Phân tích thực trạng (vấn đề nghiên cứu) tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHỦ ĐỀ GIỚI THIỆU BỘ LUẬT LAO ĐỘNG SỐ 45/2019/QH14 NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 26 - 39)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2 Phân tích thực trạng (vấn đề nghiên cứu) tại doanh nghiệp

3.2.1. Tình hình lực lượng lao động

Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp ở Việt Nam đã giảm nhanh với tốc độ 1,6% mỗi năm trong giai đoạn 30 năm qua chủ yếu do lao động từ khu vực này chuyển sang các doanh nghiệp phi nơng, hộ gia đình phi nông và

làm việc được trả công. Năm 1989, hơn 71% lao động Việt Nam làm việc trong khu vực nơng – lâm - ngư nghiệp và khi đó việc làm tư nhân hầu như không tồn tại. Tuy nhiên đến năm 2019, tỷ lệ này đã giảm đáng kể với 42% lao động làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Trang trại và các doanh nghiệp hộ gia đình đã góp phần cải thiện mức sống cho hàng triệu người lao động song lại bị hạn chế về tiềm năng sản xuất, vốn, công nghệ và năng suất lao động. Theo phân loại thống kê hiện nay, lao động làm việc cho các trang trại gia đình hoặc hộ gia đình phi nơng nghiệp là thuộc nhóm "lao động ăn lương" (Hình 1). Tuy nhiên, trên thực tế số lao động này khơng có hợp đồng làm việc. Khi có việc thì lao động được gọi đến làm việc, khi hết việc thì tạm nghỉ ở nhà chờ cho đến khi có đơn hàng mới. Để có thêm thu nhập, nhu cầu tăng ca của người lao động là rất lớn mặc cho những khó khăn, hạn chế về thời gian, sức khỏe, điều kiện lao động. Nhiều doanh nghiệp cịn cố tình chây ì, thậm chí khơng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quan hệ lao động trở nên căng thẳng, phức tạp với nhiều bất cập, thể hiện ở những tranh chấp về tiền lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm, đòi hỏi xem xét thấu đáo và những can thiệp, điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Tình hình lao động Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy một số đặc điểm biến đổi so với trước đây, phản ánh xu hướng vận hành chung của thị trường lao động, đồng thời cho thấy những nét đặc thù của Việt Nam. Kết quả Điều tra lao động-việc năm 2018 làm cho thấy những đặc điểm và xu hướng trên thị trường lao động. Tổng số lực lượng lao động cả nước là 55,35 triệu người, trong đó lao động ở khu vực nơng thơn chiếm 67,4%. Số lao động có việc làm là 54,25 triệu người. Bình quân hàng năm, đã giải quyết việc làm cho 1,5-1,6 triệu lao động trong nước và đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp với khoảng 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, nam chiếm 48,3% và nữ chiếm 51,1%. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 2,2% và thất nghiệp ở thành thị dưới 3,4%. Đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên xấp xỉ 12% cao gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nông thôn, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sồn Cửu Long và Nam Trung Bộ. Xu hướng thất nghiệp cịn phổ biến ở nhóm thanh niên có trình độ học vấn cao đẳng hoặc đại học trở lên. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường và thanh niên có tay nghề, khơng tìm được việc làm phù hợp là một vấn nạn phổ biến đối với các gia đình những năm gần đây. Nhiều gia đình nhận thực cho nằng do thiếu nguồn lực tài chính nên đã khơng muốn đầu tư cho con cái học lên cao đẳng, đại học trong khi về sau này lại khó có khả năng xin việc, nhất là việc làm trong khu vực nhà nước.

Tỷ lệ thiếu việc làm là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng việc làm. Nếu như tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn so với ở nơng thơn thì tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng ngược lại. Lao động nông chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng thời gian làm việc cũng như thu nhập từ các cơng việc đó khơng cao so với khu vực thành thị. Do đó trong thời kỳ nơng nhàn, lao động nông thôn ra các thành phố lớn tìm việc làm, cải thiện thu nhập. Có thể thấy di cư nơng thơn - đô thị tiếp tục diễn ra với cường độ và quy mô lớn, là một nguồn sinh kế quan trọng đối với các hộ gia đình có lao động đi làm ăn xa. Di cư nơng thơn – thành thị góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa hai khu vực.

Số liệu trên cho thấy loại hình kinh tế cá thể/cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chiếm đa số (72,2% tương ứng với 39,2 triệu lao động) ở Việt Nam. Các loại hình kinh tế khác có tỷ trọng khơng lớn. Tỷ trọng lao động đang làm việc của khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài tuy đã tăng lên song chiếm tỷ trọng không cao (tương ứng là 12,4% và 5,6%). Loại hình kinh tế tập thể mặc dù giữ vai trò chủ đạo trong những năm trước Đổi mới nhưng nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (0,2% tương ứng với 81,5 nghìn lao động).

