Phát triển huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (LPB) chi nhánh thăng long (Trang 39)

Để phát triển huy động vốn thì phải căn cứ vào mục tiêu hoạt động chung của ngân hàng đặt ra tại thời điểm đó. Định hướng phát triển huy động vốn tức là Ngân hàng đặt ra các chỉ tiêu như tổng huy động bao nhiêu t đồng, tốc độ phát triển bao nhiêu phần trăm. Đối với nhân tố ảnh hư ng này, chúng ta có thể xem xét thơng qua các tiêu chí định tính. Đó là sự phù hợp của định hướng phát triển huy động vốn với xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng, phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của từng ngân hàng.

Để phát triển huy động vốn việc tiên quyết là nhà quản trị Ngân hàng phải xây dựng định hướng, chiến lược huy động vốn cơ bản một cách phù hợp với đặc điểm của từng Ngân hàng và sự biến động của nền kinh tế.

c, Năng lực điều hành của ban lãnh đạo

Yếu tố này có vai trị rất quan trọng. Nếu cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không sử dụng nhân viên đúng s trường… dẫn đến lãng phí từ đó hạn thấp hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Ngược lại, nếu năng lực điều hành của ban lãnh đạo tốt, ngân hàng sẽ dự đốn chính xác các thay đổi trong mơi trường kinh doanh, từ đó sẽ hoạch định được các chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp và phát triển hoạt động huy động vốn tốt hơn.

Tiêu chí đặc trưng của nhân tố này thể hiện trên các khn mặt:

 Trình độ chun mơn: Thể hiện năng lực quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo. Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua cơ cấu trình độ chun mơn của ban lãnh đạo.

 Khả năng, nghệ thuật ứng xử: là khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng. Ngoài ra còn gồm những kỹ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đán, quyết đốn cơng việc.

 Kinh nghiệm của ban lãnh đạo ngân hàng. Tiêu chí này được đo lường b i độ tuổi trung bình của ban lãnh đạo. Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh số ình quân về độ tuổi trung bình của nguồn nhân lực làm cơng tác lãnh đạo của ngân hàng.

d,Trình độ nguồn nhân lực

Con người là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Chỉ tiêu và tiêu chí đặc trưng của nhân tố này bao gồm:

 Số lượng cán bộ nhân viên: Thể hiện tổng số lượng cán bộ nhân viên của chi nhánh, mà cụ thể là cán bộ nhân viên trong phòng khách hàng cá nhân tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối.

 Trình độ cán bộ nhân viên. Trình độ của cán bộ nhân viên được thể hện trình độ chun mơn, kỹ năng tin học văn phịng, kỹ năng giao tiếp. Trình độ cán bộ nhân viên được phản ánh thông qua cơ cấu cán bộ nhân viên theo trình độ chun mơn tại thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh t trọng của từng nhóm nhân viên có cùng trình độ chun mơn.

 Phẩm chất, đạo đức của cán bộ công nhân viên. Đối với quầy giao dịch ngân quỹ, nếu như cán bộ, nhân viên khơng có đạo đức tốt thì rủi ro về mặt đạo đức sẽ xảy ra làm thiệt hại tới ngân hàng về thu nhập và uy tín thương hiệu. Đo lường tiêu chí này có thể có thể sử dụng tới chỉ tiêu số vụ vi phạm đạo đức, pháp luật cả cán bộ công nhân viên làm cơng tác .

 Mơ hình tổ chức cán bộ nhân viên: Một ngân hàng có bộ máy quản lý, cùng một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng đó hoạt động với cách hiệu quả nhất, phát triển các dịch vụ nói chung, trong đó có dịch vụ huy động. Mơ hình tổ chức tiên tiến, hiệu quả là mơ hình tổ chức được sắp xếp theo hướng hiện đại của các NHTM lớn trên thế giới.

e,Công tác thông tin ngân hàng

Thông tin đang ngày tr thành vấn đề không thể thiếu được đối với Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Trong hoạt động huy động vốn, Ngân hàng huy động chủ yếu dựa trên sự tin tư ng đối với các khách hàng. Do đó, Ngân hàng thương mại cần phải làm tốt công tác thông tin đồng thời cần phải nắm bắt kịp thời cả những thông tin bên trong và bên ngồi của ngân hàng (thơng tin bên ngồi như thơng tin về khách hàng, những biến đổi của môi trường kinh tế, dân số, văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật, đối thủ cạnh tranh…). Việc

nắm bắt thơng tin kịp thời, chính xác giúp Ngân hàng huy động hợp lý và chủ động hơn từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động huy động vốn phát triển.

