Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 26 - 30)

1.2 Cơ sở lý luận về Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh

nghiệp nhỏ và vừa

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại

DNNVV là một trong những chủ thể của nền kinh tế và chiếm vị trí quan trọng trong danh mục khách hàng vay vốn của các NHTM. Chính vì vậy, khi nói đến hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV là nói đến hoạt động cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng.

Theo Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng thì cho vay được định nghĩa như sau:

“Cho vay là là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.

Ngoài ra, theo Quy chế cho vay số 350/QĐ-BIDV ban hành ngày 14/03/2017 quy định về việc cho vay của BIDV đối với khách hàng (không phải là TCTD) được thực hiện tại Chi nhánh và Trụ sở chính của BIDV, trong đó: Cho vay được được định nghĩa như sau:

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó BIDV giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi (được thể hiện bằng thỏa thuận cho vay)”

“Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác là việc BIDV cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.”

Như vậy, hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng theo đó Ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả gốc và lãi.

Nhìn chung, phương thức cho vay đối với DNNVV cũng tương tự với đối với các khách hàng doanh nghiệp khác, tùy thuộc vào thời hạn và hạn mức doanh nghiệp xin vay để đưa ra phương thức, hình thức cho vay hợp lý.

1.2.2.2 Phân loại các hình thức cho vay

Căn cứ vào phương thức cho vay

Theo thơng tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 và có hiệu lực từ ngày 15/03/2017 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân

hàng nước ngồi đối với khách hàng thì đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có 9 phương thức cho vay bao gồm:

a) Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

b) Cho vay hợp vốn: Là hình thức cấp tín dụng mà có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với một khách hàng để thực hiện cùng một phương án, dự án vay vốn.

c) Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để ni trồng, chăm sóc các cây trồng, vật ni có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây cơng nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

d) Cho vay theo hạn mức: Là việc Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

e) Cho vay theo hạn mức cho vay dự phịng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự ph ng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự ph ng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.

f) Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh tốn: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh tốn. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.

g) Cho vay quay vịng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh khơng q 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.

h) Cho vay tuần hồn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

- Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay;

- Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

- Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng khơng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;

- Trong q trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì khơng được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.

i) Các phương thức cho vay khác các phương thức cho vay trên, tùy từng điều kiện cho vay cũng như quy trình cấp tín dụng của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.

Căn cứ vào thời hạn vay

a, Cho vay ngắn hạn

Là những khoản cho vay có thời hạn tối đa 12 tháng. Đây thường là khoản tài trợ nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động và các mục đích chi tiêu trong ngắn hạn khác của doanh nghiệp.

b, Cho vay trung hạn

Là những khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Đây thường là các khoản vay vốn để tài trợ cho đầu tư vào tài sản cố định, chủ yếu là trang bị máy móc, thiết bị, đầu tư cải tiến công nghệ và sản phẩm cho doanh nghiệp.

c, Cho vay dài hạn

Là những khoản cho vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên. Đây thường là các khoản vay vốn để tài trợ cho việc đầu tư vào các tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn lâu như xây dựng nhà xưởng mới, mua sắm phương tiện vận tải…

Căn cứ vào tài sản đảm bảo

Đây là hoạt động cho vay trong đó ngân hàng dựa trên uy tín, năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không yêu cầu bắt buộc khách hàng phải có tài sản đảm bảo. Đối tượng khách hàng áp dụng hình thức cho vay này thường là khách hàng truyền thống của ngân hàng, có uy tín lớn và tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiểu quả, quản trị điều hành tốt, những doanh nghiệp có doanh thu ổn định và xu hướng phát triển bền vững trong tương lai, cam kết chuyển toàn bộ hoặc phần lớn doanh thu qua ngân hàng, ngân hàng kiểm soát được nguồn tiền ra vào và nắm được rõ phương án kinh doanh. Hình thức cho vay này cịn có tên gọi khác là Cho vay tín chấp.

b, Hình thức Cho vay có tài sản đảm bảo:

Cho vay có tài sản đảm bảo giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro cũng như nâng cao trách nhiệm của người sử dụng đồng vốn đã vay của Ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

Đối với Cho vay có tài sản đảm bảo, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh,…. Hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản phổ biến nhất có lẽ là thế chấp và cầm cố tài sản. Các tài sản đảm bảo thường là giấy tờ có giá, bất động sản, động sản, hàng hoá, quyền tài sản… Ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản hợp pháp, hợp lệ, khơng xảy ra tranh chấp, có khả năng phát mại làm đảm bảo. Phần lớn, quy định chung của Ngân hàng là bắt buộc khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn.

Nguyên nhân do khách hàng luôn thường trực phải đối đầu với những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những biến cố khơng mong đợi có thể gây cho khách hàng những tổn thất lớn, có thể dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo là một trong những nguồn trả nợ khi nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh không c n đảm bảo.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 26 - 30)