Ngun theo đạo đức Hồ Chí Minh
Sinh viên khơng chỉ là đối tượng giáo dục mà còn là chủ thể giáo dục. Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên ảnh hưởng từ hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời do q trình tự học, tự đúc kết từ thực tiễn của bản thân sinh viên. Vì vậy, nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên cần phát huy tính tự giác, tự giáo dục của sinh viên gắn với thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
Trong hoạt động học tập
Nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với sinh viên. Nhiệm vụ này đặt ra cho sinh viên cần phải học tập đạt kết quả tốt, kết quả tốt thể hiện về thành tích và nhận thức. Mỗi sinh viên phải có ý thức tự học, tự đọc, thường xuyên trau dồi tri thức bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Những gì sinh viên nhận được từ sự giáo dục của nhà trường là một mặt, mặt khác chủ yếu và quyết định hơn được thực hiện bằng cách tự học của bản thân sinh viên.
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về quá trình tự học. Nhờ tự học Người đã làm giàu tri thức của mình bằng vốn tri thức tiên tiến nhất của thời đại và trở thành anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất. Trong xu thế đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc phát huy tính tự giác, tự học của sinh viên lại càng trở nên quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục của sinh viên và nhà trường. Khác với đào tạo theo niên chế trước đây, sinh viên cùng ngành học chung theo lớp, theo một thời khóa biểu do nhà trường sắp xếp. Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có quyền quyết định kế hoạch học
tập cho mình theo từng kì, từng năm phụ thuộc vào khả năng và hồn cảnh. Vì vậy, sinh viên càng tự lập, càng năng động, tự giác sẽ làm chủ được quá trình học tập của mình.
Trong thực tế, phần lớn sinh viên Đại học Thái Nguyên vẫn chưa chủ động trong học tập. Nhiều sinh viên tỏ ra lúng túng trong xây dựng kế hoạch học tập cho mình, chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, học theo cảm hứng… Vì vậy, để đạt hiệu quả trong học tập theo đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi sinh viên Đại học Thái Nguyên cần:
Một là, có động cơ học tập đúng đắn. Trong học tập, sinh viên phải xác
định cho mình động cơ học tập đúng đắn: học để mở rộng sự hiểu biết, học để làm việc, học để hoàn thiện nhân cách của bản thân, học để góp phần cải tạo xã hội. Khi sinh viên xác định được động cơ học tập đúng đắn sẽ hình thành nên thái độ học tập tích cực và chủ động.
Hai là, phải biết tự xây dựng kế hoạch học tập và phải quyết tâm thực
hiện kế hoạch đó một cách nghiêm túc. Mục tiêu học tập phải phân ra thành các giai đoạn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Kế hoạch học tập đề ra phải thực tế, khả thi dựa trên năng lực và hoàn cảnh của mỗi sinh viên.
Ba là, phải xây dựng được phương pháp tự học hiệu quả. Tự học có vai
trị vơ cùng quan trọng trong việc tiếp nhận tri thức và hình thành nhân cách cá nhân. Do đó, sinh viên phải ln rèn luyện cho mình kĩ năng tự học để đạt kết quả học tập cao nhất. Khơng thể có một phương pháp tự học chung cho tất cả mọi người, nhưng có thể đưa ra những cách thức giúp sinh viên tự học thành công. Để tự học tốt, sinh viên phải xác định được thời gian đọc sách hiệu quả, nên đọc giáo trình trước khi lên lớp, tự tìm hiểu bài học mới… Sinh viên phải thường xun có kế hoạch ôn bài, làm bài tập về nhà đầy đủ và ln làm chủ kế hoạch học tập của mình.
Sinh viên cần gắn việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ học tập của mình. Điều đó khơng phải điều gì to tát, lớn lao, mà rất gần gũi mỗi sinh viên đều có thể làm được như: phát huy tính tích cực, chủ động trong
phương pháp học, tìm tịi sáng tạo, có thái độ đúng đắn với việc học tập của mình, giúp đỡ bạn bè cùng học tốt, thành lập các nhóm học tập để bổ sung kiến thức cho nhau… Học tập phải có sự kiên trì bền bỉ, như Lênin đã nói “Học, học nữa, học mãi”, trước những khó khăn dù lớn hay nhỏ cũng cần nghị lực để vượt qua, sau mỗi lần vượt qua khó khăn giúp cho mỗi sinh viên trưởng thành hơn.
