Các nghiệp vụ ngânhàng quốctế chủ yếu

Một phần của tài liệu 00050008163 (Trang 67 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng mở rộng nghiệp vụ ngânhàng quốctế tại Vietcombank

3.2.2. Các nghiệp vụ ngânhàng quốctế chủ yếu

3.2.2.1.Nghiệp vụtín dụng quốc tế a. Hoạt động huy động vốn

Trong năm 2015, bám sát diễn biến của thị trường, quán triệt các phương châm Tăng tốc - Hiệu quả - Bền vững và quan điểm chỉ đạo điều hành Quyết liệt - Kết nối - Trách nhiệm, Ban Lãnh đạo Vietcombank đã chỉ đạo toàn hệ thống nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, đồng thời tiếp tục nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, hồn thành tốt vai trị là một ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong hệ thống NHTM, thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được HĐQT đề ra. Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu tăng khá nhanh Tổng tài sản đạt 674.395 tỷ đồng, tăng 16,88% so với năm 2014. Vốn chủ sở hữu đạt 45.172 tỷ đồng,

tăng 3,9% so với năm 2014, trong đó lợi nhuận chưa phân phối đạt 7.476 tỷ đồng. Huy động vốn tăng trưởng bền vững; điều hành lãi suất linh hoạt, nhạy bén; nâng cao hơn hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 503.007 tỷ đồng, tăng 18,52% so với năm 2014, cao hơn mức tăng bình qn của tồn ngành (~14,4%). Huy động vốn tăng đều ở cả TCKT (14,4%) và dân cư (22,1%). Cơ cấu vốn TCKT và dân cư hiện ở mức ~45% - 55%, phù hợp với chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của Vietcombank. Tiếp tục chuyển dịch thu hút nguồn vốn giá rẻ với kết quả khả quan: Huy động vốn không kỳ hạn tăng 26,28% so với 2014, chiếm tỷ trọng 29,13%. Tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm và cao nhất trong 4 năm trở lại đây, cao hơn so với mức tăng toàn ngành; cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hướng; dư nợ tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tốt của các doanh nghiệp lớn Dư nợ tín dụng đạt 387.152 tỷ đồng, tăng 19,74% so với năm 2014, cao hơn tăng trưởng của tồn hệ thống (17,3%). Tín dụng tăng khá ở TCKT (11,5%) và SME (24,8%), tăng cao ở thể nhân (50,4%). Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo đúng định hướng của Vietcombank. Theo đó, tỷ trọng dư nợ thể nhân ở mức 20,1%, dư nợ SME ở mức 15,6% và dư nợ bán buôn ở mức 64,3% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn giữ ổn định như năm 2014.

Vốn ngoại tệ cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động ngân hàng quốc tế. Về mặt vĩ mơ, vốn ngoại tệ có vai trị hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Dự trữ ngoại tệ cịn là cơng cụ phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, phản ánh tình trạng cán cân thanh tốn quốc tế và là cơng cụ của NHTW thực hiện chính sách tiền tệ, quản lý và điều chỉnh nền kinh tế. Về mặt vi mô, vốn ngoại tệ là cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đồng thời là công cụ phịng ngừa rủi ro trong q trình thực hiện nghiệp vụ.

Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn theo VND và ngoại tệ

Nguồn vốn huy động Nguồn vốn ngoại tệ quy Tổng nguồn Năm bằng VND ra VND vốn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2010 189.310 61,54 118.311 38,46 307.621 2011 201.954 55,07 164.768 44.93 366.722 2012 220.218 53,13 220.218 46,87 414.488 2013 260.151 55,47 208.843 44,53 468.994 2014 313.078 54,26 263.918 45,74 576.996 2015 353.720 52,45 320675 47,55 674.395

(Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn Vietcombankgiai đoạn 2010 -2015

