- Lập, chấp hành và quyết tốn kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng:
2. Chấp hành dự toán Ngân sách Nhà nước 1 Mục tiêu, yêu cầu
2.1 Mục tiêu, yêu cầu
Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm trở thành hiện thực. Do đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã. Qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế-tài chính của Nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn.
Đối với công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không là tuỳ thuộc vào khâu chấp hành ngân sách. Hơn nữa, chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.
Yêu cầu đầu tiên của chấp hành ngân sách là phải bảo đảm rằng ngân sách sẽ được thực hiện tuân theo những điều mà pháp luật cho phép, cả về khía cạnh tài chính cũng như chính sách trong dự tốn ngân sách. Tuy nhiên, quá trình chấp hành ngân sách không đơn giản chỉ là bảo đảm sự tuân thủ dự toán ngân sách bởi lẽ kể cả khi có dự báo tốt, những thay đổi khơng lường trước trong mơi trường kinh tế vĩ mơ vẫn có thể xảy ra trong năm và cần được phản ánh trong quá trình điều hành ngân sách.
Điều chỉnh việc thực thi ngân sách cho phù hợp với những thay đổi quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm tránh gián đoạn hoặc giảm số lượng, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra cần giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước và sử dụng một cách hiệu quả những nguồn lực tài chính khan hiếm.
2.2 Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách
UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN.
Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, cũng phải tuân thủ nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với các xã ở xa KBNN, được phép để tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách qua KBNN.
Tất cả các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN.
Các khoản thu NSNN bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu NSNN.
Các khoản thu khơng đúng chế độ phải được hồn trả cho đối tượng nộp. Các khoản thu đã tập trung vào NSNN nhưng được miễn giảm hoặc hồn trả, thì KBNN hồn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thơng báo theo dự tốn từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh phí Ngân sách xã, xã chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách huyện đảm bảo nhu cầu chi
2.3 Nội dung tổ chức chấp hành chi ngân sách xã
Về nguyên tắc: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ
trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong q trình thanh tốn, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh tốn về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
Kế toán xã cần căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được UBND xã phân bổ chi tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 để thực hiện chi trả cho các hoạt động theo dự toán.
Kế toán xã cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị, và trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Việc chấp hành các khoản chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyên môn, thực hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm.
Trường hợp khơng đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu chi theo thứ tự ưu tiên. Trước hết là các khoản chi tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã phải trả đầy đủ, kịp thời;
Tiếp đến là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự nghiệp khơng thể trì hỗn được;
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.
Chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: - Đã có trong dự tốn NSNN được giao
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định
- Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi
- Trường hợp sử dụng kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc ...cần phải thực hiện đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.