Trong nhiệm vụ rèn luyện của sinh viên
Với mỗi sinh viên Đại học Thái Nguyên nhiệm vụ học tập là rất cần thiết, nhằm trang bị đầy đủ những tri thức khoa học đủ năng lực làm việc. Tuy nhiên, rèn luyện bản thân nhằm hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, nhân cách cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với sinh viên. Nhiệm vụ đó trước là thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của trường, của lớp. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ đạo đức của sinh viên. Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh phải được thể hiện từ những việc rất nhỏ như: đi học đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc trong học tập và thi cử, có thái độ tơn trọng thầy cô giáo…
Sống trong tập thể, mỗi sinh viên có hồn cảnh khác nhau. Vì vậy, sinh viên cần phải quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, cả về mặt vật chất và tinh thần. Thường xuyên nêu gương những sinh viên vượt qua khó khăn trong cuộc sống để vươn lên học tập tốt, rèn luyện tốt. Học hỏi lẫn nhau là một biện pháp tốt để bản thân mỗi sinh viên hồn thiện mình. Những việc làm khơng tốt, khơng phù hợp với chuẩn mực đạo đức và nội quy, quy định của tập thể, của trường, của lớp cần phải nghiêm khắc kỷ luật và đề cao việc sinh viên tự phê bình trước tập thể.
Trước thực tế cuộc sống thay đổi từng ngày, từng giờ, đất nước ta thực hiện mở cửa hội nhập, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bên cạnh những yếu tố tích cực, nảy sinh rất nhiều nguy cơ. Sinh viên Đại học Thái Nguyên là thế hệ trẻ, ln ln có khao khát tìm hiểu và khám phá cái mới, nhưng cũng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, ma túy, chạy theo lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền mà lãng quên đi những gì quan trọng với mình.
Vì vậy, việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh càng trở nên cần thiết và cấp bách đối với sinh viên.
Trong nhà trường, sinh viên cần tham gia vào các hoạt động phong trào do đoàn trường, chi đồn tổ chức. Đó là các hoạt động phong trào thể thao, văn nghệ được tổ chức để kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động tình nguyện… Thơng qua những hoạt động này, sinh viên có điều kiện hoàn thiện nhân cách và bồi đắp thêm tình yêu thương con người.
Bên cạnh ý thức tự giác của sinh viên gắn việc học tập đạo đức Hồ Chí Minh với nhiệm vụ học tập và rèn luyện, về phía Đại học Thái Nguyên cần thường xuyên giáo dục, động viên, thuyết phục để mỗi sinh viên nhận thức được vai trò chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn lực quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần đổi mới cơng tác đào tạo theo tín chỉ, xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học để thu hút sinh viên, có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá bằng nhiều hình thức để phát huy tính tự giác của sinh viên. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy - học, nghiên cứu khoa học của sinh viên như hiện đại hóa thư viện, trang bị đầy đủ sách, báo, tạp chí, internet... để đáp ứng nhu cầu tự học và nghiên cứu của sinh viên. Các trường cần nâng cấp các xưởng thực hành, phịng thí nghiệm đề giảm thời lượng giảng dạy lý thuyết, tăng thời gian thực hành, tự học cho sinh viên.
Tiểu kết chương 4
Đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị to lớn với dân tộc Việt Nam và nhân loại. Vì vậy, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành những phẩm chất đạo đức cao đẹp cho sinh viên là biện pháp rất quan trọng và cần thiết hiện nay. Đồng thời, thông qua giáo dục những giá trị của đạo đức Hồ Chí Minh sẽ được gìn giữ và phát huy.
