6. Kết cấu báo cáo
4.1.2.1. Về phía Nhà nước
(1) Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch nhằm đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu:
a. Phát triển sản xuất công nghiệp
- Tập trung đẩy nhanh q trình cơ cấu lại các ngành cơng nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm tạo bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo. Trong đó lấy trọng tâm là tổ chức triển khai khẩn trương và thực chất Nghị quyết số 23-
NQ/TW của Bộ Chính trị về “Định hướng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo Chương trình hành động chung của Chính phủ đã được chính thức ban hành tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03/9/2020, tạo sự chuyển biến về chất trong q trình tái cơ cấu và phát triển cơng nghiệp trong thời gian tới.
- Triển khai có hiệu quả các quy hoạch phát triển ngành nhằm thực hiện chiến lược đổi mới cơ cấu mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ đầu tư những dự án sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu đem lại GTGT cao để bù đắp cho những mặt hàng tăng trưởng thấp, thâm dụng lao động và GTGT thấp, hoặc những mặt hàng thâm dụng tài nguyên và đã đến ngưỡng như một số loại khoáng sản (than mỏ, dầu thô....), đó là những dự án sản xuất các sản phẩm mới như alumin, một số sản phẩm cơ khí, dây cáp điện, tàu thủy, thiết bị điện, điện tử, hoặc những dự án sản xuất góp phần giảm nhập khẩu như giấy, phân đạm, phân DAP, thép tấm, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ...
- Thực thi hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, đề án đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể, ổn định, khả thi và có sức cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm cơng nghiệp phục vụ cho phát triển cơng nghiệp vì vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là rất lớn, trong đó ưu tiên và hỗ trợ phát triển những khu công nghiệp, cụm công nghiệp có khả năng cao trong thu hút đầu tư, nhanh chóng lấp đầy diện tích hoạt động. Đây phải được coi là một trong những chính sách then chốt nhằm huy động và thu hút nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển cơng nghiệp vì khả năng đầu tư từ ngân sách cho phát triển công nghiệp và hạ tầng công nghiệp là có hạn.
- Thực thi hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cần vận dụng hợp lý cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, q trình tiến hành các thủ tục đầu tư nhằm đảm bảo đúng tiến độ, phát triển hạ tầng kỹ thuật trong các khu, cụm công nghiệp gắn với chuyển giao công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập người lao động.
- Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với việc thực hiện các chiến lược, đề án, kế hoạch xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu, từ đó triển khai xây dựng và phát triển các trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu tại địa phương, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên, phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là trong một số lĩnh vực xuất khẩu quan trọng như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí, chế tạo… nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên, phụ liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn.
b. Phát triển sản xuất nông nghiệp
- Xây dựng và giám sát tuân thủ quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp tại mỗi địa phương, có chính sách tích tụ ruộng đất nhằm xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh lớn, bên cạnh chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vào khâu chế biến, coi đây là giải pháp giúp ổn định nguồn cung hàng hóa quanh năm, đảm bảo chất lượng và nâng cao GTGT cho hàng nông sản xuất khẩu.
- Doanh nghiệp ở các tỉnh, địa phương cần tổ chức triển khai thực hiện tốt các Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng trồng rau an toàn và cây ăn quả chủ lực, cũng như hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Mỗi tỉnh cần nghiên cứu chọn một số loại nơng sản, cây ăn quả chủ lực thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu về tập qn canh tác nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị từ quy trình chọn giống, canh tác, thu hoạch và bảo quản, chế biến, bảo đảm có năng suất cao, chất lượng tốt và kháng được sâu bệnh, thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu, có lợi thế đặc trưng của từng vùng, gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ chế biến hàng nông sản.
- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương đầu tư phát triển quy hoạch cải tạo vườn tạp thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho chế biến hàng nông sản xuất khẩu, theo hướng xây dựng các mơ hình vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn an toàn dịch bệnh, ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, cơng nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, ứng dụng Quy phạm thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và các tiêu chuẩn quốc tế khác, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nơng nghiệp an tồn theo tiêu ch̉n VietGAP, GlobalGAP… nhằm tạo nguồn cung ổn định về số lượng, đồng đều về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm được cấp giấy chứng nhận an tồn, nơng sản hữu cơ. Theo đó, sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản được tuân thủ theo đúng quy trình gieo trồng, canh tác sạch, từ việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đến chăm sóc, thu hái, truy xuất nguồn gốc, bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển đến tay người tiêu dùng đúng quy chuẩn theo chuỗi liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và hộ nơng dân nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản.
- Nghiên cứu ban hành chính sách và triển khai các biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất thành các tổ chức sản xuất đủ lớn, có điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất, giảm các khâu trung gian trong việc cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy liên kết và bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các khâu sản xuất ngun liệu, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản. Tăng cường xây dựng các mối liên kết giữa các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu hàng nông sản nhằm khai thác lợi thế khác biệt của từng địa phương, tránh tình trạng các địa phương trong vùng xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu gần giống nhau dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, qua đó phát huy được lợi thế của cả nước, của các vùng kinh tế trọng điểm và của từng địa phương trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản.
- Các Bộ, ngành chức năng cần phối hợp với địa phương, các doanh nghiệp thực thi các biện pháp giám sát an tồn thực phẩm hàng nơng sản cung cấp ra thị trường, tăng cường kiểm dịch, kiểm tra chặt chẽ 100% lô hàng xuất khẩu và ưu tiên cho những vùng sản xuất nơng nghiệp an tồn đạt tiêu chuẩn VietGAP,
GlobalGAP, đưa ra các chế tài đủ mạnh đối với những trường hợp khơng đáp ứng đủ tiêu ch̉n về an tồn thực phẩm trong xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến uy tín và quyền xuất khẩu vào các khu vực thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ của hàng nơng sản Việt Nam.