Kết quả Điều tra lao động – việc làm gần đây nhất cho thấy tỷ trọng lao động làm công ăn lương tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, lĩnh vực phi nông nghiệp lao động làm công ăn lương chiếm 40% trong tổng số người có việc làm và tỷ trọng này của khu vực thành thị cao gấp 1,7 lần của khu vực nông thôn (54,9% so với 32,8%). Nếu so với năm 2009, tỷ trọng của nhóm làm cơng ăn lương tăng 10,5 điểm phần trăm năm 2018, chiếm 43,9% tổng số lao động đang làm việc. Đáng lưu ý là tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình chiếm tới 53,9%, cao hơn 1,2 lần so với tỷ trọng người làm cơng ăn lương. Trong nhóm lao động hộ gia đình và lao động tự làm việc, nữ vẫn chiếm vai trò chủ đạo (65,4%) cao hơn so với nam (34,6%). Thu nhập từ việc làm bình quân năm 2018 của

lao động làm công ăn lương vẫn ở mức thấp (5,871 triệu đồng/tháng). Trong đó, nam giới có thu nhập hàng tháng cao hơn 12% so với nữ giới (6,183 so với 5,446 triệu đồng). Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn ở trình độ thấp, chỉ với 22,3% lao động có việc làm được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Tỷ lệ này đặc biệt thấp ở khu vực nơng thơn (14,3%). Tỷ trọng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng miền, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi tập trung nhiều lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên (tương ứng 26,0% và 20,4%). Cả nước có 16,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên khơng tham gia hoạt động kinh tế, trong đó phần lớn (89%) chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, cho thấy rào cản tay nghề rất lớn của lực lượng lao động hiện nay. Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp khó tiếp cận được việc làm, nhất là việc làm trong các doanh nghiệp và khu vực chính thức.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, và quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động của nền kinh tế Việt Nam. Phương châm của chuyển dịch cơ cấu lao động là phải phù hợp với cơ cấu kinh tế, gắn với giải quyết việc làm, nhất là cho những lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Năm 2018, lao động trong khu vực "nông, lâm, thuỷ sản" chiếm 37,7%, giảm 24,5 điểm phần trăm so với năm 2000. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu lao động trong khu vực này giảm xuống dưới 20% vào năm 2030 thì đây là một thách thức. Trong khi đó, khu vực "công nghiệp, xây dựng" tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực "dịch vụ" tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kỳ. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nơng, lâm, thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ, đưa tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.

Cơ cấu lao động Việt Nam đang đứng trước ba tác động lớn có khả năng làm thay đổi căn bản cơ cấu lao động - việc làm và tác động sâu sắc đến chiến lược phát triển bền vững. Thứ nhất, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến chuyển ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Thứ hai, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ định hướng lại các dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, chuỗi cung ứng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và lực lượng lao động Việt Nam. Thứ ba, đại dịch Covid-19 tuy cơ bản được khống chế và đẩy

lùi trong nước song vẫn diễn biến phức tạp ở các quốc gia khác, kinh tế thế giới suy thoái và các nhà đầu tư đang cân đối lại, phân bổ lại vốn đầu tư ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Dịch bệnh làm sụp đổ việc làm toàn cầu và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của từng người lao động trong hầu hết các ngành nghề. Hoạt động kinh tế, số giờ làm việc và tiền lương bị cắt giảm mạnh dẫn đến tình trạng mất việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa và phá sản dẫn đến lao động thất nghiệp gia tăng. Theo báo cáo mới đây của Cục việc làm, Bộ LĐTB&XH (2020), số người thất nghiệp ghi nhận trong Quý I năm 2020 là 1,1 triệu (tăng 26,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước).

Trong khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0) đang làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và chế tạo thì nhu cầu lao động có kỹ năng, trình độ cao tăng mạnh. Công nghệ mới cũng sẽ thay thế nhiều việc làm cũ đồng thời tạo nên nhiều việc làm mới. Người lao động trong nước, nhất là lao động có trình độ, tay nghề sẽ có điều kiện tiếp cận với thị trường lao động rộng lớn hơn. Tuy nhiên, lao động Việt nam cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức mới. Quy mô việc làm thu hẹp do tự động hóa rơbốt sẽ thay thế nhiều cơng việc do con người vẫn làm. CMCN4.0 với nền tảng công nghệ thông tin, sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra lực lượng người máy có khả năng thao tác các cơng việc địi hỏi sự tinh vi, chính xác với chi phí rẻ hơn mà khơng cần chi phí đào tạo ban đầu, và đương nhiên khơng phải lo đến tình trạng chi trả lương, đình cơng, quan hệ lao động,… như với lao động sống của con người. Hội nhập kinh tế quốc tế và những dịng vốn đầu tư nước ngồi đổ vào Việt Nam sẽ thay đổi cơ cấu ngành nghề như mở rộng ngành dệt may, chế biến, lắp ráp, du lịch dịch vụ… nhưng cũng đồng thời thu hẹp các ngành sử dụng lao động phổ thông. Những lao động có trình độ và tay nghề sẽ hưởng lợi, nhất là những ngành nghề được mở rộng trong khi những lao động khác thì thu nhập sẽ giảm và khoảng cách thu nhập sẽ tăng lên.

