Lọc giao thức

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MẠNG CỤC KHÔNG DÂY (Trang 57 - 59)

3.3.2 Xác thực

Phương pháp VPN Fix

Phương pháp này chỉ được xem như là một giải pháp tình thế vì khi nhận ra sự yếu kém của WEP, những người sử dụng doanh nghiệp đã khám phá ra một cách hiệu quả để bảo vệ mạng không dây WLAN của mình, được gọi là VPN Fix. Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là coi những người sử dụng WLAN như những người sử dụng dịch vụ truy cập từ xa.

Trong cách cấu hình này, tất các những điểm truy cập WLAN, và cũng như các máy tính được kết nới vào các điểm truy cập này, đều được định nghĩa trong một mạng LAN ảo (Vitual LAN). Trong cơ sở hạ tầng bảo mật, các thiết bị này được

đối xử như là "không tin tưởng". Trước khi bất cứ các thiết bị WLAN được kết nối, chúng sẽ phải được sự cho phép từ thành phần bảo mật của mạng LAN. Dữ liệu cũng như kết nối của các thiết bị sẽ phải chạy qua một máy chủ xác thực như RADIUS chẳng hạn... Tiếp đó, kết nối sẽ được thiết lập thành một tuyến kết nối bảo mật đã được mã hoá bởi một giao thức bảo mật ví dụ như IPSec, giớng như khi sử dụng các dịch vụ truy cập từ xa qua Internet.

Tuy nhiên, giải pháp này cũng không phải là hoàn hảo, VPN Fix cần lưu lượng VPN lớn hơn cho tường lửa, và cần phải tạo các thủ tục khởi tạo cho từng người sử dụng. Hơn nữa, IPSec lại không hỗ trợ những thiết bị có nhiều chức năng riêng như thiết bị cầm tay, máy quét mã vạch... Cuối cùng, về quan điểm kiến trúc mạng, cấu hình theo VPN chỉ là một giải pháp tình thế chứ không phải là sự kết hợp với WLAN.

3.3.3 Mã hóa dữ liệu nguồn

3.3.3.1 WEP

Khi thiết kế các yêu cầu kỹ thuật cho mạng khơng dây, ch̉n 802.11 của IEEE đã tính đến vấn đề bảo mật dữ liệu đường truyền qua phương thức mã hóa WEP. Phương thức này được đa số các nhà sản xuất thiết bị không dây hỗ trợ như một phương thức bảo mật mặc định. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây về điểm yếu của chuẩn 802.11 WEP đã gia tăng sự nghi ngờ về mức độ an toàn của WEP và thúc đẩy sự phát triển của chuẩn 802.11i. Tuy vậy, đa phần các thiết bị không dây hiện tại đã và đang sử dụng WEP và nó sẽ còn tồn tại khá lâu trước khi chuẩn 802.11i triển khai rộng rãi.

􀂙Giao thức WEP

WEP (Wired Equivalent Privacy) nghĩa là bảo mật tương đương với mạng có dây (Wired LAN). Khái niệm này là một phần trong chuẩn IEEE 802.11. Theo định nghĩa, WEP được thiết kế để đảm bảo tính bảo mật cho mạng không dây đạt mức độ như mạng nối cáp truyền thống. Đối với mạng LAN (định nghĩa theo chuẩn IEEE 802.3), bảo mật dữ liệu trên đường truyền đối với các tấn công bên ngoài được đảm bảo qua biện pháp giới hạn vật lý, tức là hacker không thể truy xuất trực

tiếp đến hệ thống đường truyền cáp. Do đó chuẩn 802.3 không đặt ra vấn đề mã hóa dữ liệu để chống lại các truy cập trái phép. Đối với chuẩn 802.11, vấn đề mã hóa dữ liệu được ưu tiên hàng đầu do đặc tính của mạng khơng dây là khơng thể giới hạn về mặt vật lý truy cập đến đường truyền, bất cứ ai trong vùng phủ sóng đều có thể truy cập dữ liệu nếu không được bảo vệ.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MẠNG CỤC KHÔNG DÂY (Trang 57 - 59)