6. Kết cấu báo cáo
4.2.2. Đối với các Bộ, ngành
(1) Bộ Cơng Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng xây dựng kế hoạch và các chương trình hành động triển khai Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, địa phương đó.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, bảo đảm hệ thống thể chế đồng bộ, thống nhất, khả thi, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trước mắt, cần kịp thời hoàn thiện các dự án Luật, Pháp lệnh và các đề án trong Chương trình cơng tác của Bộ Chính trị, Ban bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật bảo đảm chất lượng, tiến độ. Phối hợp với các Bộ rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động xuất nhập khẩu để hạn chế sự xung đột, trùng lắp, chồng chéo và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong thực thi pháp luật.
- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, tập trung chỉ đạo rà soát, xác định rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế, yếu kém trong cơng tác cải cách hành chính trong thời gian qua; làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ cải cách hành chính; đồng thời, đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục, đảm bảo trong giai đoạn 10 năm tới, công tác cải cách hành chính phải thực sự đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, cũng như thực hiện thành công Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại. Trong đó, thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu bằng việc triển khai có hiệu quả các quy hoạch phát triển ngành, đẩy nhanh tiến độ đầu tư những dự án sản xuất hàng xuất khẩu để bù đắp cho những mặt hàng tăng trưởng thấp hoặc đã đến ngưỡng bằng những sản phẩm mới, hoặc những mặt hàng thay thế nhập khẩu góp phần giảm nhập siêu. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chính sách khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành cơng nghiệp hỗ trợ; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu.
- Hàng năm, chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
(2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Bộ Cơng Thương, cơ quan chủ trì xây dựng Chiến lược để lồng ghép các nhiệm vụ, dự án với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội có liên quan.
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm định hướng và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu có nhiều tiềm năng và có thị trường tiêu thụ lớn.
- Rà soát các quy định về đấu thầu, dành ưu tiên cho nhà thầu trong nước sử dụng thiết bị, vật tư trong nước sản xuất.
- Có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan trung ương và địa phương.
- Hàng năm, phối hợp với Bộ Cơng Thương kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
(3) Bộ Tài chính:
- Cân đối và bố trí kinh phí để thực hiện các Đề án, Chương trình phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công Thương thực hiện nhóm giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ phát triển xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu.
(4) Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng Thương và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, hiện đại và bền vững, trong đó, thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu bằng việc triển khai có hiệu quả các quy hoạch phát triển ngành, đẩy nhanh tiến độ đầu tư những dự án sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu, ứng dụng KH&CN hiện đại và thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư.
(5) Bộ Giao thơng vận tải:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi, cảng biển và phát triển các loại hình dịch vụ logistics.
(6) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng Thương, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
(7) Bộ Khoa học và Cơng nghệ:
Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành rà sốt, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hoàn thiện các quy chế về kiểm tra, kiểm nghiệm và giám định chất lượng hàng nhập khẩu.
(8) Các Bộ, ngành khác:
- Các Bộ quản lý các ngành kinh tế, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, căn cứ vào mục tiêu và các giải pháp nên trên, rà soát và xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển, quy hoạch ngành hàng xuất khẩu chủ lực, ngành hàng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu thời kỳ 2021-2030 thuộc phạm vi mình quản lý.
- Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công Thương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược.