tâm của lãnh đạo Đảng, các tổ chức, đoàn thể trong Đại học Thái Nguyên
Hiệu quả công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, cần có sự quan tâm thỏa đáng của chủ thể giáo dục trong Đại học Thái Nguyên tới công tác này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý các hoạt động giáo dục, có vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên; tiếp nhận và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác này. Đồng thời, Bộ cần có chính sách quan tâm, tạo điều kiện nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các mơn học Lý luận chính trị nói chung và mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng.
Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường trong Đại học Thái Nguyên là chủ thể trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường. Đảng ủy, Ban giám hiệu Đại học Thái Nguyên cần đưa hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên đi vào chiều sâu, nội dung giáo dục phải thiết thực, gắn với thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh và nhiệm vụ chính trị của Đại học Thái Nguyên. Vì vậy, Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường trong Đại học Thái Nguyên cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Một là, phải chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho cán bộ,
giảng viên, sinh viên nhận thức rõ và đầy đủ về vị trí, vai trị và u cầu của công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.
Hai là, xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các
Chỉ thị, Nghị quyết liên quan đến giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên kịp thời, bám sát vào chủ trương của Đảng và đặc điểm của Đại học Thái Nguyên.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh triển khai và thực hiện nội dung Chỉ thị 05/CT-TW
của Bộ Chính trị về học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những chương trình hành động cụ thể, tránh tình trạng qua loa, hình thức, chung chung, kịp thời cung cấp tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu nội dung chuyên đề theo từng năm đến đảng viên, cán bộ và sinh viên.
Bốn là, thống nhất và đưa nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
sinh viên vào nội dung, kế hoạch của từng năm học, kết hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với hoạt động chun mơn của giáo viên, với hoạt động học tập của sinh viên và với các phong trào thi đua.
Năm là, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên trong Đại học Thái Nguyên theo đạo đức Hồ Chí Minh để sinh viên noi theo và chỉ đạo xây dựng chuẩn mực đạo đức chung cho sinh viên để tạo nên sự thống nhất trong toàn Đại học Thái Nguyên.
Sáu là, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết,
tổng kết và phối hợp với các tổ chức ngồi trường trong hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên các trường trong Đại học Thái Nguyên cần xác định rõ trách nhiệm tiên phong, đi đầu trong việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Nâng cao hơn nữa tính tiên phong trong việc tuyên truyền, tập hợp, giáo dục đoàn viên, thanh niên học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh.
Khoa chủ quản là khoa chuyên ngành phụ trách trực tiếp và có vai trị quan trọng trong việc quản lí sinh viên. Trong cơng tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, ngồi những giải pháp chung của nhà trường, mỗi khoa cần xây dựng cho mình chương trình và kế hoạch riêng. Để nâng cao vai trị trong cơng tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, Khoa chủ quản trong Đại học Thái Nguyên cần thực hiện: Kết hợp các bài giảng trên lớp của thầy, cô giáo với việc giáo dục nhận thức và hành động về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và truyền tải nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Kết hợp với các khoa giáo dục cơ bản để giáo dục và quản lí sinh viên về nhiều mặt, trong đó quan tâm đến vấn đề đạo đức, tư tưởng. Sinh viên Đại học Thái Nguyên đa số là người ở các tỉnh xa đến học, xa gia đình, thiếu sự dạy bảo của bố mẹ, thiếu thốn về tinh thần. Vì vậy, thầy, cơ giáo cần quan tâm nhiều hơn đến việc học tập, rèn luyện, đời sống, tâm lý của sinh viên để góp phần tạo ra những sinh viên có ích cho nhà trường và xã hội. Khoa chủ quản căn cứ vào đặc điểm của sinh viên để xây dựng những chuẩn mực đạo đức đặc thù cho sinh viên trong Khoa.
Phịng cơng tác sinh viên có vai trị lớn trong việc quản lý sinh viên, có tác động khơng nhỏ đến việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Phịng cơng tác sinh viên cần lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh vào các hoạt động của đơn vị như: Tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khóa, đối thoại với sinh viên, tuyên truyền pháp luật; xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên theo kì học và cả năm học; cần đưa nội dung học tập đạo đức Hồ Chí Minh vào chấm điểm rèn luyện hàng kì; thực hiện quản lý sinh viên, nhất là sinh viên ngoại trú một cách nề nếp; phát huy tốt vai trò cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.
Để cơng tác này đạt hiệu quả, thiết thực, tránh việc làm hình thức, chồng chéo, chung chung và có sự thống nhất, Đại học Thái Nguyên cần xây dựng chương trình hành động cho từng năm học, thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác phụ trách hoặc giao cho từng tổ chức đảm nhận từng mảng hoạt động. Sau mỗi kế hoạch đề ra, các tổ chức, đoàn thể cần họp bàn, trao đổi, thảo luận đề đi đến thống nhất, tạo sự đồng thuận trong chủ thể của cơng tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.