6. Kết cấu báo cáo
3.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC
3.1.2.1. Bối cảnh trong nước
(1) Phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam trong bối cảnh Covid và hậu Covid đứng trước những cơ hội mới nhằm đẩy mạnh cải cách thể chế và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên đổi mới tư duy, chú trọng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học - công nghệ, khẳng định vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế:
Về tăng trưởng kinh tế Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của đất
nước đã lớn mạnh hơn nhiều về quy mô và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, vị thế, uy tín đất nước ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng.
(i) Trước hết, các lợi thế tiềm tàng của nền kinh tế như vị thế địa - chiến lược, sự ổn định chính trị - xã hội và các tiềm năng phát triển khác về tài nguyên thiên nhiên, lao động (chủ yếu là lợi thế “tĩnh”) là những điểm mạnh rõ ràng của Việt Nam. Q trình tồn cầu hóa diễn ra nhanh, hội nhập kinh tế quốc tế càng được đẩy mạnh thì vị thế địa - chiến lược của Việt Nam càng nổi rõ. Cộng hưởng vào lợi thế đó là sự ổn định chính trị - xã hội vững chắc, cùng quyết tâm của Chính phủ trong các chiến lược, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu - những yếu tố khiến Việt Nam thành điểm đến an tồn của các dịng đầu tư, thương mại quốc tế.
(ii) Với đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế những năm qua, cùng với tiềm năng tăng trưởng cao còn lớn (dư địa cải cách thể chế, nguồn lực chưa được sử dụng hiệu quả), bên cạnh xu hướng phát triển thương mại thế giới tạo ra thế và lực phát triển mới cho Việt Nam trong những năm tới, đà tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự thúc đẩy của quá trình cải cách thể chế kinh tế, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực về lao động và tài nguyên, khoa học cơng nghệ hiện đại, với những chính sách khuyến khích phát triển giúp mở rộng không gian tăng trưởng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự thơng thống và
động lực phát triển mạnh cho nền kinh tế, cũng như bởi khả năng kết hợp với xu thế “nhảy vọt” cơ cấu trong quá trình phát triển.
(iii) Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực giai đoạn “hậu Covid” dựa trên đổi mới tư duy, chú trọng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, coi phát triển khoa học - cơng nghệ là cú hích quan trọng và là trụ cột nền tảng để nâng đỡ quá trình phục hồi, tăng cường năng lực chống chịu và cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Đồng thời, hệ thống thể chế, chính sách cũng được dần hồn thiện theo hướng tạo mơi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ và huy động sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước - yếu tố quan trọng bậc nhất cho đầu tư phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
(iv) Vị thế, uy tín đất nước ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế, với việc năm 2020 ghi nhận những mốc mới trong hội nhập quốc tế, nâng cao uy tín và năng lực đảm nhận "trọng trách kép" khi đồng thời là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN, tiếp tục có những bước tiến lớn nhằm thúc đẩy vị thế là một nhà lãnh đạo khu vực. Bên cạnh đó, việc tích cực và chủ động tham gia ký kết các FTA thế hệ mới sẽ góp phần củng cố và bảo đảm an ninh kinh tế, nâng cao vị thế đối với các quốc gia thành viên. Việt Nam cũng đang và sẽ được hưởng lợi từ việc tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nhất là các hiệp định FTA thế hệ mới (tổng số 17 hiệp định), với việc đón xu hướng dịch chuyển địa điểm của các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu sang các nước thành viên đã ký hiệp định FTA, từ đó thu hút đầu tư của các nước công nghiệp phát triển vào một số lĩnh vực chủ yếu như dệt may, da giày, điện tử, nông nghiệp công nghệ cao..., đồng thời mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu, cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, giảm phụ thuộc quá mức vào một vài thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc. Đây cũng là một thơng điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định.
(2) Phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam trong bối cảnh Covid và hậu Covid sẽ phải đương đầu với những khó khăn, thách thức đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục, nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình cịn rất lớn:
Trong giai đoạn 2021-2030, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục, nhiều nút thắt vẫn chưa được khơi thông, bên cạnh bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp và khó dự đoán.
