PHẦN C: PHÂN TÍCH CÁC BẢNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về mpls trafic engineering (Trang 55 - 58)

PHẦN C: PHÂN TÍCH CÁC BẢNG

Bảng LIB (Label Information Base): cơ sở thông tin nhãn.

Ta sẽ show thông tin của các nhãn trên R5 bằng câu lệnh show mpls ldp bindings.

Trong bảng tin này chúng ta sẽ thấy được các nhãn được gán cho các địa chỉ khác nhau, với mỗi địa chỉ đích khác nhau sẽ có một nhãn được gán.

Ở ví dụ trong bảng dưới đây khi show trên R5 ta thấy nhãn mà R5 gán cho địa chỉ looback của R1 là 19, R2 là 18, R3 là 17, R4 là 16, R6 là 23. Trong khi nhãn của địa chỉ trên R5 không có vì đó là địa chỉ của chính nó nên không gán nhãn.

Bảng FIB (Forwarding Information Base)

Cisco Express Forwarding (CEF) là nền tảng cho MPLS và hoạt động trên các Router của Cisco. Khi Router sử dụng CEF, nó duy trì tối thiểu một FIB, chứa một ánh xạ các mạng đích trong bảng định tuyến với các trạm kế tiếp (Next-hop adjacencies) tương ứng. FIB ở trong mặt phẳng dữ liệu, nơi Router thực hiện cơ chế chuyển tiếp và xử lý các gói tin.

Bảng FIB chứa các thông tin tương tự như bảng định tuyến (RIB). Nó duy trì một bản sao của thông tin định tuyến chứa trong bảng RIB. Khi có sự thay đổi xảy ra trong mạng, bảng định tuyến được cập nhật, và những thay đổi này sẽ được phản ánh vào trong bảng FIB từ giao thưc phân phối nhãn LDP. Bảng FIB duy trì thông tin địa chỉ next-hop dựa trên thông tin trong bảng định tuyến. FIB là một tập con của RIB, nó giữ lại tuyến tốt nhất dùng để

Chuyên ĐỀ MPLS Phần C. Phân tích các bảng

chuyển tiếp. RIB chỉ chèn những tuyến tốt nhất có thể dùng vào trong FIB cho mỗi prefix. FIB sẽ ánh xạ từ một gói tin IP không nhãn thành gói tin MPLS có nhãn ở ngõ vào của Ingress-LSR hoặc từ gói tin IP có nhãn thành gói tin IP không nhãn ở ngõ ra của Egress-LSR.

Bàng FIB gồm 3 cột là:

• Prefix: gồm các subnet mà router có cũng như học được từ các router láng giềng. • Next hop: là địa chỉ ip kế tiếp để đến các mạng từ mục prefix và ccác mục khác như:

- Mục FIB Attached: mục này được xây dựng cho các mạng mà kết nối trực tiếp với các router.

- Mục FIB Receive: mục này được xây dựng gồm các địa chỉ mà router sẽ nhận các gói tin đến (bao gồm thông tin từ các láng giềng).

• Interface: gồm tên các cổng hướng đến các địa chỉ tại cột next hop. Ta xem bảng tin này trên R2 bằng câu lệnh show ip cef

Chuyên ĐỀ MPLS Phần C. Phân tích các bảng

Bảng LFIB (Label Forwarding Information Base): cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn là bảng chứa đựng thông tin các nhãn đến các mạng đích, một gói tin có nhãn khi đi vào một LSR nó sẽ sử dụng bảng tra LFIB để tìm ra hop kế tiếp, ngõ ra của gói tin này có thể là gói

tin có nhãn cũng có thể là gói tin không nhãn.

LFIB thuộc mặt phẳng dữ liệu và chứa nhãn cục bộ (local label) đến nhãn trạm kế ánh xạ với giao tiếp ngõ ra (outgoing interface), được dùng để chuyển tiếp các gói được gán nhãn.

LFIB sử dụng một tập con các nhãn chứa trong LIB để thực hiện chuyển tiếp gói. LFIB là sự kết hợp từ hai bảng tin LIB và FIB, để gán đường đi cho một gói tin theo nhãn.

MPLS lấy giá trị trong nhãn của gói vừa đến làm chỉ mục local label. Khi giá trị nhãn tương ứng được tìm thấy, MPLS sẽ thay thế nhãn trong gói đó bằng nhãn ra (outgoing label) từ mục con (subentry) và gửi gói qua giao tiếp ngõ ra tương ứng đến trạm kế đã được xác định. Nếu nút MPLS chứa nhiều LFIB trên mỗi giao tiếp, nó sử dụng giao tiếp vật lý nơi gói đến để chọn một LFIB cụ thể phục vụ chuyển tiếp gói.

Ví dụ: Trên router R2 khi nhận được gói tin có nhãn là 16 thì thực hiện gỡ nhãn (pop label) và gửi đến mạng 1.1.1.1/32 thông qua cổng s1/0

Khi nhận được gói tin có nhãn là 17thì thực hiện gỡ nhãn 17 và dán nhãn 16 rồi gửi đến mạng 4.4.4.4/32 thông qua cổng s1/1

Bảng RIB (Router Information Base)

RIB thuộc mặt bằng điều khiển (control plane), RIB giữ thông tin định tuyến mà router học được. Khi Router nhận được một gói tin thì nó sẽ xem xét địa chỉ đích của gói tin, thực hiện tra bảng định tuyến nhằm quyết định xem gói tin sẽ được chuyển tiếp thông qua cổng giao tiếp nào hay bị hủy. Một bảng định tuyến thường gồm các thành phần cơ bản sau:

Code: cho biết route học được là kết nối trực tiếp hay thuộc loại định tuyến tĩnh hay định tuyến động ( thông qua giao thức nào).

VD: C – Connected, O – OSPF, D – EIGRP, S – Static, R – RIP …

Network: chứa địa chỉ mạng đích (tuyến) mà router có thể thực hiện PING đến được. Đối với địa chỉ IP đích, RIB cung cấp một hoặc nhiều đường đi.

Next hop hoặc directly connected : cho biết tuyến ( network) là kết nối trực tiếp với Router hay được học thông qua Router kế cận.

Chuyên ĐỀ MPLS Phần C. Phân tích các bảng

Outgoing Interface: cho biết các gói tin sẽ được gửi đi ra cổng nào của router, các thông tin cập nhật định tuyến được nhận từ cổng giao tiếp nào của router.

Metric: là một giá trị được gán đến từng đường đi dựa trên các tiêu chí chỉ ra trong giao thức định tuyến. Metric được dùng để chỉ ra đường đi tốt nhất nếu có nhiều đường đi đến địa chỉ mạng đích. Metric là một giá trị được xác định tuỳ thuộc vào giao thức định tuyến. Nếu các giá trị metric giống nhau, router sẽ chọn đường đi được nhận biết trước hoặc dùng tất cả các đường. Lúc này quá trình cân bằng tải loadbalancing sẽ diễn ra.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về mpls trafic engineering (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w