0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công ty

Một phần của tài liệu VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HÀ NỘI (Trang 37 -44 )

THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HÀ NỘ

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công ty

DOANH NGHIỆP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HÀ NỘI

3.1. Những chủ trương của công ty trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời gian tới doanh nghiệp trong thời gian tới

3.1.1. Giúp toàn thể cán bộ công nhân viên nhận thức rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp, cảm nhận gần gũi với văn hóa doanh nghiệp (không phải là vấn đề xa lạ, không phải là ý kiến chủ quan của riêng một ai đó).

3.1.2. Tạo ra cơ chế, chính sách để có thể thực hiện được các nguyên tắc phát triển văn hóa doanh nghiệp, thực thi các chuẩn mực đề ra, duy trì các giá trị của công ty

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công ty công ty

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty về lợi ích của xây dựng văn hoá doanh nghiệp .

Xuất phát từ những hạn chế trong nhận thức của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty về vai trò của văn hoá doanh nghiệp và xây dựng văn hoá doanh nghiệp ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức về vấn đề này.

Trước hết trách nhiệm thuộc về người đứng đầu, họ cần phải là người khởi xướng, tuyên truyền vai trò của văn hoá doanh nghiệp và xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Không chỉ có vậy, người đứng đầu công ty phải là người tạo dựng những giá trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, xây dựng phong

cách riêng của công ty và là tấm gương trong xây dựng, gìn giữ và phát triển văn hoá doanh nghiệp.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp không phải là công việc riêng của lãnh đạo công ty Cổ phần thương mại và phát triển dịch vụ Hà Nội, mà còn là nhiệm vụ của tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty. Vì vậy, cần có các biện pháp để nâng cao nhận thức và lôi kéo tất cả mọi người trong công ty xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp mạnh, mang bản sắc riêng.

Việc nhận thức không nên chỉ dừng lại ở cách suy nghĩ về vai trò của văn hoá doanh nghiệp mà cần phải đưa ra các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp cho công ty. Muốn vậy, lãnh đạo công ty cần hiểu rõ bản chất của văn hoá doanh nghiệp, hiểu rõ quy trình và các biện pháp cụ thể để xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một vấn đề mới không chỉ đối với riêng công ty Cổ phần thương mại và phát triển dịch vụ Hà Nội mà là đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội . Vì vậy cách tiếp cận của vấn đề này nên đi từ những bài học, kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã xây dựng được văn hoá doanh nghiệp mạnh.

Công ty cần có kế hoạch cụ thể trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Trong kế hoạch này cần xác định mục tiêu, các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp của công ty, các cam kết của công ty đối với nhân viên, khách hàng, đối tác và xã hội, các giải pháp xây dựng và quy trình xây dựng…

Công ty cũng cần xác định xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một sự đầu tư cho thương hiệu công ty, vì vậy cần chuẩn bị các nguồn lực thích đáng về tài chính, con người cho hoạt động này.

Có được những nhận thức như vậy mới tạo ra sự chủ động trong việc xây dựng cho công ty một giá trị văn hoá riêng, một nền văn hoá doanh nghiệp

mạnh, tạo ra lợi thế cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững.

3.2.2. Xác định qui trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty Mặc dù hịên nay công ty Cổ phần thương mại và phát triển dịch vụ Hà Nội đã tạo dựng được một số giá trị văn hoá doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên các giá trị văn hoá đó mới ở cấp độ thấp, được hình thành một cách tự phát, chưa có quy trình cụ thể. Vì vậy việc xác định quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho công ty là việc làm cần thiết, tạo ra sự bài bản trong hoạt động này.

Công ty có thể áp dụng nhiều quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp khác nhau theo cách tiếp cận. Tuy nhiên, một quy trình đơn giản hơn có thể được áp dụng tại công ty, quy trình này gồm 4 bước. Các bước này có thể mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ qui trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà công ty Cổ phần thương mại và phát triển dịch vụ Hà Nội có thể áp dụng

Bước 1. Phân tích các giá trị văn hoá hiện tại.

Thực chất là công ty cần trả lời một loạt các câu hỏi để nhận diện cấp độ và mô hình văn hoá doanh nghiệp hiện tại. Đánh giá những mặt đạt được và chưa được trong mô hình văn hoá hiện tại, đánh giá sự ảnh hưởng tích cực

Bước 1: phân tích các giá trị văn hóa hiện tại Bước 2: xác định văn hóa mong muốn Bước 3: thay đổi văn hóa hiện tại Bước 4: phổ biến duy trì văn hóa đã thiết lập

hay tiêu cực của các yếu tố đến văn hoá doanh nghiệp của Công ty trong hiện tại và tương lai.

Các yếu tố cần được đánh giá thường tập trung vào chiến lược, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống, các giá trị chung, nhân viên, phong cách và kỹ năng quản lý.

Muốn đánh giá văn hoá hiện tại, công ty cần thực hiện điều tra, khảo sát tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty. Thông qua các câu hỏi trong phiếu điều tra, công ty có thể trả lời được văn hoá hiện tại của doanh nghiệp là gì? Dựa trên kết quả trả lời của cán bộ công nhân viên, công ty có thể nhận biết được cấp độ và dạng mô hình văn hoá doanh nghiệp hiện tại của công ty.

Bước 2. Xác định văn hoá mong muốn.

Sau khi nhận biết được cấp độ và loại hình văn hoá doanh nghiệp chủ đạo, Công ty cần xem xét, đánh giá xem mô hình văn hoá hiện tại có phù hợp với mục tiêu và môi trường kinh doanh của Công ty hay không. Để xác định xem văn hoá hiện tại có phù hợp với các giá trị mà Công ty mong đợi hay không, cần thực hiện bước thứ 2 đó là xác định văn hoá mong muốn.

