Trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đều xem vùng trời trên lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Theo Hiến pháp Việt Nam năm 1992 thì vùng trời trên lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Theo Tuyên bố ngày 5/6/1984 của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vùng trời quốc gia được xác định “là khoảng không gian trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam và
thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bảo đảm an tồn cho hoạt động hàng không dân dụng luôn luôn được cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế coi trọng và quan tâm. Mục tiêu đầu tiên mà pháp luật hàng không Việt Nam hướng tới là “bảo đảm an toàn hàng khơng”. Mục tiêu “để ngành hàng khơng dân dụng có thể phát triển an tồn...” cũng được nêu ra trong Lời nói đầu của Cơng ước về hàng khơng dân dụng quốc tế.
Trong thực tiễn quốc tế, người ta chia pháp luật hàng không ra công pháp hàng không và tư pháp hàng không. Hiện nay, khoa học pháp lý Việt Nam không chia hệ thống pháp luật thành công pháp và tư pháp mà trực tiếp phân chia ra các ngành luật và các chế định pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện và xu hướng hội nhập, hợp tác quốc tế hiện nay, có quan điểm cho rằng, pháp luật Việt Nam cũng cần tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và một trong các yêu cầu đó là phân chia hệ thống pháp luật ra luật công và luật tư.