Nhân tố này được đo lường b i các tiêu chí như việc ngân hàng có kho lưu trữ thơng tin dữ liệu khách hàng hay không? Thông tin khách hàng có được cập nhật thường xuyên hay không? Phương thức thu nhập thông tin như thế nào?....

f, Nhân tố công nghệ Ngân hàng

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng sẽ thúc đẩy nhanh chóng q trình thu thập, phân tích thơng tin và xử lý cơng việc của cán bộ ngân hàng. Công nghệ Ngân hàng cho phép ngân hàng đẩy nhanh tốc độ cơng việc, độ an tồn cao hơn do đó sẽ giảm được sự can thiệp của con người để từ đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Ngân hàng cũng quản lý danh sách khách hàng dễ dàng hơn, cập nhật trên hệ thống một cách bài bản nên sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí nhân cơng. Nhân tố này được đánh giá thơng qua các tiêu chí và chỉ tiêu sau:

- Mức vốn đầu tư cho công nghệ thông tin của ngân hàng: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh mức vốn mà ngân hàng đầu tư nhằm hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin của mình tại một thời điểm nhất định.

- Số lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng lao động phụ trách mảng công nghệ thông tin của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

- Trình độ nhân lực cơng nghệ thông tin. Đây là mục tiêu tương đối phản ánh t trọng, cơ cấu của nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin theo trình độ chun mơn.

- C s vật chất kỹ thuật công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại.

g, Hoạt động Marketing

Đây là hoạt động rất quan trọng nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Nếu như ngân hàng tổ chứ tốt hoạt động marketing thì thương hiệu, uy tín của NHTM cũng sẽ gia tăng. Trên cơ s này, ngân hàng có thể gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng thị phần của mình.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan - Hành lang pháp lý

Để đảm bảo sự phát triển công bằng của tất cả các thành phần kinh tế thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có liên quan phải quy định và giám sát việc tuân thủ pháp luật của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng khơng nằm ngồi sự quản lý chặt chẽ đó. Có thể nói, hành lang pháp lý có ảnh hư ng lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại. Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước, quyết định, nghị định, chỉ thị… trong nội bộ hệ thống ngân hàng và có những bộ luật tác động gián tiếp nhưng các NHTM cần phải lưu ý như Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp…

+ Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngồi nước

Nền kinh tế vào thời kỳ tăng trư ng, sản xuất phát triển tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn nên việc thu hút vốn của ngân hàng dễ dàng hơn và ngược lại.

- Tình hình kinh tế - xã hội thế giới

Mọi sự biến động của nền kinh tế - xã hội thế giới đều ít nhiều có ảnh hư ng đến Việt Nam. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì sự ảnh hư ng này lại càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn bao giờ hết. Điều này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam. Do xu hướng tồn cầu hóa làm cho các nghiệp vụ ngân hàng phát triển, nguồn vốn dễ dàng di chuyển từ nước này sang nước khác. Mặt khác, xu hướng này cũng làm tăng rủi ro cho ngân hàng do việc thay đổi các chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự thay đổi của các ngoại tệ mạnh như USD, EURO…

- Tình hình kinh tế - xã hội trong nước

Những yếu tố của nền kinh tế ảnh hư ng đến tăng trư ng nguồn vốn huy động của các NHTM phải kể đến đó là: Thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trư ng và phát triển kinh tế, t lệ lạm phát… Khi nền kinh tế ổn định và đang trên đà phát triển thì thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng cũng tăng lên, do đó nguồn vốn huy động trong thời gian này cũng tăng mạnh.

+ Tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng

Các yếu tố thuộc về tâm lý, thói quen, phong tục của người dân tác động rất lớn đến hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng. Các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập, mơi trường làm việc liên quan đến việc lựa chọn sử dụng các hình thức dịch vụ ngân hàng.