Công ty cần trả lời văn hoá mong muốn là gì? Câu trả lời này trước hết thuộc về ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên không nên coi nhẹ vai trò của cán bộ công nhân viên cấp dưới. Vì khi họ tham gia vào việc xây dựng văn hoá mong muốn thì việc tuân thủ sau này sẽ thuận lợi hơn.

Văn hoá mong muốn của công ty Cổ phần thương mại và phát triển dịch vụ Hà Nội cần phải được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển, nền văn hoá dân tộc Việt Nam, đặc điểm văn hoá địa phương, tinh thần và trách nhiệm của lãnh đạo trực tiếp công ty và sự đồng lòng của tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty. Nếu tận dụng tất cả các yếu tố đó sẽ không khó để xây dựng được một nền văn hoá doanh nghiệp mạnh.

Đối với công ty Cổ phần thương mại và phát triển dịch vụ Hà Nội nói riêng, các doanh nghiệp nhà nước nói chung thì vấn đề thay đổi văn hoá hiện tại là khó khăn bởi rất nhiều rào cản. Rào cản thứ nhất là xuất phát từ cơ chế quản lý, điển hình như sự phụ thuộc về tài chính, nhân sự, cơ cấu tổ chức bộ máy đã làm giảm tính chủ động trong các hoạt động, trong đó có việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp riêng cho công ty. Rào cản thứ hai là tư duy quản lý, tư duy lãnh đạo. Rào cản thứ ba xuất phát từ thói quen của lãnh đạo và nhân viên trong công ty, thói quen chung của các doanh nghiệp nhà nước, thói quen của bao cấp, của độc quyền, thói quen ngại đổi mới… đã gây khó khăn trong việc đổi mới tác phong, phong cách làm việc.

Bước 4. Phổ biến và duy trì văn hoá đã được thiết lập.

Việc xác định giá trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là trách nhiệm của lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, để giá trị cốt lõi đó trở thành niềm tin, nhận thức chung của tất cả cán bộ công nhân viên thì công ty cần phải phổ biến và duy trì chúng một cách rộng rãi trong nội bộ công ty.

3.2.3. Xây dựng chuẩn văn hóa doanh nghiệp cho công ty Về văn hóa lãnh đạo:

Ngoài các chuẩn mực chung về trình độ chuyên môn, sức khoẻ, tuổi tác thì các chuẩn mực trong phong cách lãnh đạo cần chú trọng xây dựng, bởi người lãnh đạo được coi là tấm gương, là hình mẫu để cấp dưới học tập noi theo. Thậm chí nhiều khi ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo mạnh đến mức trở thành phong cách chung của toàn doanh nghiệp.

Kinh nghiệm thành công của rất nhiều công ty là họ xây dựng nên những hình tượng, những tấm gương điển hình về lãnh đạo, về phong cách lãnh đạo của họ để giáo dục, khuyến khích sự nỗ lực để học hỏi của nhân viên.

Lãnh đạo Công ty cần hình thành một số tiêu chuẩn cụ thể sau: - Có tinh thần trách nhiệm cao, dám đương đầu với thử thách.

- Có lối sống gương mẫu. - Có tinh thần dân chủ.

- Có phong cách chuyên nghiệp.

- Coi trọng và công nhận thành tích của cấp dưới. - Có đạo đức và trách nhiệm xã hội…

Về văn hóa tổ chức:

Nếu xây dựng được các chuẩn mực trong văn hoá tổ chức sẽ giúp công ty không chỉ vận hành một cách trôi chảy, tránh được sự chồng chéo mà còn tạo ra một phong cách riêng, một văn hoá riêng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tạo ra được uy tín cho công ty trước cán bộ công nhân viên và thậm chí cả khách hàng và đối tác.

Về văn hóa ứng xử:

Đối với hành vi ứng xử với công ty cần xây dựng một số chuẩn mực như: tinh thần trách nhiệm, tự giác chấp hành nội qui, qui chế của công ty, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, chủ động sáng tạo, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng, xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác, chính quyền…

KẾT LUẬN

Cuộc đời sự nghiệp của một con người có lâu bền, vững chắc hay không không chỉ dựa vào tài năng mà còn dựa trên đạo đức, nhân cách của con người ấy. Với một doanh nghiệp cũng vậy, sự phát triển, trường tồn của doanh nghiệp nằm ở văn hóa chứ không phải lợi nhuận, thị phần…, mặc dù chúng có ý nghĩa quan trọng. Doanh nghiệp nào không quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp hay để nó phát triển tự phát thì sớm muộn cũng sẽ bị đổ vỡ bởi những nguyên nhân bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là vấn đề của mỗi doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cũng cần có trách nhiệm trong vấn đề này. Đó là cần có sự quan tâm, hướng dẫn, tạo ra những diễn đàn…để các doanh nghiệp hiểu và ý thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Nhà nước cần đề ra những chính sách, chủ trương về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bởi xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tăng sức cạnh tranh cho các đoanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng là tăng sức cạnh tranh cho cả nền kinh tế, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Đối với công ty Cổ phần thương mại và phát triển dịch vụ Hà Nội, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho mình là việc làm thực sự cần thiết. Điều này xuất phát không chỉ từ vai trò của văn hoá doanh nghiệp như đã nêu ở trên mà là một nhu cầu tự thân xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của cạnh tranh và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Công Đoàn, khoa Quản trị kinh doanh, đặc biệt là ---đã chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài đề cương và toàn thể các cô chú cán bộ trong công ty Cổ phần thương mại và phát triển dịch vụ Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại công ty. Do còn

nhiều hạn chế về khả năng nghiên cứu nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2013

Sinh viên Vũ Việt Hà

Một phần của tài liệu VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HÀ NỘI (Trang 37 -44 )

×