(i) Điểm yếu trước hết gắn với thực lực kinh tế còn nhiều hạn chế và chậm phát triển, bắt nguồn từ những hạn chế, yếu kém của các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế thị trường, đó là: Sự thiếu thốn nguồn lực tài chính, vốn đầu tư, khoa học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển; cơ sở hạ tầng chậm được nâng cấp, công nghệ lạc hậu; thiếu nguồn nhân lực chất
lượng cao và có kỹ năng; năng lực quản lý nhà nước cũng như năng lực của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế; năng lực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, tài nguyên khoáng sản) chưa hiệu quả và bền vững, hạn chế trong xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn rác thải, chất thải, trong bối cảnh tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
(ii) Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, động lực tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đến từ việc tăng năng suất lao động (theo tính tốn từ Tổng cục thống kê, năng suất lao động của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng khoảng 1/14 so với Singapore, 1/6 so với Malaysia và 1/3 so với Thái Lan), nếu không có những biện pháp tổng thể giúp nâng cao năng suất lao động trong tương lai gần, Việt Nam sẽ khó có thể duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay. Hơn nữa, xu hướng tụt hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, bất chấp GDP liên tục tăng trưởng, làm trầm trọng thêm thực tế “tụt hậu xa hơn” của nền kinh tế; nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình cịn lớn, nhất là đối với một số nhóm yếu tố, nhóm xã hội dễ bị tổn thương trước các biến động kinh tế. Mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt yêu cầu, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.
(iii) Điểm yếu thứ ba gắn với tình trạng chưa hồn thành, cịn dở dang của công cuộc kiến tạo một hệ thống thể chế mới, mơi trường kinh doanh chưa hồn thiện và cơ cấu kinh tế, mơ hình tăng trưởng chậm chuyển đổi. Đặt trong tương quan với những yêu cầu và thách thức phát triển to lớn, với các khó khăn mà nền kinh tế phải đương đầu trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng dễ nhận thấy sức cản trở to lớn của loại yếu kém này đối với quá trình phát triển kinh tế, thương mại của nước ta. Đó là khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi thể chể nhanh, nâng cấp mạnh mẽ các điều kiện nền tảng của quá trình phát triển theo các đòi hỏi của thế giới hiện đại, trong khi nền kinh tế của ta còn nghèo, năng lực hạn chế, phải giải quyết các nhiệm vụ phát triển "kép": chuyển đổi sang kinh tế thị trường hoàn chỉnh, hội nhập quốc tế sâu rộng và xây dựng nền kinh tế hiện đại trong một thời gian có hạn. Đáng chú ý, đó là những thách thức trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hồn thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, sửa đổi hệ thống chính sách, pháp luật đáp ứng các quy định, cam kết quốc tế trong các Hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, nhất là các cam kết liên quan đến vấn đề lao động, trách nhiệm xã hội và mơi trường, mà khơng gây ra tình trạng phá sản, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo, cũng như thách thức trong việc tạo nhiều việc làm mới, đồng thời phải rượt đuổi công nghệ cao của thế giới để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, hay thách thức phải đẩy nhanh đồng thời và đồng bộ cả công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
(3) Xu hướng gia tăng các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là các vấn đề về xã hội, mơi trường, biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường:
Vấn đề ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, thiên tai, dịch bệnh là những yếu tố ngồi tầm kiểm sốt, trong đó Việt Nam
được dự báo là một trong số nước bị ảnh hưởng nặng nề và rõ rệt nhất. Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện khí hậu, thời tiết thay đổi cũng như hiện tượng nước biển dâng, nếu chỉ tập trung phát triển kinh tế mà không quan tâm giữ gìn bảo vệ mơi trường khiến cho mơi trường tự nhiên bị tàn phá, ơ nhiễm và suy thối mơi trường đến mức đáng báo động, hậu quả kinh tế sẽ rất lớn. Do đó, Việt Nam phải có ý thức và hành động quyết liệt nhằm giữ gìn, bảo vệ mơi trường, hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới phát triển sản xuất, nhất là các ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong thời gian tới, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô; ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống nhân dân...
