINQ 1,000 (2) LEVERAGE -0,330 1,000 (3) AMIHUD -0,305 0,093 1,000 (4) QUOTED_SPREAD -0,189 0,031 0,718 1,000 (5) ZERO -0,159 0,131 0,186 0,289 1,000 (6) SALES 0,188 0,236 -0,520 -0,436 -0,136 1,000 (7) FIXED_ASSETS 0,111 0,125 -0,027 -0,033 -0,003 0,025 1,000 (8) PROFITABILITY 0,600 -0,457 -0,170 -0,174 -0,156 0,122 0,001 1,000 (9) MTB 0,858 -0,384 -0,308 -0,147 -0,179 0,244 -0,001 0,491 1,000 (10) TAX_SHIELD 0,091 -0,450 -0,062 -0,020 -0,082 0,042 -0,184 0,291 0,178 1,000 (11) CASH_RATIO 0,335 -0,467 -0,153 -0,108 -0,072 -0,008 0,082 0,368 0,278 0,211 1,000

4.2. Kết quả hồi quy tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến giá trịdoanh nghiệp doanh nghiệp

Bảng 4.3 cung cấp kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS gộp của mơ hình (1.2) nghiên cứu tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến giá trị doanh nghiệp. Biến phụ thuộc của bảng 4.3 là tỷ số TobinQ đo lường giá trị doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu tại bảng này chỉ ra rằng tại các cột (1) và (3), tương ứng với chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản là hệ số Amihud (AMIHUD) và số lượng các ngày giao dịch cổ phiếu có lợi suất bằng 0 (ZERO), hệ số của các biến đo lường tính thanh khoản này đều âm và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Tại cột (2), tương ứng với chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản là sự chênh lệch giá mua - giá bán (QUOTED_SPREAD), thì hệ số của biến này mặc dù khơng có ý nghĩa thống kê nhưng có hệ số p-value bằng 0,113, tức là gần mức ý nghĩa thống kê tại mức 10%. Các kết quả nghiên cứu này hàm ý rằng khi tính thanh khoản của cổ phiếu tăng lên (ví dụ hệ số Amihud và sự chênh lệch giá mua - giá bán cổ phiếu giảm xuống) thì giá trị của các doanh nghiệp này cũng sẽ tăng lên. Về mức ý nghĩa kinh tế, kết quả ước lượng ở cột 1 chỉ ra rằng một độ lệch chuẩn giảm xuống của hệ số Amihud sẽ làm tăng hệ số TobinQ một mức xấp xỉ là 9,31%.11 Kết quả này ủng hộ lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết phản hồi và tương tự với kết quả của Fang và cộng sự (2009) và Nguyen và cộng sự (2016) và đồng thời cũng ủng hộ giả thuyết nghiên cứu 2.

11 9,31% = (2,391*0,031/0,796)*100%, trong đó 2,391 là một độ lệch chuẩn của hệ số Amihud, 0,031 là giá trị tuyệt đối của tham số ước lượng của biến này tại cột 1 bảng 4,3, và 0,796 là giá trị trung bình của hệ số TobinQ.

Bảng 4.3: Tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến giá trịdoanh nghiệp - Hồi quy OLS gộp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường: Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w