CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ TRIỂN KHA I SỬ DỤNG MẠNG WLAN
4.6 Khắc phục một số khó khăn khi sử dụng mạng không dây
Mạng không dây hấp dẫn thế, nhưng không phải lúc nào nó cũng hoạt động suôn sẻ. Chẳng hạn, người dùng có thể gặp trường hợp khó chịu thế này: mạng đang hoạt động, bỗng dưng cứ khoảng 5 phút lại mất tín hiệu! Nguyên nhân? Có thể do chính phần cứng của thiết bị không dây, có thể do phần mềm như xung đột dịch vụ Wireless Zero Configuration trong Windows XP...
Những rắc rối mà người dùng thường gặp được Liên Hiệp Wi-Fi xác minh trong các thử nghiệm của họ. Họ thử nghiệm sản phẩm mạng khơng dây trong phịng thí nghiệm để đảm bảo chúng hoạt động tốt với nhau. C. Brian Grimm, một phát ngôn viên của Liên Hiệp Wi-Fi cho biết: 'Khoảng 25% sản phẩm chúng tôi thử nghiệm không qua được lần thử đầu tiên, từ các lỗi nghiêm trọng đến các lỗi về hiệu năng hoạt động. Mà đấy là những sản phẩm đã được chuẩn bị để thử nghiệm!'.
Sau đây là một số cách làm tăng độ ổn định cho mạng không dây. Dưới đây là năm rắc rối mà ta có khả năng thường gặp: vùng chết, Windows kết nối lúc được lúc không, tầm phủ sóng, nhiễu và bảo mật.
4.6.1 Lắp khoảng trống khắc phục lỗ đen Wi-Fi
Hình 4.2 : Khắc phục lỗ đen Wifi
4.6.2 Loại bỏ các lỗ đen WI-FI
Qua thử nghiệm, Liên Hiệp Wi-Fi xác nhận rằng card mạng không dây có thể kết nối với gateway ở cách nó từ 13-20m ở môi trường gia đình và từ 20-30m ở mơi trường văn phịng. Khoảng cách này ngắn hơn so với lý thuyết mà nhiều nhà sản xuất cơng bớ - bán kính phủ sóng 50m.
Các tác nhân ảnh hưởng là tường ngăn cách, sàn nhà, và cả người đi lại, vì thế ta không thể làm được gì để cải thiện. Ngoài ra, chính anten của gateway cũng có thể gây rắc rới. Ngay cả anten tớt nhất cũng khơng thể phát tín hiệu đều khắp ở mọi vị trí quanh nó.
Trong những trường hợp này, ta có thể di chuyển gateway hoặc chỉnh lại hướng của anten, hay mua thêm một hoặc nhiều anten mới. Tuy nhiên, trước khi quyết định làm gì ta cần phải đo độ mạnh của tín hiệu quanh “điểm chết” là vị trí ta ḿn đặt máy tính nhưng lại khơng thu được tín hiệu. Bởi vì, đơi khi chỉ cần chỉnh lại vị trí bàn ghế hay tủ kệ là xử lý được.
Để đo độ mạnh của tín hiệu ta có thể dùng tiện ích đi kèm card mạng khơng dây, nhưng thường nó không cung cấp đủ thông tin để giúp ta gỡ rới. Netstumbler là phần mềm miễn phí chạy được trên laptop hoặc Pocket PC, sau khi cài đặt ta có thể dùng laptop như một thiết bị phân tích tín hiệu Wi-Fi để qt các tần sớ mà thiết bị không dây sử dụng. NetStumbler dị được các thiết bị khơng dây xung quanh và cho biết độ mạnh của tín hiệu. Tuy nhiên, NetStumbler không hoạt động với mọi card mạng không dây và ta phải mất thời gian để học cách sử dụng. Ngoài ra, NetStumbler cũng khơng dị được các thiết bị không thuộc họ Wi-Fi hoạt động ở dãy tần 2,4GHz, như lị vi sóng hay điện thoại vơ tún... Những thiết bị này cũng gây nhiễu cho mạng không dây.
Một khi đã loại trừ các nguồn gây nhiễu, bước kế tiếp là di chuyển gateway, nếu có thể và lý tưởng nhất là đến gần 'điểm chết'. Đặc biệt lưu ý hướng của anten, bởi vì thực tế các anten được quảng cáo là đẳng hướng cũng khơng phát tín hiệu như nhau ở mọi phương. Mỗi lần thay đởi vị trí gateway hoặc anten, hãy kiểm tra lại độ mạnh tín hiệu ở những vị trí mà ta ḿn nhận tín hiệu.
Nếu di chuyển hoặc định hướng lại gateway hoặc anten không giải quyết được vấn đề, có thể ta cần dùng một anten khác. Giá của anten lắp ngoài khoảng từ 60-250USD, tùy loại lắp trong nhà hay ngoài trời và tầm phủ sóng xa hay gần.
4.6.3 Tránh lỗi của Wi-Fi trong windows XP
Thuật ngữ “zero configuration” ngụ ý thiết lập rất dễ dàng, nhưng đối với dịch vụ Wireless Zero Configuration (WZC) của Windows XP thì thường không phải thế.
Rắc rối thường gặp: Cứ mỗi lần lắp card mạng vào (hoặc khởi động máy) thì Windows XP không kết nối vào mạng được. Như minh họa ở hình trên, triệu chứng thường gặp nhất là nút Connect trong hộp thoại kết nối mạng bị mờ đi, không nhấn vào được. Trong khi đó, đèn LED trên card mạng vẫn nhấp nháy và trong Device Manager cũng thông báo thiết bị đã được cài đặt đúng.
