CHƯƠNG IV BÀN LUẬN
2.9. Phân loại rối loạn thơng khí dựa vào hơ hấp ký
Chỉ số
Kiểu rối loạn thơng khí
Tắc nghẽn Hạn chế Hỗn hợp
FEV1 Giảm Giảm hoặc bình thường Giảm
FVC Giảm hoặc bình thường Giảm Giảm
FEV1/FVC Giảm Tăng hoặc bình thường Giảm
*Nguồn: theo Nguyễn Thanh Hối (2015) [82].
Tiêu chuẩn đánh giá hình ảnh Xquang phổi quy ước [19].
- Căng giãn phổi: Chiều cao phổi ≥ 26cm, vịm hồnh hạ thấp dưới xương sườn 7 ở phía trước, độ cong vồng của vịm hoành < 2,6 cm, xương sườn nằm ngang, giảm tuần hoàn phổi, phổi tăng sáng, tim hình giọt nước, đường kính tim <11,5 cm.
- Giảm tuần hồn phổi ngoại vi: kích thước động mạch phổi ngoại vi thon lại nhanh chóng, tái phân bố mạch kiểu 1/1 hoặc 2/1, đường kính động mạch phổi thùy dưới bên phải >16mm.
- Hình ảnh phổi bẩn: Nét tồn phổi tăng đậm, dày thành phế quản tạo nên hình ảnh đường ray, ống nhịm.
- Tràn khí màng phổi: Hình ảnh phổi tăng sáng, mất vân phổi. Phổi bị ép lại, nhìn thấy đường viền màng phổi tạng rõ nét, gian sườn giãn, đẩy tim và trung thất sang bên đối diện, vịm hồnh hạ thấp.
Đánh giá xét nghiệm huyết đồ: theo tiêu chuẩn người Việt Nam [68].
- Số lượng hồng cầu bình thường: Nam: 4,2 - 5,5 (T/l), nữ: 4,0 - 4,9 (T/l) - Haemoglobin: Nam: 130 - 160 g/l, nữ: 120 - 150 g/l.
- Số lượng bạch cầu bình thường: 4 - 10 (G/l). - Số lượng tiểu cầu bình thường: 150 - 450 (G/l).
Đánh giá kết quả xét nghiệm sinh hóa máu: Theo thơng số đã được
chuẩn hóa tại hệ thống máy tự động của cơ sở nghiên cứu. - Glucose: 3,9 - 6,4mmol/l.
- Ure: 2,5 - 7,5mmol/l, Creatinin: 50 - 110 umol/l. - AST: 0 - 40 U/l, ALT: 0 - 40 U/l.
- Albumin: 35 - 52 g/l, Protein: 66 - 83 g/l. - K+: 3,5 - 5mmol/l, Na+: 135 - 145mmol/l.
Đánh giá kết quả khí máu động mạch [83].
- PaO2: bình thường 80 – 100mmHg. - PaCO2: bình thường 35 – 45mmHg. - SaO2: bình thường 95 – 100%. - pH: bình thường 7,35 – 7,45.
Phân loại suy hơ hấp trong đợt cấp theo khí máu động mạch [16].
- Khơng suy hơ hấp: Khí máu động mạch trong giới hạn bình thường. - Suy hô hấp type I: PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 < 45 mmHg, pH > 7,35. - Type II còn bù: PaO2 < 60mmHg, PaCO2 > 45mmHg và pH > 7,35. - Type II mất bù: PaCO2 > 45mmHg, pH < 7,35.
Đánh giá nồng độ CRP và PCT máu [42].
- Nồng độ CRP: Bình thường: < 10 mg/l. - Nồng độ PCT: bình thường < 0,1 ng/ml.
Đánh giá thay đổi nồng độ các Ig huyết thanh ở bệnh nhân BPTNMT: lấy giá trị nồng độ trung bình của các Ig huyết thanh của nhóm
người bình thường trong nghiên cứu để làm giá trị tham chiếu. Các bệnh nhân có nồng độ Ig thấp hơn giá trị trung bình của người bình thường được coi là có giảm nồng độ Ig huyết thanh.