Ngoài ra, một số vấn đề xã hội như già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo... gia tăng tiếp tục sẽ có những ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, tăng trưởng thương mại và thực hiện các mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững ở Việt Nam. Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026-2054 khi tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm từ 10 - 19,9%. Việt Nam cũng được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ giai đoạn "già hóa dân số" sang "dân số già" thuộc nhóm nhanh trên thế giới, dự báo là 20 năm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là 26 năm, Anh và Tây Ban Nha 45 năm. Trước những cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế về việc Việt Nam sẽ chuyển nhanh từ giai đoạn "già hóa dân số" sang giai đoạn "dân số già" như vậy, nếu không tận dụng nhanh những lợi thế về nguồn nhân lực
ở thời kỳ "dân số vàng" thì khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo sẽ là những thách thức và khó khăn mới đối với Việt Nam.
3.1.2.2. Tác động từ bối cảnh trong nước đối với phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 3.1-2. Phân tích SWOT về tác động của tăng trưởng kinh tế, thương mại Việt Nam đối với phát triển xuất nhập khẩu
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
- Vị thế địa - chiến lược, giao thông thuận - Thực lực kinh tế còn hạn chế và chậm
tiện, đường biển dài. phát triển do những hạn chế, yếu kém
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các tiềm của các yếu tố đầu vào cơ bản của nền năng phát triển khác về tài nguyên thiên kinh tế thị trường (nguồn lực đất đai, tài nhiên, nguồn lao động dồi dào, chi phí lao chính, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, công động không cao, cơ sở hạ tầng ngày càng nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao,
được hoàn thiện. năng lực quản lý nhà nước, năng lực
- Quyết tâm của Chính phủ trong các chiến - Tình trạng chưa hồn thành, cịn dở lược, chính sách khuyến khích phát triển dang của công cuộc kiến tạo một hệ kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu; quản lý thống thể chế mới, môi trường kinh Nhà nước năng động, hiệu quả hơn qua các doanh chưa hoàn thiện và cơ cấu kinh tế, chiến lược, quy hoạch cho từng ngành hàng mơ hình tăng trưởng chậm chuyển đổi.
xuất nhập khẩu chủ lực. - Năng lực phản ứng chính sách hạn chế,
- Tiềm năng tăng trưởng cao còn lớn dựa trên trong khi độ mở của nền kinh tế khá cao, việc đổi mới tư duy, chú trọng đổi mới sáng phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới tạo, chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách thể chế và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước và sử dụng hiệu quả nguồn lực, cải thiện mơi ngồi, do đó dễ bị tổn thương trước các trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi mô cú sốc và biến động kinh tế từ bên ngồi. hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa trên
nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học - công nghệ hiện đại.
- Vị thế, uy tín đất nước ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và hiệu quả hơn, niềm tin của doanh nghiệp và người dân tăng.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương luôn lắng nghe và giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp thông qua tổ chức các hội nghị đối thoại.
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
- Việt Nam có cơ hội thành điểm đến an toàn - Nguy cơ tụt hậu xa hơn của nền kinh tế của các dòng đầu tư, thương mại quốc tế, và nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung nhất là thu hút các dự án đầu tư từ các nước bình cịn rất lớn.
cơng nghiệp phát triển vào một số khu công - Yêu cầu chuyển đổi thể chể nhanh, nghiệp, khu chế xuất và trở thành "công nâng cấp mạnh mẽ các điều kiện nền tảng
xưởng thế giới". của quá trình phát triển và hội nhập theo
- Việt Nam có cơ hội để tận dụng thành quả các đòi hỏi của thế giới hiện đại, trong của cuộc CMCN lần thứ tư, thu hút đầu tư và khi nền kinh tế còn nghèo, năng lực hạn chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số và đổi chế, dẫn đến thách thức trong việc hoàn mới sáng tạo; học hỏi, tiếp thu trình độ khoa thiện thể chế kinh tế thị trường, hoàn học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, sửa