(2) Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hàm lượng sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu, xây dựng và phát triển thương hiệu:
a. Đối với sản phẩm công nghiệp:
- Đánh giá đúng tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa cũng như doanh nghiệp xuất khẩu, thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng vào xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu cần tiến hành theo lộ trình đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu theo hướng khai thác lợi thế so sánh để biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh.
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu sản phẩm cơng nghiệp chế tạo cơng nghệ trung bình và cơng nghệ cao trên cơ sở ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN lần thứ tư, chuyển đổi số và thương mại điện tử, như các sản phẩm điện tử, linh kiện, cụm linh kiện, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ...
- Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn xã hội và môi trường; chú trọng đổi mới sáng tạo, xây dựng thương hiệu để thâm nhập sâu trong các hệ thống phân phối ở các thị trường xuất khẩu và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng tồn cầu.
b. Đối với sản phẩm nơng nghiệp:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn giản sang sản phẩm chế biến sâu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Đó là những sản phẩm nơng sản, thủy sản chế biến sẵn, chín, ăn liền và các sản phẩm ứng dụng cơng nghệ bảo quản “ngủ đông”, sản phẩm tinh chế cao cấp có GTGT cao được sử dụng trong các ngành thực phẩm và phi thực phẩm, dược phẩm hoặc mỹ phẩm (như nông sản sạch hữu cơ, thủy sản đóng hộp, xông khói, thực phẩm chức năng chứa vi chất, tinh dầu cá, collagen và gelatin, chitin, chitosan, glucosamin, canxi hoạt tính, bột đạm thủy phân, các chất có hoạt tính sinh học cao…).
- Đa dạng hóa mặt hàng nông sản chế biến xuất khẩu, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu phát triển giống mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống sản phẩm mới, đặc thù nhằm tạo giá trị khác biệt cho hàng nông sản, tạo ưu thế riêng trong xuất khẩu trước các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, xây dựng và tích cực quảng bá hình ảnh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam gắn với các đặc tính chất lượng, an tồn, thân thiện mơi trường, cơng bằng xã hội trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng hàng nông sản xuất khẩu.
- Trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, cần xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực, nông sản đặc trưng, rau, trái cây đặc sản, tiến tới xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đi cùng với các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cao đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng xây dựng thương hiệu quốc gia và đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, trước mắt, tập trung xây dựng thương hiệu có gắn với chỉ dẫn địa lý và chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu hàng hóa cho các loại trái cây đặc sản của Việt Nam như Bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng, Nho Ninh Thuận, Xồi cát Hịa Lộc, Vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, Bơ sáp Đắc Lắc..., các loại gạo đặc sản như ST 24, ST 25, cà phê Trung Nguyên..., đồng thời đầu tư phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu, hỗ trợ thâm nhập thị trường đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc Chương trình thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm xuất khẩu đạt thương hiệu quốc gia và tiến tới xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam.
(3) Giải pháp phát triển thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu:
- Trước hết, đối với phát triển thị trường xuất khẩu, cần tăng cường theo dõi, nghiên cứu diễn biến tình hình thị trường thế giới và phân tích, đánh giá tác động tới xuất khẩu của Việt Nam; phân tích, đánh giá tác động của các thay đổi này tới sản xuất, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam để có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp. Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cập nhật các thay đổi về chính sách thương mại, quy định nhập khẩu, các rào cản phi thuế quan, tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn, kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn xã hội và mơi trường, các biện pháp phịng vệ thương mại, bảo hộ mậu dịch, cảnh báo về nguy cơ bị kiểm tra, kiểm nghiệm và bị từ chối nhập khẩu…, nhất là tại các thị trường xuất khẩu lớn. Nâng cao năng lực của các cơ quan dự báo như các Viện nghiên cứu, các trung tâm thông tin thương mại, các tổ chức đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các Hiệp hội ngành hàng. Nâng cao năng lực điều phối giữa các cơ quan liên quan, các Bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội ngành hàng, thành lập cơ quan đầu mối về dự báo kinh tế trực thuộc Chính phủ để phối hợp nghiên cứu, dự báo và tận dụng kết quả dự báo của các tổ chức quốc tế khác.
- Thành lập các cơ sở dữ liệu chính thống để cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho các doanh nghiệp trong nước. Cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc xây dựng kênh phản ứng nhanh với các
quốc gia nhập khẩu để giải quyết nhanh nhất các vướng mắc, khiếu nại về xuất nhập khẩu; khẩn trương cập nhật thông tin về kết quả cảnh báo các lô hàng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, khơng đảm bảo an tồn vệ sinh tại các thị trường nhập khẩu, tránh tối đa việc hàng hóa xuất khẩu sang mới bị kiểm tra rồi trả lại, hoặc nằm lưu kho quá lâu để chờ các thủ tục giải quyết theo quy định nếu có; thường xuyên rà soát, cập nhật quy định của các thị trường nhập khẩu về danh mục các chỉ tiêu hóa học chỉ định kiểm nghiệm đối với hàng nông sản, thủy sản, rau quả… nhằm tránh lãng phí về nguồn lực kiểm sốt (nhân cơng, thời gian...) cho cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như giảm thiểu tối đa chi phí kiểm nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Đổi mới tư duy và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; đa dạng hóa, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường. Bên cạnh việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết nhằm phát triển các thị trường xuất khẩu trọng điểm chiến lược như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu - EU, trong thời gian tới, cần nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại nhằm củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu, tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng như Ấn Độ, các nước Nam Á khác, khu vực châu Phi và Trung Đông,