2.3.4. Đạo đức trong nghiên cứu
- Bệnh nhân và người nhà được giải thích rõ trước khi chọn vào nghiên cứu, chỉ chọn vào nghiên cứu các bệnh nhân tự nguyện tham gia hoặc có sự đồng ý của gia đình.
- Thơng tin nghiên cứu được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu.
- Đảm bảo tính cơng bằng trong nghiên cứu, đặt lợi ích và sức khỏe của đối tượng tham gia nghiên cứu lên trên mục đích nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được điều trị theo phác đồ hướng dẫn của Bộ y tế và Bệnh viện quân y 103.
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành sau khi đề cương nghiên cứu được hội đồng khoa học của Học viện quân y thông qua cho phép thực hiện nghiên cứu.
- Cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, khách quan.
2.3.5. Phân tích và xử lí số liệu
- Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0
- Kiểm định có tham số được sử dụng cho các dữ liệu có phân phối chuẩn: Các biến số định tính được so sánh bằng test Chi bình phương, biến số định lượng bằng Student’s t test cho 2 mẫu độc lập và test ANOVA cho trường hợp có từ 3 mẫu trở lên. Kiểm định Pearman sử dụng để đánh giá mức độ tương quan giữa 2 mẫu.
- Kiểm định phi tham số (Nonparametric Tests) được sử dụng trong những trường hợp dữ liệu khơng có phân phối chuẩn, hoặc cho các mẫu nhỏ có ít đối tượng: Kiểm định Mann- Whitney được sử dụng cho 2 mẫu độc lập, Kiểm định Kruskal-Wallis cho trường hợp có từ 3 mẫu trở lên và kiểm định Spearman được sử dụng để đánh gái tương quan giữa 2 mẫu.
- Kết quả định tính được thể hiện bằng các tỷ lệ. Các kết quả định lượng được thể hiện bằng trị số trung bình ± độ lệch chuẩn (SD), trung vị
mẫu, hệ số tương quan r. Giá trị p có được sau khi thực hiện các kiểm định thống kê, p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Tất cả các khoảng tin cậy là khoảng tin cậy 95% ở 2 bên.
- Sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến để xác định các yếu tố nguy cơ tử vong trong đợt cấp. Tính OR, 95% CI, sự khác nhau có ý nghĩa khi p ≤ 0,05.
- Kiểm tính phù hợp của thang điểm tiên lượng tử vong đợt cấp: Tính phù hợp của thang điểm được đánh giá bằng phép kiểm Hosmer-Lemeshow. Phép kiểm này dựa trên sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vong quan sát được và tỷ lệ tử vong ước tính bởi thang điểm tiên lượng. Giá trị p > 0,05 chứng tỏ thang điểm phù hợp với mẫu nghiên cứu.
- Kiểm định tính phân biệt: Tính phân biệt của thang điểm dựa trên khả năng phân loại những bệnh nhân nào sẽ tử vong trong thời gian theo dõi với những bệnh nhân cịn sống. Tính phân biệt được phân tích bằng diện tích dưới đường cong (AUC) ROC. Giá trị AUC được tính trên tồn bộ dân số trong dự đoán tỷ lệ tử vong trong đợt cấp. Mơ hình có AUC từ 0,8 đến 0,9 được xem là có khả năng phân biệt tốt.
- Xác định giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp của thang điểm: tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và tiên đoán âm âm.
- Kết quả được trình bày dưới dạng các bảng phân phối tần số, tỷ lệ và các biểu đồ.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BPTNMT NHẬP VIỆN ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN CHỌN NHÓM BỆNH XÉT NGHIỆM IG HUYẾT THANH CẬN LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ TỐT TỬ VONG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ IG
TIÊN LƯỢNG TỬ VONG ĐỢT CẤP
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
KHÁM LÂM SÀNG NHÓM CHỨNG
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ CÁC IG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI ĐỘ CÁC IG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu