Tỉ lệ ARDS có nguyên nhân tại phổi trong một số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả của thông khí cơ học với mức áp lực đường thở dương cuối thì thở ra tối ưu dựa trên áp lực thực quản ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (Trang 112 - 115)

Nghiên cứu Tỉ lệ (%) Đỗ Minh Dương [5] 90,5 Dương Đức Mạnh [14] 48,16 Lê Đức Nhân [15] 60 Trần Thị Oanh [16] 75,9 Beitler [31] 74,5 Chiumello [56] 57 Guérin [78] 81,4 Olivera [113] 37,7 Talmor [140] 43 The ALIVE [38] 76 Chúng tôi 95,5

Các bệnh nhân ARDS có ngun nhân tại phổi thì thường tiến triển rất nhanh và nặng nề gây tổn thương toàn bộ phổi làm cho bệnh nhân tử vong nhanh chóng [50],[70].

Cũng theo bảng 3.4 trong các nguyên nhân gây ARDS tại phổi thì nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả hai nhóm, tỉ lệ chung là 85,3% (tỉ lệ của nhóm EPVent2 là 79,4%; nhóm ARDSnet là 91,2%; sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05). So với các nghiên cứu khác (xem bảng 4.4) như của Lê Đức Nhân thì ARDS do viêm phổi vi khuẩn cũng là nguyên nhân chính nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn là 32,3%; Trần Thị Oanh (2006) viêm phổi do vi khuẩn 37%; nghiên cứu của ARDS Network thì có 33% do viêm phổi vi khuẩn. Trong nghiên cứu của Đỗ Minh Dương (bảng 4.4) tỉ lệ ARDS do viêm phổi vi khuẩn gây nên là 85,6% ngang bằng với trong nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy, viêm phổi do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra ARDS trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như của các tác giả nêu trên nhưng tỉ lệ viêm phổi do vi khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi và của Đỗ Minh Dương cao hơn hẳn (bảng 4.4). Điều này giải thích tại sao tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn nhiều các nghiên cứu khác. Các vi khuẩn trong nhiễm khuẩn bệnh viện khó điều trị hơn vì xuất hiện nhiều dịng vi khuẩn đề kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Bảng 4.4. Tỉ lệ ARDS có nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn trong một số nghiên cứu Nghiên cứu Tỉ lệ (%) Đỗ Minh Dương [5] 85,6 Lê Đức Nhân [15] 32,3 Trần Thị Oanh [16] 37 Nhóm ARDSnet [142] 33 Chúng tôi 85,3

Các nguyên nhân ARDS tại phổi không phải viêm phổi do vi khuẩn trong nghiên cứu của chúng tơi bao gồm có (bảng 3.4): 3 bệnh nhân viêm phổi do Cúm A (H1N1) đều thuộc nhóm EPVent2, đặc biệt có 3 bệnh nhân ARDS do nấm phổi aspergillus fumigates (trong đó có 2 bệnh nhân thuộc nhóm EPVent2 và 1 bệnh nhân thuộc nhóm ARDSnet), ARDS do lao phổi có 1 bệnh nhân thuộc nhóm EPVent2. ARDS do nấm phổi được phát hiện trong nghiên cứu của chúng tơi có thể là nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán vi sinh trong nước những năm gần đây có thể phát hiện ra nấm sớm trong dịch tiết phế quản. Những nghiên cứu trong nước [5],[15],[16] về ARDS được thực hiện trước đây khơng có nghiên cứu nào báo cáo có bệnh nhân ARDS do nấm phổi có thể là do trình độ xét nghiệm vi sinh trong nước tại những thời điểm đó chưa đủ khả năng phát hiện ra được nấm phổi chứ khơng phải khơng có bệnh nhân ARDS do nấm phổi.

Theo bảng 3.4 ARDS do ngun nhân ngồi phổi chỉ có 3 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ rất thấp (chỉ 4,5%), kết quả này chúng tôi giống với nhiều nghiên cứu khác [14],[31],[56],[78],[113],[140],[123].

Theo bảng 3.5 trong 58 bệnh nhân ARDS bị viêm phổi do vi khuẩn thì viêm phổi cộng đồng chiếm chủ yếu, tỉ lệ trong nhóm chung là 73,7%; trong nhóm EPVent2 là 65,4%; trong nhóm ARDSnet là 80,6%; Khơng có sự khác biệt về tính chất viêm phổi (cộng đồng hay bệnh viện) giữa hai nhóm nghiên cứu, với p=0,193>0,05. Các bệnh nhân viêm phổi cộng đồng dẫn đến ARDS có lý do là điều trị kháng sinh ban đầu không đúng [123].

4.1.6. Các đặc điểm lâm sàng tại thời điểm nền

Theo bảng 3.6: Vì các bệnh nhân của chúng tôi tại thời điểm được đưa vào nghiên cứu tất cả đã thở máy xâm nhập nên có tần số thở tăng khơng nhiều (Trung bình là 24,7 ± 6,2 lần/phút). Các bệnh nhân có tăng tần số tim (Trung bình là 115 ± 22,6 lần/phút), nhiều bệnh nhân tụt huyết áp phải dùng thuốc vận mạch hoặc trợ tim để nâng huyết áp (51% số bệnh nhân phải dùng noradrenalin để nâng HA). Hầu hết bệnh nhân phải dùng FiO2 cao để đảm bảo ơxy (Trung bình FiO2 dùng tại thời điểm nền là 0,76 ± 0,17).

Cũng theo bảng 3.6, tại thời điểm nền ngay trước khi được đưa vào nghiên cứu, khơng có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Theo bảng 3.7 thì: Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được đưa vào nghiên cứu ở ngay ngày đầu tiên và ngày thứ 2 sau khi được phát hiện bị ARDS chiếm 67,2%. Khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm EPVent2 và ARDSnet.

4.1.7. Khí máu động mạch tại thời điểm nền

Tại thời điểm nền khi so sánh các giá trị trung bình của pH, PaCO2, PaO2, cũng như HCO3- giữa hai nhóm nghiên cứu chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (bảng 3.8).

Tỉ lệ PaO2/FiO2 tại thời điểm nền trong nghiên cứu chúng tơi khá thấp, ở nhóm chung trung bình là 100,5 ± 30,9 (nhóm EPVent2 là 100 ± 26; nhóm ARDS là 101 ± 35). Đặc điểm này giống với nghiên cứu của Đỗ Minh Dương, Lê Đức Nhân, Trần Thị Oanh, Grasso, Amato (xem bảng 4.5). Các nghiên cứu này đều tuyển các bệnh nhân ARDS mức độ nặng và trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả của thông khí cơ học với mức áp lực đường thở dương cuối thì thở ra tối ưu dựa trên áp lực thực quản ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)