Trước tình hình nói trên, Việt Nam cần duy trì được lực lượng lao động đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, có trình độ, kiến thức, kỹ năng để có thể tận dụng và phát huy được những thay đổi đang diễn ra. Tuy nhiên, trong điều kiện tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh thì đây là sự thách thức lớn. Q trình già hóa ở nước ta nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mắc tăng GDP bình quân đầu người. Về lâu dài, thị trường lao động – việc làm của Việt Nam sẽ cịn gặp nhiều khó khăn. u cầu

sống còn là phải đào tạo và đào tạo lại ngay tại doanh nghiệp và nơi làm việc, nâng cao kỹ năng tay nghề cho lao động để có thể tăng năng suất. Hỗ trợ người lao động thích ứng với cơng nghiệp 4.0 là u cầu cấp thiết. Cần nghiên cứu, chủ động xác định được ở Việt Nam ngành nào, lĩnh vực nào mà rôbốt thay thế lao động trong những năm tới, ngành nào lĩnh vực nào vẫn cần có con người và rơ bốt chưa thể thay thế được trong tương lai để có định hướng đào tạo và sử dụng lao động cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần có những chính sách nhằm thực hiện hiệu quả thông tin về thị trường lao động, kết nối cung – cầu, tăng cường việc làm bền vững và bảo vệ lao động yếu thế, dễ bị tổn thương trước những biến động kinh tế và an tồn xã hội. Khi trình độ người lao động được nâng cao và khi họ có đầy đủ thơng tin thì bản thân họ cũng sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ và hợp lý cho những thay đổi trong tương lai.

3.2.2 Thực trạng quan hệ lao động

Mặc dù sự chuyển dịch của lao động-việc làm diễn ra khá mạnh mẽ ở Việt Nam song nhận thức về quan hệ lao động hiện còn hết sức hạn chế. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chưa đầy 1% các doanh nghiệp xác định các quy định về lao động là một

hạn chế đáng kể đối với tăng trưởng, 28% doanh nghiệp coi đây chỉ là một hạn chế vừa phải, cịn lại khơng coi đây là trở ngại hay thách thức (Ngân hàng Thế giới, 2014). Nếu nhìn từ bên ngồi, các quy định chính sách, pháp luật về bảo vệ việc làm của Việt Nam là khá chặt chẽ và nghiêm ngặt song trên thực tế các quy định này hiện đang có lợi cho chủ sử dụng lao động. Cơ hội cho người ngoài cuộc - những lao động chưa có việc làm hưởng lương lại rất hạn chế, thậm chí rất khó tiếp cận được thị trường để chuyển đổi nghề nghiệp của mình. Người lao động chưa được trao quyền yêu cầu giới chủ đáp ứng những nhu cầu về tăng lương, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội. Phản ứng duy nhất là đình cơng, bỏ việc cùng với những thiệt thịi về quyền lợi và cơng bằng xã hội.

3.3.2.1. Lương tối thiểu

Lương tối thiểu được quy định như một công cụ để đảm bảo mức sống cơ bản trong xã hội và là một nhân tố quan trọng quyết định sự ổn định của quan hệ lao động. Theo quy định, lương tối thiểu là mức thanh toán thấp nhất cho một lao động thực hiện công việc đơn giản trong điều kiện lao động bình thường. Tiền lương tối thiểu được xác định và điều chỉnh căn cứ vào các yếu tố như mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung - cầu lao động, việc làm, thất nghiệp và năng suất lao động. Lương tối thiểu cịn là cơ sở để tính tốn thang lương cho cán bộ viên chức và người lao động trong khu vực công; thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động; các khoản phụ cấp cho lao động dôi dư do cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức; lương hưu, trợ cấp cho cựu chiến binh, và một số khoản chuyển giao xã hội của ngành lao động.

Khi so sánh mức lương tối thiểu với mức lương trung bình thì mức lương tối thiểu của khu vực tư nhân ở Việt Nam lại cao so với các nước khác, trong khi mức lương của khu vực công lại thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, mức lương tối thiểu giữa khu vực công và khu vực tư nhân có sự khác biệt khá lớn ở Việt Nam. Đối với khu vực tư nhân, mức lương tối thiểu đã tăng nhanh trong những năm gần đây, vượt xa mức tăng trong khu vực nhà nước và khu vực có đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Việc tăng lương tối thiểu theo lộ trình là một nỗ lực lớn của Chính phủ song nỗ lực này phần nào cản trở tăng trưởng việc làm khu vực công khi người lao động có kỹ năng đang có xu hướng rời sang làm việc cho khu vực tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi với mức lương cao hơn và môi trường làm việc cạnh tranh, phù hợp hơn (Hansen, Rand, và Torm, 2015; Viện Cơng nhân-cơng đồn, 2014). Từ tháng 7/2020, hệ thống bảng lương khu vực cơng có sự thay đổi là lương tối thiểu của

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHỦ ĐỀ GIỚI THIỆU BỘ LUẬT LAO ĐỘNG SỐ 45/2019/QH14 NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 26 - 39)