Bảng 3.1 cho thấy nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank. Năm 2010, nguồn vốn ngoại tệ quy ra VND chiếm tỷ trọng 38,46% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 tỷ trọng này tăng 44.93%. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này là do Vietcombank tích cực, chủ động trong công tác huy động vốn ngoại tệ. Năm 2012, Vietcombankln duy trì mức lãi suất huy động ngoại tệ ở mức cao trên địa bàn, thậm chí có những thời điểm lãi suất huy động ngoại tệ tại Vietcombank cao hơn lãi suất các NHTM khác. Bên cạnh đó, Vietcombank liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi như: Chương trình tặng quà nhân dịp sinh nhật, Khuyến mại 30/4-01/05, Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, tặng “888 thẻ VISA”…

Nguyên nhân của việc này không phải là do Vietcombank không tập trung vào việc huy động nguồn vốn ngoại tệ mà do sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và khả năng tích lũy của tồn nền kinh tế tăng, nên nguồn vốn huy động bằng VND tăng nhanh hơn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Ngoài ra, do sự thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian gần đây như giảm cung tiền, tăng tỷ giá VND/USD, quản lý chặt thị trường ngoại tệ tự do, quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng USD của tổ chức là 1%, của cá nhân là 3%/ năm sau đó giảm xuống 2%/ năm… đã khiến nhiều khách hàng rút tiền gửi USD nhằm mục đích cất giữ, chuyển tiền gửi

bằng USD sang VND hoặc các hình thức đầu tư khác.

b. Hoạt động cho vay vốn

Tín dụng xuất nhập khẩu

Thời gian vừa qua, Vietcombank đặc biệt chú trọng đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, triển khai nghiệp vụ xuất nhập khẩu trọn gói nhằm tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với tăng trưởng tài trợ và thanh toán xuất nhập khẩu. Từ chủ trương này, hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ XNK nói riêng của Vietcombank cũng đạt được mức tăng trưởng khá khả quan, đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của tồn hệ thống.

Năm 2010, kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động lớn về giá hàng hoá, chủ yếu là do giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thơ, giá vàng cùng với dấu hiệu suy thối kinh tế Hoa Kỳ, đồng đôla mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt và lan toả tới nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, chúng ta phải tuân thủ những quy tắc, luật lệ của WTO, những tập quán quốc tế, thực hiện mở cửa thị trường hàng hố. Cụ thể là giảm mức thuế bình qn từ 17,4% xuống cịn 13,4% trong vịng từ 5-7 năm. Mức thuế hàng nông sản giảm từ 16,8% xuống cịn 12,6%; hàng cơng nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%.... Về tổng thể, chúng ta giảm thuế nhập khẩu, tức là giảm sự bảo

hộ đối với một số mặt hàng, sẽ thúc đẩy việc cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển hiệu quả hơn, tăng chuyên môn hố, tăng sản xuất quy mơ lớn, phát huy tốt hơn lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu.

Thanh toán XNK và Kinh doanh ngoại tệ Mặc dù gặp nhiều khó khó khăn, thách thức từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ

các đối thủ, song kết quả hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ năm 2013 của Vietcombank đạt được là rất khả quan. Doanh số thanh toán XNK năm 2013 đạt 41,6 tỷ USD, tăng 7,2 % so với năm 2012, chiếm gần 15,8% thị phần xuất nhập khẩu cả nước, tiếp tục duy trì vị trí là ngân hàng có doanh số và thị phần TTXNK lớn nhất cả nước. Vietcombank luôn bám sát diễn biến tình hình biến động tỷ giá các loại ngoại tệ cơ bản trong danh mục ngoại hối của ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường để lựa chọn các đối tác tốt, tìm hiểu và mở rộng cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao tính phối hợp trong tồn hệ thống để tăng cường bán chéo sản phẩm, thu hẹp biên độ chào giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới khách hàng và tăng cường doanh số giao dịch. Năm 2014, Các hoạt động dịch vụ tăng trưởng tốt và hầu hết đạt kế hoạch. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 48,14 tỷ USD, tăng 15,79% so với năm 2013. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu đạt 16,32%, tăng 0,7% so với năm 2013. Doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 28,9 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2013, đóng góp đáng kể vào thu nhập của Ngân hàng; Dịch vụ chuyển tiền kiều hối năm 2014 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013; Các hoạt động thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ của Vietcombank đều tăng trưởng tốt so với năm 2013. Nhiều chỉ tiêu có mức tăng trưởng mạnh và hồn thành vượt mức kế hoạch năm 2014