+ Đối thủ cạnh tranh

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong nước và sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thì các NHTM ngày càng phải đối mặt với càng nhiều cạnh tranh trong quá trình thu hút vốn b i vì khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ. Để cạnh tranh với các đối thủ, các ngân hàng phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, phải biết phân tích đặc điểm của từng nhóm đối tượng khách hàng, tiến hành phân đoạn và lựa chọn các đoạn thị trường chính, áp dụng chính sách khách hàng linh họat, phù hợp, liên tục hoàn thiện và đổi mới sản phẩm dịch vụ, cân nhắc lãi suất huy động, cho vay…, từng bước khẳng định sức mạnh và vị thế của mình.

1.2.5. Kinh nghiệm phát tri n huy động vốn của một số ngân hàng thương mại

1.2.5.1. Kinh nghiệm một số Ngân hàng thương mại

a. Kinh nghiệm phát triển huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Để góp phần phát triển nguồn vốn một cách ổn định, hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu kinh doanh, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã thực hiện một số giải pháp sau:

- Triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. - Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng. Quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn.

- Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn từng thị trường, từng nhóm khách hàng.

- Giao dịch một cửa giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách hàng, cán bộ phải đủ năng lực, có trách nhiệm để đáp ứng.

- Tăng cường chi trả lương qua thẻ ATM.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, cơ chế, quy chế hiện hành, quy trình bảo mật.

- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh thường xuyên thái độ, tác phong giao dịch của cán bộ ngân hàng.

b. Kinh nghiệm phát triển huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Ngân hàng luôn xác định hoạt động huy động vốn đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh những biện pháp truyền thống và thực hiện các biện pháp mới nhằm không ngừng tăng trư ng nguồn vốn. Thực hiện trích lập quỹ dự phịng rủi ro theo kế hoạch.

Phát huy hiệu quả công tác lãi suất, thường xuyên theo dõi nắm bắt diễn biến lãi suất trên thị trường để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cũng như lãi suất của các đợt phát hành kỳ phiếu cho phù hợp với biến động của thị trường.

Thực hiện chiến lược khách hàng nhằm duy trì khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới.

1.2.5.2. Bài học cho Ngân hàng LPB – Chi nhánh Thăng Long

Song song với việc học hỏi kinh nghiệm để m rộng huy động vốn thành cơng thì Ngân hàng LPB – Chi nhánh Thăng Long cũng cần rút ra các bài học để giúp cho công tác m rộng huy động vốn đạt được những thành quả tốt nhất.

Phát triển công tác quảng cáo, Marketing bằng cách đẩy mạnh, đa dạng hố các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, vô tuyến cũng như các phương tiện giao dịch hàng ngày để làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tư ng hơn loại hình hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ chọn ngân hàng là nơi gửi tiền và giao dịch.

Có chính sách lãi suất linh hoạt: lãi suất huy động có ảnh hư ng lớn trong việc kích thích khách hàng gửi tiền, cho nên ngồi yếu tố niềm tin vào ngân hàng, nếu

mức lãi suất huy động hợp lý sẽ thu hút được những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng.

Phát triển năng lực về công nghệ, nguồn lực nhân tài để phục vụ tốt cho mọi hoạt động của ngân hàng. Và đây là một trong những yếu tố chính quyết định khả năng m rộng huy động vốn của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn huy động của mỗi NHTM có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, đặc biệt đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới. Do vậy việc m rộng nguồn vốn huy động là mối quan tâm hàng đầu của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong việc phân tích và đánh giá đúng thực trạng huy động vốn của các NHTM Việt Nam để chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế tồn tại cả về phương diện chính sách, thể lệ cũng như việc tổ chức thực hiện tại các đơn vị Ngân hàng cần thiết để một mặt thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội phục vụ phát triển kinh tế, mặt khác tăng hiệu quả kinh tế của các NHTM.

Qua nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn, Chương luận văn đã khái quát được một số nội dung cơ bản như sau:

- Khái quát về huy động vốn của NHTM - Cơ cấu vốn tiền gửi của NHTM

- Các hình thức huy động vốn của NHTM

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Thiết kế nghiên cứu 2 1 Thiết kế nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp chung

Để có được kết quả nghiên cứu, tơi đã sử dụng các cách thức nghiên cứu sau đây:

a. Phương pháp thu thập dữ liệu

Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Thăng Long và tình hình huy động vốn của ngân hàng thơng qua phịng kế tốn ngân quỹ. Các số liệu được chọn lọc tổng hợp từ cái tài liệu sau: Các báo cáo thường niên, báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Thăng Long từ năm 0 6 đến

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (LPB) chi nhánh thăng long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)