Trong thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên,
cơng tác này cịn nhiều hạn chế. Nhằm tiếp tục phát huy những mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế trong cơng tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, Đại học Thái Nguyên cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực. Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Ngun. Đó là tác động của cơ chế kinh tế thị trường, của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, của tồn cầu hóa và của truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội. Đồng thời, luận án đã chỉ ra những yêu cầu cơ bản trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Hệ thống các giải pháp mà tác giả đề xuất bao gồm: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Ngun thơng qua mơn học, trong đó mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh là nịng cốt; Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên thơng qua hoạt động Đồn, Hội; hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm; Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên thông qua tấm gương đạo đức; Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cần kết hợp với giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục quan điểm, chủ trương của Đảng, giáo dục chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phát huy ý thức tự giác, tự giáo dục của sinh viên Đại học Thái Nguyên theo đạo đức Hồ Chí Minh. Các giải pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay dựa trên mục tiêu, nội dung, phương pháp của quá trình giáo dục và cần thực hiện một cách đồng bộ ở tất các trường trong Đại học Thái Nguyên.
KẾT LUẬN
Đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí, vai trị quan trọng trong cơng cuộc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi con người Việt Nam theo hướng chân, thiện, mỹ. Sinh viên là nguồn bổ sung lực lượng lao động có chất lượng, ln chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là vấn đề ngày càng được quan tâm trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta tiếp tục triển khai việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Xuất phát từ giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và vị trí, vai trị quan trọng của sinh viên đối với sự phát triển đất nước, luận án “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện
nay”, đã làm rõ một số nội dung sau đây:
1. Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu trên hai khía cạnh: Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh và nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên sinh viên. Trên cơ sở phân tích, tác giả rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết.
2. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả đã xây dựng được cơ sở lý luận vững chắc cho nghiên cứu của mình. Để xây dựng cơng cụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã nêu ra hệ thống các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, trong đó tập trung làm rõ khái niệm “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên”. Tác giả luận án đã khái quát hóa, hệ thống hóa bản chất, đặc điểm và nội dung đạo đức Hồ Chí Minh làm cơ sở vận dụng đưa ra nội dung giáo dục cho sinh viên. Luận án tập trung đi sâu phân tích sự cần thiết và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên bao gồm: giáo dục vị trí, vai trị của đạo đức, giáo những phẩm chất đạo
đức cơ bản (bao gồm: yêu nước, thương dân; cần, kiệm, liêm, chính; đồn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; yêu lao động, có ý thức tổ chức kỉ luật) và giáo dục nội dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời, chỉ ra phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là: kết hợp chặt chẽ giữa học đi đôi với hành, nêu gương người tốt, việc tốt; kết hợp giữa xây và chống; tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng suốt đời; thông qua các phong trào thi đua do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức.
3. Trên cơ sở kết quả khảo sát, nghiên cứu thực tế, thu thập tài liệu, báo cáo liên quan đến đề tài, tác giả luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên. Luận án tập trung đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động này thơng qua bốn khía cạnh là: giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh; thơng qua hoạt động của các tổ chức, đồn thể; thơng qua vai trị của đội ngũ giảng viên; thơng qua ý thức tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên. Về cơ bản, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ở Đại học Thái Nguyên được thực hiện khá tốt, góp phần thay đổi nhận thức và hành động của sinh viên, tạo ra môi trường rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh. Bên cạnh những thành tựu đạt được, q trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Ngun cịn có hạn chế, bất cập ở chủ thể giáo dục, nội dung, phương pháp, môi trường giáo dục. Đồng thời, tác giả chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế được đó. Qua đánh giá thực trạng, tác giả luận án đã bước đầu làm rõ những vấn đề đặt ra, là những mâu thuẫn cần giải quyết trong công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.
4. Để giải quyết những mâu thuẫn, hạn chế, bất cập trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, trên cơ sở dự báo những nhân tố tác động, những yêu cầu cơ bản trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, tác giả luận án đề xuất năm nhóm
giải pháp. Các giải pháp đề ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Ngun hiện nay đều có tính khả thi. Mỗi giải pháp đều có một vị trí, vai trị nhất định và có sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Hệ thống các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới, bao gồm: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Ngun thơng qua mơn học, trong đó mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh là nịng cốt; Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên thơng qua hoạt động Đồn, Hội, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm; Giáo dục đạo đức Hồ Chí