II. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty
3. Hoạt động chế tạo linh kiện và lắp ráp xe máy
Chủ trương thực hiện chính sách nội địa hoá xe máy đượcchính phủ triển khai nhất quán từ năm 1998, trong đó giao cho bộ công nghiệp chịu trách nhiệm xác nhận điều kiện kỷ thuật , tỷ lệ nội địa hoá do các doanh nghiệp đăng ký để làm căn cứ ban đầu cho các cơ quan hải quan tạm tính thuế nhập khẩu và tiến hành các bước tiếp theo . Theo cơ chế này, cho phép các doanh nghiệp được quyền đăng ký tỷ lệ nội địa hoá theo khả năng của mình , tự sản xuất hoặc mua phụ tùng trong nước.
Phần lớn các cơ sở lắp ráp xe máy là các doanh nghiệp lâu nay chuyên hoạt động thương mại xnk. thế mạnh của các doanh nghiệp này là tạo lập được thi phần một số nhản hiệu xe máy mới mà họ làm đại lý . Đồng thời sẳn mạng lưới tieu thụ nội địa . Diều này đã thể hịên rỏ nét trên địa bàn tp đà nẵng hiệh nay với 2 doanh nghiệp thương mại lớn có hoạt động lắp ráp xe máy có quy mô là công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ và công ty điện máy miền trung.
Công ty đã chính thức đăng ký quyền sở hữu công nghiệp về kiểu dáng nhản hiệu xe máy trên cơ sở đó tiến hành lắp ráp xe máy với tỷ lệ nội địa hoá cho phép , nhằm phục vụ tiêu thụ trong nước.
Hiện nay, công ty chỉ sản xuất một số linh kiện đơn giản và không có yêu cầu cao về kỷ thuật và công nghệ như khung xe, nắp đèn các loại, yên xe, che chống… còn các bộ phận quan trọng của xe đều được nhập khẩu từ nước ngoài theo hạn ghạch cho phép, kết hợp với các linh kiện được mua tại các xưởng sản xuất trong nước sau đó được ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh doanh là rắp ráp, cho nên khối lượng thiết bị , linh kiện , phụ tùng xe được nhập khẩu rất nhiều , thường xuyên tồn kho với khối lượng lớn vì thế mà lượng tồn vốn tồn trữ luôn bị ứ động cao.