Năm 2015, Các hoạt động dịch vụ tăng trưởng tốt, đạt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch Doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại (TTQT- TTTM) đạt 45,98 tỷ USD, tăng 10,4% so với 2014. Thị phần TTQT-TTTM đạt 15,86%. Thu nhập hoạt động TTQT-TTTM tăng trưởng tích cực nhờ đa dạng hóa sản phẩm đạt: 804 tỷ VNĐ, tăng 13,3% so với năm 2014. Tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu về thị phần kinh doanh và dịch vụ ngoại tệ.

Bảng 3.2: Dƣ nợ tín dụng xuất nhập khẩu trong thời gian qua

Đơn vị: Tỷ USD

Chỉ tiêu Ngắn hạn Dài hạn

Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu

Năm 2010 14,14 11.49 2.1 3.01 Năm 2011 19.25 14.487 3.01 2.013 Năm 2012 23.26 3.725 9.87 1.945 Năm 2013 26 4.056 9.09 2,434 Năm 2014 31.46 5.12 8.82 2.74 Năm 2015 35.2 6.07 8.72 3.75

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank năm 2010 - 2015)

Dựa vào bảng Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu có thể nhận thấy:

- Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Vietcombank tăng dần qua các năm:

+ Từ 31 tỷ USD (2010) lên 53.74 tỷ USD (2015), tăng 22.74 tỷ đồng, đạt mức tăng +73.33%

Nếu vẫn giữ mức tăng trưởng này, khả năng năm 2016, dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu sẽ vượt xa năm 2015 ở cả khoản mục xuất khẩu và nhập khẩu.

Biểu đồ 3.3:Cơ cấu tín dụng tài trợ XNK theo thời hạn

(Nguồn: Báo cáo cho vay xuất nhập khẩu Vietcombank giai đoạn 2010 – 2015, báo cáo thường niên của Vietcombank)

Biểu đồ 3.4:Dƣ nợ tín dụng tài trợ XNK

Cho vay XNK là mảng tiềm năng của dư nợ tín dụng. Nếu năm 2010, dư nợ cho vay XNK chiếm 23.1% trong tổng số 176.810 - tổng dư nợ thì đến năm 2015, mức tăng vượt bậc lên 29.3% trong tổng số 387.152 - tổng dư nợ. Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu và luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ xuất nhập khẩu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cơ cấu chuyển dịch sang cho vay trung và dài hạn để hỗ trợ ngành XNK trong cả nước giai đoạn hội nhập sâu rộng để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tài trợ dự án và đồng tài trợ

Do đặc thù của các NHTM Việt Nam là nguồn vốn chưa đủ lớn mà các dự án thì lại cần một số vốn rất lớn nên nếu chỉ một Ngân hàng đứng ra tài trợ cho một dự án thì sẽ khơng đủ vốn. Vì vậy, các dự án thường được các NHTM đồng tài trợ. Với lợi thế là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, Vietcombank đã tham gia đồng tài trợ nhiều dự án lớn và rất lớn.

Vietcombank cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Với tiềm lực tài chính lớn và nhiều năm kinh nghiệm, Vietcombank có thể tài trợ nguồn vốn dài hạn để đầu tư phát triển từ những dự án qui mô nhỏ như khách sạn mini, nhà hàng ăn uống cho đến những dự án qui mô rất lớn như khu đô thị mới, nhà máy sản xuất thép hay cơng trình thủy điện.

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn vốn, Vietcombank có thể thẩm định, tư vấn, giúp doanh nghiệp lập phương án tài chính cũng như dịng tiền tương lai cho các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- Các dự án bất động sản: Bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng

làm việc, bệnh viện, trường học, khu đô thị mới...

ngành như xi măng, thép, thủy điện, nhiệt điện, phong điện, may mặc, hóa dầu, thủy sản, nông sản, lâm sản...

