Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh phải kết hợp với giáo dục lý tưởng cách mạng; giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng; giáo dục

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 144 - 148)

tưởng cách mạng; giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng; giáo dục chính sách, pháp luật của Nhà nước cho sinh viên Đại học Thái Nguyên

Sinh viên Đại học Thái Nguyên chủ yếu đến từ các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, các thế lực thù địch thường xun kích động, lơi kéo. Chính vì vậy, nhiều sinh viên chưa xác định đúng đắn mục đích, lý tưởng sống, thiếu sự tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, nhận thức pháp luật còn hạn chế nên dễ sa vào tệ nạn xã hội. Do đó, để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên cần kết hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng và giáo dục chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sinh viên xác định

được mục đích, lý tưởng sống cao đẹp, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, hiểu và tuân thủ theo pháp luật sẽ giúp họ thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức cơ bản.

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên

Lý tưởng sống là những khát khao, nguyện vọng, những tư tưởng về tương lai tốt đẹp mà con người muốn vươn tới. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người ln suy nghĩ và hành động để hồn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và đất nước. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng là bồi dưỡng cho thanh niên sinh viên nhận thức đúng đắn, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và thấm nhuần lý tưởng giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc.

Trong bối cảnh hiện nay, lý tưởng sống của sinh viên chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả tích cực và tiêu cực. Do đó, giáo dục lý tưởng cao đẹp cho sinh viên Đại học Thái Nguyên cần tạo dựng niềm tin cho sinh viên vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, vào thực tiễn cách mạng ngày càng tốt đẹp của dân tộc. Chỉ khi nào sinh viên có niềm tin vững chắc vào con đường cách mạng thì họ mới xác định được mục đích của cuộc sống, tạo ra động cơ đúng đắn cho họ ngày càng hăng say học tập, nghiên cứu và hoạt động. Từ đó biến niềm tin thành sức mạnh cá nhân và hành động cụ thể để cống hiến cho xã hội và đất nước. Giáo dục tinh thần yêu nước, yêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, yêu nhân dân. Từ đó, họ sẽ tránh bị rơi vào cạm bẫy của kẻ thù, quay lưng lại với giá trị tốt đẹp của dân tộc. Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tạo nội lực quan trọng cho sinh viên để họ có ý chí tự lực, tự cường, say mê trong học tập để góp sức mình dựng xây đất nước. Thơng qua những bài học thực tiễn về giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin với mục tiêu giải phóng con người một cách triệt để nhất. Thông qua giá trị nhân đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh thần, ý chí cách mạng sắt đá của Đảng Cộng sản Việt Nam để giáo dục chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên, đó là chủ

nghĩa nhân văn đấu tranh vì mục tiêu cao đẹp là giải phóng người lao động cần lao khỏi mọi sự áp bức, bóc lột đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tạo điều kiện để phát triển toàn diện con người. Cần phải đẩy mạnh giáo dục ý thức cộng đồng, giáo dục để sinh viên hiểu rằng cộng đồng là nơi sinh ra và ni dưỡng mình trưởng thành, cộng đồng cũng là mơi trường để con người khẳng định mình, phải nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên với cộng đồng thông qua học tập, các hoạt động của Đoàn và của các tổ chức đoàn thể khác. Tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho sinh viên như: các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao… đây là một kênh giáo dục lý tưởng, lối sống, hành động đúng đắn, lành mạnh cho sinh viên và có thể giúp họ tránh xa các tệ nạn xã hội.

Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng cho sinh viên Quan

điểm, đường lối của Đảng là hệ thống các chủ trương, chính sách về

mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng làm cho sinh viên hiểu về tình hình xã hội, đất nước và quốc tế, đồng thời hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đường lối Đảng đề ra.

Trong thời gian tới, Đại học Thái Nguyên cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt và triển khai các Nghị quyết của Đảng cho sinh viên. Thơng qua tổ chức Đồn, Hội, khoa chủ quản tăng cường truyền tải nội dung Nghị quyết của Đảng bằng hình thức các cuộc thi viết, sân khấu hóa, hoạt động tình nguyện. Xây dựng bộ tài liệu có liên quan đến quan điểm, chủ trương của Đảng phát cho sinh viên.

Giáo dục đạo đức và giáo đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên sinh viên được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Vận dụng và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, Đảng ta xác định thanh niên là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, Đại học Thái Nguyên cần chú trọng tuyên truyền, quán triệt đến sinh viên nội dung những Chỉ thị, Nghị quyết liên quan

đến giáo dục đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên như: Chỉ thị số 06-CT/TW (2006); Nghị quyết số 25-NQ/TW (2008); Chỉ thị số 03-CT/TW (2011); Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013); Chỉ thị 42-CT/TW (2015); Chỉ thị số 05-CT/TW (2016).

Giiáo dục pháp luật cho sinh viên

Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau, thống nhất với nhau ở đối tượng và mục tiêu là con người, khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, ngồi các biện pháp khác thì khơng thể phủ nhận vai trị của pháp luật và ý thức pháp quyền đối với việc điều chỉnh hành vi của sinh viên. Sinh viên hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thì ý thức đạo đức, hành vi đạo đức càng được nâng cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách tồn diện, tích cực đến sinh viên.

Để khắc phục những hạn chế trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, Đại học Thái Nguyên cần kết hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với tăng cường giáo dục pháp luật cho sinh viên. Nhà trường cần nắm vững các quy định về công tác giáo dục pháp luật, đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Nâng cao nhận thức về môn pháp luật và đưa môn học “Pháp luật đại cương” trở thành môn học bắt buộc trong các trường. Các trường cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa kiến thức, phương pháp mới để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật. Đổi mới nội dung, phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập pháp luật trong các giờ học chính khóa, đồng thời đa dạng hóa hình thức phổ biến giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại khóa. Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các hoạt động của nhà trường như “Tuần sinh hoạt cơng dân”, “Ngày hội văn hóa giao thơng”…; xây dựng các câu lạc bộ sinh viên với pháp luật; tổ chức các cuộc thi viết, sân khấu

hóa tìm hiểu về pháp luật; biên soạn và phổ biến rộng rãi đến sinh viên các tài liệu liên quan đến pháp luật… Đồng thời, mỗi cán bộ, giảng viên và sinh viên phải nhận thức rõ việc học tập, nghiên cứu, hiểu biết pháp luật để chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w