Trong một số trường hợp, lỗi này luôn xuất hiện mỗi khi mở máy, một số trường hợp khác thì khoảng 5 hoặc 6 lần mở máy mới bị một lần, còn có người dùng chẳng bao giờ gặp lỗi này. Nhưng nếu gặp lỗi này thì thật sự rất khó chịu.
Trên các diễn đàn thảo luận, một số người dùng (không phải tất cả) cho biết, cài đặt 'Wireless Update Rollup Package' của Microsoft có thể giải quyết được các rắc rối của Wi-Fi
Nếu đã cài bản sửa lỗi mà rắc rới vẫn cịn, ta thử tắt rồi khởi động lại dịch vụ WZC để 'ép' Windows XP khởi động lại trình điều khiển thiết bị của card mạng. Còn nếu khởi động lại dịch vụ WZC vẫn không có tác dụng thì ta cần phải cập nhật 'firmware' cho card mạng Wi-Fi của máy tính xách tay, hoặc cập nhật trình điều khiển thiết bị lên phiên bản được chứng nhận cho Windows XP. Trường hợp tệ nhất, khi WZC hầu như không hoạt động, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên để tắt dịch vụ này, rồi sau đó chỉ dùng phần mềm đi kèm với card mạng để thiết lập kết nối vào mạng cục bộ.
4.6.4 Mở rộng tầm phủ sóng
Khi muốn mở rộng vùng phủ sóng của mạng không dây, ta có nhiều lựa chọn. Cách tốt nhất là mua thêm một gateway hoặc Access Point (AP) không dây (80 - 200 USD). Các AP chỉ là thiết bị thu/nhận sóng radio nên cài đặt và gỡ rối đơn giản hơn gateway.
Kết nối các gateway/AP lại thế nào? Nếu có thể được thì đi cáp xuyên tường hoặc tầng để kết nối các gateway. Lựa chọn khác là kết nối không dây các gateway Wi-Fi liên tục với nhau, hệ thống này được gọi là WDS (Wireless Distribution System). Ví dụ một mơ hình WDS gồm một gateway đặt trong phịng làm việc kết nới với một gateway đặt giữa nhà, rồi gateway này lại kết nối với một gateway khác ở nhà trước hoặc nhà sau.
WDS cịn được gọi là cầu nới khơng dây, bởi vì lưu thông từ gateway này được nối đến một gateway khác. Nhưng vì WDS không phải là chuẩn nên không phải gateway nào cũng hỗ trợ WDS và gateway/AP của các nhà sản xuất khác nhau lại thường hoạt động khác nhau. Cho nên, nếu muốn xây dựng hệ thống WDS, tốt nhất là mua các gateway của cùng một nhà sản xuất.
Cho dù dùng gateway hay AP, nếu thiết lập các cầu WDS không đúng ta có thể gây thêm phiền phức. Chẳng hạn, các gateway/AP cứ gửi tín hiệu cho nhau, thay vì phải ra Internet!
Trong mơi trường gia đình hoặc văn phịng, ta nên thiết lập một gateway không dây “thông minh” để kết nối mạng có dây và mạng không dây, nó đóng vai trò một tường lửa và có thể chạy thêm dịch vụ DHCP để cấp phát địa chỉ IP cho bất cứ máy tính nào kết nới vào mạng. Gateway này vừa làm rào cản vừa liên kết giữa Internet và mạng bên trong.
Còn ở các gateway khác, ta chỉ nên để chúng hoạt động như một AP không dây, tắt tất cả tính năng. Để tránh phát sinh rắc rới ta chỉ nên kích hoạt dịch vụ DHCP ở gateway kết nối trực tiếp ra Internet.
Một cách khác để mở rộng tầm phủ sóng của mạng không dây là sử dụng thiết bị họ HomePlug, dùng đường dây điện để kết nối mạng. Ta có thể kết nối hai gateway cách nhau khá xa trong cùng một tòa nhà nhằm phủ sóng các “điểm chết”.
4.6.5 Nhiễu phát sinh từ người sử dụng khác
Ngay cả khi mạng không dây của ta đang hoạt động rất tốt, nó vẫn có thể gặp rắc rối nếu như người khác chạy các thiết bị không dây dùng công nghệ Wi-Fi gây ảnh hưởng đến thiết bị của ta.
Tất cả thiết bị hoạt động ở băng tần 2,4GHz (trong đó có thiết bị Wi-Fi) được thiết kế để không gây nhiễu cho các thiết bị khác trong cùng băng tần, chẳng hạn điện thoại vô tuyến. Nhưng một vài chipset Wi-Fi lại không đáp ứng với các thiết bị khác.
Trong bất kỳ trường hợp nào, ta có thể loại bỏ nhiễu nếu ta và người sử dụng khác đồng ý thiết lập gateway sử dụng các kênh truyền khác nhau. Nhưng nếu ta không thể tìm ra người sử dụng gây nhiễu và thay đổi cả kênh truyền cũng không giải quyết được, ta nên xem xét mua anten đơn hướng. Một anten đơn hướng đặt đúng vị trí và hướng đúng nơi cần có tín hiệu sẽ lấn át được nhiễu mà không ảnh hưởng đến bất cứ ai xung quanh.