- Các dự án mua sắm phương tiện vận tải: Bao gồm mua sắm tàu biển (tàu

chở dầu, tàu chở hàng khô, tàu chở container), máy bay (máy bay chở khách, máy bay vận tải), ôtô (xe container, xe khách) và một số phương tiện khác

- Các dự án đặc biệt: Các dự án có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển

Việt Nam (VDB), các dự án năng lượng tái tạo (sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng thế giới - WB)

- Các dự án khác

- Ngoài việc tự tài trợ, Vietcombank có thể thu xếp các khoản vay đồng tài trợ. Đây là những khoản vay do nhiều ngân hàng cùng hợp vốn cho vay với những điều kiện tín dụng tương tự nhau.

- Trong đó, Vietcombank sẽ giúp doanh nghiệp thu xếp các khoản vay đồng tài trợ với số tiền lớn, lãi suất cạnh tranh và đóng vai trị như một ngân hàng đại lý cho khoản vay của doanh nghiệp

Vietcombank có thể thu xếp các khoản vay đồng tài trợ. Đây là những khoản vay do nhiều ngân hàng cùng hợp vốn cho vay với những điều kiện tín dụng tương tự nhau.

Trong đó, Vietcombank sẽ giúp doanh nghiệp thu xếp các khoản vay đồng tài trợ với số tiền lớn, lãi suất cạnh tranh và đóng vai trị như một ngân hàng đại lý cho khoản vay của doanh nghiệp.

Lợi ích

- Lãi suất cho vay cạnh tranh;

- Số tiền cho vay có thể lên đến 85% tổng mức đầu tư dự án;

- Thời gian cho vay linh hoạt, tối đa có thể đến 15 năm;

- Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD và các loại ngoại tệ khác; - Hình thức cho vay phong phú;

- Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp. Hoạt động tài trợ của Vietcombank trong thời gian qua đã gặt hái được

nhiều thành cơng.Uy tín của Vietcombank ngày càng được khẳng định trên thị trường tín dụng trong và ngoài nước. Những khoản đồng tài trợ từ trước đến nay của Vietcombank đều là những khoản cho vay có chất lượng tốt một phần là do đây là các dự án lớn trọng điểm của nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội, một phần là do quá trình thẩm định tốt của ngân hàng đầu mối và các ngân hàng tham gia.

Bảng 3.3: Dƣ nợ đồng tài trợ của Vietcombank

Đơn vị tính: tỷ VND Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Tổng dư nợ 174.343 209.434 241.190 274.314 211.268 387.102 Dư nợ 10.634 14.073 17.245 19.970 16.162 30.658 đồng tài trợ

(Nguồn: Báo cáo cho vay xuất nhập khẩu Vietcombank giai đoạn 2010 -2015, báo cáo thường niên của Vietcombank)

Dư nợ đồng tài trợ năm 2015 là 30.658 tỷ đồng tăng 2.88 lần so với năm 2010 làm tỷ trọng dư nợ đồng tài trợ trong tổng dư nợ tăng từ 6.11% năm 2010 lên 7.65% năm 2014 và đạt mức tăng 7.92%tỷ trọng dư nợ đồng tài trợ năm 2015, để có sự tăng trưởng ổn định là như vậy là do những ưu việt của hình thức tín dụng này là: đây là một hoạt động thu lợi cao, chi phí thấp, phân tán được rủi ro.

c, Bảo lãnh.

Bảo lãnh tài chính là các cam kết có điều kiện mà Vietcombank cấp cho khách hàng để giao dịch với một bên thứ ba trong các hoạt động về bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu. Rủi ro tín dụng liên quan đến việc cấp bảo lãnh về cơ bản giống rủi ro cho vay khách hàng. Giao dịch thư tín dụng thương mại trả ngay là loại giao dịch trong đó Vietcombank cung cấp tài chính cho khách hàng của mình, thơng thường người mua/nhà nhập khẩu hàng hóa và bên thụ hưởng là người bán/nhà xuất khẩu. Rủi ro tín dụng trong thư tín dụng trả ngay thường thấp do hàng hóa nhập khẩu được dùng để thế chấp cho loại giao dịch này. Giao dịch thư tín dụng trả chậm sẽ phát sinh rủi ro khi hợp đồng đã được thực hiện mà

Một phần của tài liệu 00050008163 (Trang 67 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w